Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Chương 5: Vi phạm pháp luật
Câu 1. Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật ở dạng không hành động?
A. Dừng xe trước đèn đỏ khi tham gia giao thông.
B. Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện để cứu giúp. C. Không đi quá tốc độ cho phép. D.Tàng trữ vũ khí.
Câu 2. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng với các chủ thể nào sau đây?
A. Người có hành vi không hợp đạo đức.
B. Chỉ những người từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Chủ thể vi phạm pháp luật. D.Mọi người.
Câu 3. A và B dùng dao đâm chết C. Con dao được xác định là gì trong cấu
thành vi phạm pháp luật của A & B?
A. Công cụ, phương tiện vi phạm. B. Khách thể. C. Chủ thể. D.Đối tượng.
Câu 4. Khẳng định nào sau đây là SAI khi nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý?
A. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một quá trình hoạt động phức tạp của các cơ
quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền.
B. Chỉ các cơ quan Nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý
đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
C. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
D.Trong mọi trường hợp, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp
cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật.
Câu 5. Đâu không phải là yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật? A. Mặt khách thể. B. Mặt khách quan. C. Mặt chủ quan. D.Chủ thể.
Câu 6. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Không thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng thuê nhà.
B. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. C. Cướp giật tài sản. D.Xây nhà trái phép.
Câu 7. Xác định công cụ, phương tiện của vi phạm pháp luật trong trường
hợp: A và B dùng dao đâm chết C? A. Quan hệ sở hữu. B. Con dao. C. Quan hệ nhân thân. D.C.
Câu 8. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý khi có đủ điều kiện nào sau đây?
A. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
B. Đạt độ tuổi do pháp luật quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên và có nhân thân tốt.
D.Đạt độ tuổi do pháp luật quy định, có năng lực pháp luật. Câu 9. Hành vi
nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Hủy hoại tài sản của người khác trị giá 2.500.000 đồng.
C. Không trả tiền thuê nhà.
D.Bán hàng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Câu 10. Những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật gọi là gì?
A. Khách thể của vi phạm pháp luật.
B. Chủ thể của vi phạm pháp luật.
C. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
D.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Câu 11. Đâu không là dấu hiệu trong Mặt khách quan của Vi phạm pháp luật?
A. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
B. Công cụ, phương tiện thực hiện vi phạm pháp luật.
C. Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
D.Hành vi trái pháp luật.
Câu 12. Đâu là dấu hiệu thuộc về Khách thể của Vi phạm pháp luật? A. Quan hệ sở hữu.
B. Động cơ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. C. Lỗi của chủ thể.
D.Hành vi trái pháp luật.
Câu 13. Chỉ ra yếu tố bắt buộc có trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật? A. Nhu cầu. B. Động cơ. C. Mục đích. D.Lỗi.
Câu 14. Xác định khách thể của vi phạm pháp luật trong trường hợp: A sử
dụng tài liệu không được phép mang vào trong kỳ thi tốt nghiệp trung học
phổ thông quốc gia và bị giám thị B và C phát hiện và lập biên bản? A. Kết quả thi. B. Quan hệ nhân thân. C. Quan hệ sở hữu. D.Trật tự, kỷ luật.
Câu 15. Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm
môi trường. Trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng đối với công ty này là gì?
A. Trách nhiệm kỷ luật.
B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm hình sự.
D.Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 16. Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật ở dạng không hành động?
A. Không vượt đèn đỏ.
B. Không giúp người khác tự sát.
C. Không tố giác tội phạm. D.Môi giới mại dâm.
Câu 17. Xác định chủ thể của vi phạm pháp luật trong trường hợp: A trộm ti
vi của B và C? A. B và C. B. A. C. A, B và C. D.A và B.
Câu 18. A trộm ti vi của B và C. A được xác định là yếu tố nào trong cấu
thành vi phạm pháp luật của A và B? A. Chủ mưu. B. Chủ thể. C. Khách thể. D.Đối tượng.
Câu 19. Bồi thường thiệt hại thuộc loại chế tài nào? A. Chế tài kỷ luật. B. Chế tài hành chính.
C. Chế tài dân sự. D.Chế tài hình sự.
Câu 20. Đâu không là dấu hiệu trong Mặt chủ quan của Vi phạm pháp luật?
A. Mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Động cơ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. C. Lỗi của chủ thể.
D.Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Câu 21. Anh A đốt nến, lửa bắt vào rèm cửa gây cháy nhà anh A và một số
nhà hàng xóm. Xác định loại sự kiện pháp lý này? A. Hành vi hành động.
B. Sự biến tuyệt đối.
C. Sự biến tương đối. x
D.Hành vi không hành động. x
Câu 22. Khẳng định nào sau đây là SAI khi nghiên cứu về mặt chủ quan của
vi phạm pháp luật?
A. Mục đích là cái chủ thể hướng tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Tùy thuộc vào trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể để xác định lỗi của
chủ thể vi phạm pháp luật.
C. Mặt chủ quan là yếu tố bắt buộc phải xem xét khi xác định hành vi vi phạm pháp luật.
D.Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 23. Đâu không là dấu hiệu của vi phạm pháp luật?
A. Tính xác định của hành vi.
B. Tính phải chịu trách nhiệm.
C. Tính trái đạo đức xã hội. D.Tính có lỗi.
Câu 24. Hành vi vi phạm pháp luật nào là hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm kỷ luật.
C. Vi phạm dân sự. D.Vi phạm hình sự.
Câu 25. Đâu không là yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật? A. Mặt khách quan. B. Sự kiện pháp lý. C. Mặt chủ quan. D.Chủ thể.
Câu 26. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào không phải là vi phạm pháp luật?
A. Con cái ngược đãi cha mẹ.
B. Người kinh doanh chậm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
C. Thanh niên đủ 18 tuổi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D.Đoàn viên thanh niên không đóng đoàn phí.
Câu 27. Hành vi nào sau đây không trái pháp luật?
A. Không nộp thuế đúng thời hạn.
B. Không cho bạn mượn xe.
C. Không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D.Không bật xi nhan khi rẽ phải.
Câu 28. Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm
pháp luật xâm hại gọi là gì?
A. Đối tượng của vi phạm pháp luật.
B. Nạn nhân của vi phạm pháp luật.
C. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.
D.Khách thể của vi phạm pháp luật.
Câu 29. Trong các chủ thể sau, chủ thể nào không có thẩm quyền áp dụng
trách nhiệm pháp lý hành chính?
A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân. B. Tòa án. C. Công an. D.Viện kiểm sát.
Câu 30. Xác định khẳng định sai trong các trường hợp sau?
A. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
B. Lỗi thuộc về mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm pháp luật là hành động xác định của con người.
D.Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi.
Câu 31. Xác định đâu không phải là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Gây thương tích cho người khác.
B. Đang yêu người này nhưng kết hôn với người khác.
C. Đang có vợ nhưng sống như vợ chồng với người khác. D.Vượt đèn đỏ.
Câu 32. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm đến quy định nào sau đây? A. Quy phạm pháp luật. B. Quy tắc xử sự.
C. Quy tắc quản lý nhà nước. D.Quy định pháp luật.
Câu 33. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Chứa chấp hoạt động mại dâm.
C. Không giao hàng đúng thời hạn trên hợp đồng.
D.Bán hàng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Câu 34. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG khi nói về trách nhiệm pháp lý?
A. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lý kỷ luật.
B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lý hành chính.
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý.
D.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lý hình sự.
Câu 35. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải thể hiện dưới dạng vật chất.
B. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách
quan của vi phạm pháp luật.
C. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý.
D.Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.
Câu 36. Đâu là phương án sai khi nói về hành vi vi phạm pháp luật? A. Phải có lỗi.
B. Phải ở dạng hành động.
C. Phải là hành vi trái pháp luật.
D.Phải xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 37. Đâu
không là dấu hiệu của vi phạm pháp luật?
A. Tính trái phong tục tập quán. B. Tính có lỗi.
C. Tính xác định của hành vi.
D.Tính phải chịu trách nhiệm.
Câu 38. Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
A. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi.
B. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 2.500.000 đồng.
C. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
D.Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng
Câu 39. A trộm ti vi của B và C. Ti vi được xác định là gì trong cấu thành vi
phạm pháp luật của A? A. Đối tượng.
B. Công cụ, phương tiện vi phạm. C. Chủ thể. D.Khách thể.
Câu 40. Trong các chủ thể sau, chủ thể nào không có thẩm quyền áp dụng
trách nhiệm pháp lý kỷ luật?
A. Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân huyện. B. Chủ tịch nước.
C. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, xí nghiệp. D.Bộ trưởng.