Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
Câu 1. Khi nghiên cứu về nguồn gốc pháp luật, học thuyết nào quan niệm
Pháp luật là do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình? A. Thuyết thần học.
B. Thuyết pháp luật tự nhiên.
C. Học thuyết Mác - Lênin. D.Thuyết tâm lý.
Câu 2. Pháp luật xuất hiện là do yếu tố nào?
A. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
B. Xuất phát từ những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo trong xã hội. C. Nhà nước đặt ra.
D.Xuất phát từ ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội.
Câu 3. Pháp luật được hiểu là gì?
A. Những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện.
B. Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành để giải quyết các tranh chấp cụ thể.
C. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội.
D.Những quy định mang tính định hướng cho mọi người trong xã hội lựa chọn.
Câu 4. Kiểu pháp luật tư sản thể hiện ý chí của chủ thể nào? A. Giai cấp địa chủ. B. Giai cấp chủ nô.
C. Giai cấp nông nô. D.Giai cấp tư sản.
Câu 5. Pháp luật quy định những phương tiện nhằm mục đích bảo vệ các
quan hệ xã hội, thể hiện chức năng nào của pháp luật? A. Chức năng bảo vệ. B. Chức năng giao tiếp. C. Chức năng giáo dục.
D.Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 6. Trong lịch sử loài người, đã có các hình thức pháp luật nào?
A. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
B. Tập quán pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
C. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. D.Tập quán pháp, tiền lệ pháp.
Câu 7. Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước, khẳng định nào
sau đây là SAI?
A. Nhà nước đứng trên pháp luật vì nhà nước ban hành ra pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật và nhà nước đều là hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng.
D.Pháp luật và nhà nước có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 8. Hình thức pháp luật nào xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều
trong nhà nước chủ nô?
A. Văn bản quy phạm pháp luật. B. Tập quán pháp. C. Tiền lệ pháp. D.Điều lệ pháp.
Câu 9. Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, khẳng định nào sau đây là SAI?
A. Pháp luật có tính độc lập tương đối đối với kinh tế.
B. Pháp luật có thể tác động đến kinh tế theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
C. Pháp luật giữ vai trò quyết định đối với kinh tế.
D.Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật.
Câu 10. Nhận định nào sau đây là SAI khi đề cập về tập quán pháp?
A. Hiện nay tập quán pháp được sử dụng hạn chế tại một số nước.
B. Nhà nước Việt Nam có thừa nhận tập quán pháp.
C. Các tập quán tồn tại phổ biến đều trở thành pháp luật.
D.Hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất là tập quán pháp.
Câu 11. Kiểu pháp luật XHCN thể hiện ý chí của chủ thể nào? A. Giai cấp địa chủ. B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp chủ nô. D.Giai cấp tư sản.
Câu 12. Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?
A. Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính kinh tế và tính chính trị.
C. Tính xã hội và tính kinh tế.
D.Tính giai cấp và tính chính trị.
Câu 13. Xác định điểm chung của pháp luật và tín điều tôn giáo?
A. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
B. Đều mang tính bắt buộc chung.
C. Đều tồn tại ở dạng thành văn. D.Đều mang tính quy phạm.
Câu 14. Pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu và xác định quyền,
nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ đó, thể hiện chức năng nào của pháp luật? A. Chức năng giáo dục. B. Chức năng bảo vệ. C. Chức năng giao tiếp.
D.Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 15. Chỉ ra nhận định nào sau đây Sai khi nói về Án lệ?
A. Án lệ do cơ quan lập pháp ban hành.
B. Án lệ được áp dụng trong các lần xét xử tiếp theo.
C. Án lệ là phương thức làm luật của Thẩm phán. D.Án lệ là bản án.
Câu 16. Xác định tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của Pháp luật theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin?
A. Xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia giai cấp mà mâu thuẫn giai cấp đối
kháng không thể điều hòa được.
B. Xuất hiện chế độ công hữu và có sự phân công lao động giữa các thành viên trong xã hội.
C. Xuất hiện chế độ công hữu và phân chia giai cấp mà mâu thuẫn giai cấp đối
kháng không thể điều hòa được.
D.Xuất hiện chế độ tư hữu và có sự phân công lao động giữa các thành viên trong xã hội.
Câu 17. Pháp luật được hình thành bằng cách nhà nước sáng tạo ra các quy
phạm pháp luật mới được gọi là hình thức pháp luật gì? A. Án lệ. B. Tập quán pháp. C. Tiền lệ pháp.
D.Văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 18. Pháp luật phát sinh và tồn tại trong xã hội như thế nào?
A. Xã hội không có nhà nước.
B. Xã hội không có giai cấp.
C. Xã hội có quy phạm xã hội. D.Xã hội có nhà nước.
Câu 19. Khi nghiên cứu về bản chất của pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là SAI?
A. Pháp luật bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội.
B. Pháp luật vừa mang tính chủ quan lại vừa mang tính khách quan.
C. Pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
D.Pháp luật là ý chí giai cấp thống trị được đề lên thành luật. Câu 20. Nhà nước
và pháp luật là hai hiện tượng:
A. Có quan hệ đối lập nhau.
B. Tồn tại tự nhiên, bất biến.
C. Cùng thuộc cơ sở hạ tầng.
D.Cùng phát sinh, tồn tại và tiêu vong
Câu 21. Xác định đặc điểm chung của pháp luật và đạo đức?
A. Đều mang tính quy phạm.
B. Đều tồn tại ở dạng thành văn.
C. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
D.Đều mang tính bắt buộc chung.
Câu 22. Hình thái kinh tế - xã hội nào không có pháp luật?
A. Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
B. Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ.
C. Hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa.
D.Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy.
Câu 23. Kiểu pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của chủ thể nào? A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp chủ nô. C. Giai cấp nông nô.
D.Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 24. Kiểu pháp luật và hình thức pháp luật là hai khái niệm: A. giống nhau. B. tương tự nhau. C. đối lập nhau. D.khác nhau.
Câu 25. Pháp luật được hình thành bằng cách nhà nước thừa nhận các bản
án, quyết định của Tòa án trước đó được gọi là hình thức pháp luật gì?
A. Văn bản quy phạm pháp luật. B. Tiền lệ pháp. C. Án lệ. D.Tập quán pháp.
Câu 26. Pháp luật là phương tiện để khẳng định vai trò của giai cấp thống
trị đối với toàn xã hội, đây là nội dung thể hiện yếu tố nào của pháp luật?
A. Hình thức của pháp luật.
B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
C. Bản chất xã hội của pháp luật.
D.Thuộc tính của pháp luật.
Câu 27. Căn cứ nào để phân chia các kiểu pháp luật trong lịch sử? A. Hình thức nhà nước.
B. Hình thái kinh tế - xã hội. C. Kiểu nhà nước. D.Bản chất nhà nước.
Câu 28. Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ như thế nào?
A. Pháp luật tác động tích cực vào kinh tế.
B. Kinh tế quyết định pháp luật.
C. Pháp luật tác động tiêu cực vào kinh tế.
D.Pháp luật quyết định đến kinh tế.
Câu 29. Xác định điểm chung của pháp luật và tín điều tôn giáo?
A. Đều mang tính bắt buộc chung.
B. Đều mang tính quy phạm.
C. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
D.Đều tồn tại ở dạng thành văn.
Câu 30. Khi nghiên cứu về bản chất pháp luật thì khẳng định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Bất cứ pháp luật nào cũng thể hiện bản chất xã hội rõ nét hơn bản chất giai cấp.
B. Bất cứ pháp luật nào cũng đều thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
C. Bất cứ pháp luật nào cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội.
D.Bất cứ pháp luật nào cũng chỉ là hệ thống quy tắc xử sự dùng để duy trì sự
thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Câu 31. Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện như thế nào?
A. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt.
B. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính.
C. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật.
D.Những hành vi vi phạm pháp luật đều có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chế tài.
Câu 32. Khi nghiên cứu về các thuộc tính của pháp luật, chỉ ra khẳng định
nào sau đây là SAI?
A. Việc tuân theo pháp luật thường phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
B. Pháp luật là thước đo cho hành vi xử sự của con người.
C. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng biện pháp chế tài.
D.Pháp luật và đạo đức đều mang tính quy phạm.
Câu 33. Kiểu pháp luật tư sản thế hiện ý chí của chủ thể nào? A. Giai cấp chủ nô. B. Giai cấp nông nô. C. Giai cấp tư sản. D.Giai cấp địa chủ.
Câu 35. Trong các đạo luật/ bộ luật sau, luật nào không thuộc kiểu pháp luật chủ nô?
A. Bộ luật Manu của nhà nước Ấn Độ.
B. Bộ luật Hammurabi của nhà nước Babilon.
C. Quốc triều hình luật của nhà nước Đại Việt.
D.Luật mười hai bảng của nhà nước Hy Lạp.
Câu 36. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin thì nguyên nhân chủ yếu
làm xuất hiện Pháp luật là?
A. Do có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
B. Do các thành viên trong xã hội có mong muốn lập ra.
C. Do có sự phân hóa lao động trong xã hội.
D.Do có thị tộc mạnh hơn xâm chiếm thị tộc yếu hơn và đặt ra quy tắc để
thống trị thị tộc bị xâm chiếm đó. Câu 37. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tập quán pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền
trong xã hội và quy định thành cách xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
B. Hình thức tập quán pháp được sử dụng nhiều trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất
D.Hình thức tiền lệ pháp còn gọi là án lệ pháp
Câu 38. Người lao động đình công theo quy định pháp luật đòi tăng lương,
giảm giờ làm, thể hiện vai trò nào sau đây của pháp luật
A. Pháp luật làm ổn định những quan hệ mới
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội
C. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
D.Pháp luật là cơ sở để tạo lập mối quan hệ đối ngoại
Câu 39. Khẳng định nào sau đây sai khi đề cập về hình thức tiền lệ pháp
A. Hiện nay hình thức tiền lệ pháp được áp dụng phổ biến ở một số nước như Anh, Mỹ, Việt Nam.
B. Việc áp dụng án lệ pháp phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ
C. Hạn chế của hình thức tiền lệ pháp là dễ tạo ra sự tùy tiện khi xử lý vi phạm
D.Tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan
hành chính và cơ quan xét xử trước đây làm mẫu để giải quyết các vụ việc
tương tự xảy ra về sau.
Câu 40. Hình thức pháp luật này ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các
quốc gia vì nó khắc phục được những hạn chế của các hình thức pháp luật
khác và có tính rõ ràng, cụ thể, được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, đó là A. Tiền lệ pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật C. Văn bản luật D.Tập quán pháp