Bài tập về tình huống phá sản
Câu hỏi tình huống phá sản
Preview text:
Tình huống phá sản: Công ty Cổ phần Mai Long chuyên kinh doanh nhà hàng và khách sạn
được Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp giấy CNĐKKD vào ngày
21/2/2010, có trụ sở chính tại TP Nha Trang, do Ông Nguyễn Minh Long làm Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc.
Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, đầu năm 2015 do không nắm bắt được nhu cầu thị
trường và bị ảnh hưởng bởi dịch heo tai xanh nên tình hình hoạt động của công ty ngày càng khó
khăn và bắt đầu thua lỗ. Vào tháng 6/2018, trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa công ty Mai Long với Cty TNHH Minh Phước (có trụ sở chính tại tỉnh
Bình Dương), TAND tỉnh Bình Dương phát hiện công ty Mai Long mất khả năng thanh toán.
1- Sau khi phát hiện công ty Mai long mất khả năng thanh toán, TAND tỉnh Bình Dương có
quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty Mai Long không?
2- Để mở thủ tục phá sản đối với công ty CP Mai Long, phải tiến hành những quy trình thủ tục pháp lý gì?
3- Hãy phân tích một số sự kiện pháp lý sau: (Cty bị mở thủ tục phá sản vào ngày 20/10/2018)
3.1- Ngày 25/10/2018, các chủ nợ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề nghị tòa án cho rút
đơn yêu cầu mở thủ tục PS công ty Mai Long, nhưng tòa không chấp nhận mà vẫn tiếp tục giải quyết.
3.2- Ngày 26/10/2018, công ty tiến hành thanh toán 50 triệu đồng tiền nợ không bảo đảm cho
mỗi chủ nợ sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán phụ trách vụ phá sản.
3.3- Ngày 27/10/2018, thẩm phán phụ trách vụ phá sản đồng ý bằng văn bản cho Mai Long thanh
toán số nợ 500 triệu (có bảo đảm bằng một chiếc xe ô tô được định giá khi cầm cố là 500 triệu
đồng) cho công ty Hoàng Hà bằng phương thức bán đấu giá. Khi bán đấu giá, chiếc xe chỉ bán
được 400 triệu, thẩm phán đồng ý cho Mai Long trích 100 triệu đồng tiền mặt để thanh toán nốt.
3.4- Ngày 28/10/2018, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử giải quyết vụ tranh chấp về hợp
đồng MBHH giữa công ty Mai Long với công ty TNHH ABC. Tòa án quyết định, công ty Mai
Long phải bồi thường thiệt hại cho C.ty TNHH ABC 350 triệu đồng.
3.5- Công ty An Phước - một con nợ của công ty Mai Long đang có dấu hiệu mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn và đã có những hành vi tẩu tán tài sản. Theo đề nghị của tổ quản lý, thanh lý tài
sản, ngày 29/10/2018, thẩm phán phụ trách vụ phá sản đã ra quyết định kê biên tài sản của công
ty An Phước nhằm bảo toàn tài sản cho công ty Mai Long.
4- Sau khi công ty Mai Long bị mở thủ tục PS, QĐ mở thủ tục PS này đã được đăng báo công
khai. Theo giấy đòi nợ được gửi đến tòa án đúng hạn, tổ quản lý thanh lý tài sản lập danh sách
chủ nợ gồm: 20 chủ nợ với tổng số nợ là 8,4 tỷ trong đó có hai chủ nợ có bảo đảm với số nợ là 5
tỷ, một chủ nợ có bảo đảm 1 phần với số nợ là 500 triệu (trong đó phần có bảo đảm là 400); 17
chủ nợ không có bảo đảm với số nợ là 2,9 tỷ. Hãy xác định điều kiện hợp lệ của HNCN
5- Do HNCN không thông qua phương án phục hồi hoạt động KD của công ty Mai Long, nên
thẩm phán đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý. Tổ quản lý, thanh lý tài sản tiến hành thu hồi lại
toàn bộ tài sản của công ty và tổ chức bán đấu giá, tổng cộng thu được 7,45 tỷ đồng (bao gồm cả
giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cho các chủ nợ có bảo đảm). Hãy thanh toán các khoản nợ dưới
đây theo thứ tự ưu tiên mà pháp luật quy định.
(1) Phí phá sản: 50 triệu; (2) Nợ Ngân hàng Sài Gòn thương tín 5 tỷ (có tài sản thế chấp 6 tỷ); (3)
Nợ C.ty Hoàng Hà 500 triệu (tài sản thế chấp 400); (4) Nợ Bưu điện Hà Nội: 80 triệu; (5) Nợ
người lao động: 800 triệu; (6) Nợ thuế: 500 triệu; (7) Nợ các chủ nợ không bảo đảm khác: 2 tỷ
6- Khi thanh toán tài sản còn lại nói trên cho các chủ nợ, công ty Mai Long không đủ tài sản để
chi trả, thẩm phán yêu cầu các cổ đông công ty phải góp thêm tài sản theo tỷ lệ tương ứng với giá
trị cổ phần của mình để chi trả nốt cho các chủ nợ. Hãy nhận xét sự kiện trên.
Tình huống 2: Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu,
có trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2010, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản xuất nên
sản phẩm của công ty A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. Tính đến cuối
năm 2014, A đã tạo ra các khoản nợ sau:
Nợ Ngân hàng Vietcombank 1 tỷ với tài sản thế chấp trị giá 800 triệu đồng.
Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 1 tỷ đồng
Được Ngân hàng VietinBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty E trị giá 1
tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên ngân hàng công thương phải thanh toán cho E số nợ trên.
Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm
Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu
Nợ lương công nhân 800 triệu
Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các khoản nợ đến
hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty A.
1. Các chủ nợ có quyền nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty A không? Tại sao?
1. Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ tính chất của từng khoản nợ? Căn cứ pháp lý?
2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty A? Công ty
A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn cứ pháp lý?
3. Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với công ty A hay
không? Căn cứ pháp lý? Giả sử tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án phải làm gì tiếp theo? Căn cứ pháp lý?
Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A cung cấp, tòa án
đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty A như sau:
- Tiền mặt trong tài khoản của A còn 300 triệu
- Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các HĐ bán sản phẩm, nếu thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu
- A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền
- Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A hay cho A vay để t.toán nợ
- A còn một lượng hàng tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu
- Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,4 tỷ
4. Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa? Căn cứ pháp lý?
5. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm kê xong tài sản, Tòa án tiến
hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ hợp lệ là gì? Căn cứ pháp lý?
6. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố phá sản A hay
không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn lại của A là 4.4 tỷ, chi phí phá sản là 50
triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn cứ pháp lý?
Tình huống 3: Công ty cổ phần A ký một hợp đồng mua bán với Công ty TNHH B, theo
đó Công ty A đồng ý mua của Công ty B 10.000 tấn gạo 5% tấm giá 500 USD 1 tấn, hợp
đồng được ký ngày 10/07/2017. Giao hàng trước ngày 28/03/2018, giao hàng 1 lần. Tuy
nhiên đến thời hạn giao hàng công ty B chỉ mới giao được 8.000 tấn gạo, vì vậy công ty
A tạm nhận và đã gia hạn them cho công ty B thêm 30 ngày nữa để công ty B giao hàng
theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày 15/4/2018 cho rằng công ty B có thể
không giao hàng kịp tiến độ nên công ty A đã tìm đến công ty C để mua 2.000 tấn gạo
nhằm bổ sung vào lượng gạo còn thiếu theo hợp đồng giữa A với B nhưng với giá 600
USD/tấn. Sau đó công ty A yêu cầu công ty B phải bù đắp khoảng chênh lệch 100
USD/tấn (100 USD * 2.000 tấn = 200.000 USD) trên. Đồng thời công ty A tuyên bố hủy
hợp đồng, yêu cầu công ty B nộp phạt 200.000USD do công ty B vi phạm hợp đồng và
yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại gồm các khoản: 100.000 USD (nộp phạt cho đối
tác nước ngoài do bên B không có đủ số lượng giao công ty A); lợi nhuận mà lẽ ra công
ty A được hưởng nếu công ty B thực hiện đúng nghĩa vụ là 50.000 USD; thiệt hại do công
ty A bị mất uy tín trước khách hàng nước ngoài 50.000USD
Công ty A đã áp dụng những chế tài nào đối với công ty B? Nhận xét của anh chị
về vấn đề này? (Áp dụng BLDS 2015 và LTM 2005)