Chương 1 tổng quan về marketing quốc tế - marketing quốc tế | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Chương 1 của học phần Marketing Quốc tế giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về marketing quốc tế, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng, các chiến lược marketing, quy trình thực hiện, và các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi mở rộng ra thị trường toàn cầu. Đây là nền tảng quan trọng để sinh viên có thể áp dụng các lý thuyết vào thực tế trong các bài tập và nghiên cứu sau này.

Marketing quoc te chuong 1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MARKETING QUỐC TẾ
TÓM TẮT KIẾN THỨC CHƯƠNG
Nội dung chương 1 giúp cho người đọc một cái nhìn tổng quát về bối cảnh thị
trường thế giới hiện nay từ đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng kinh doanh quốc
tế và sự cần thiết thực hiện các hoạt động marketing quốc tế.
Chương 1 nêu ra khái niệm, nội dung và lợi ích của marketing quốc tế, chỉ ra sự khác
biệt giữa marketing quốc tế và marketing nội địa. Đồng thời, chương 1 cũng chỉ ra các cấp
độ hình thành và phát triển của marketing quốc tế.
Một công ty/tổ chức trong quá trình mở cửa quốc tế có thể phát triển theo 4 định
hướng của mô hình EPRG bao gồm: Thuyết trung tâm quốc gia, Thuyết trung tâm đa quốc
gia, Thuyết Trung tâm khu vực, Thuyết Trung tâm địa cầu.
1.1. BẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ
1.1.1. Bối cảnh thị trường thế giới hiện nay
Thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đều đã mở cửa tham
gia vào hệ thống thương mại thế giới. Không chỉ các tập đoàn, các công ty đa quốc gia
khổng lmới mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu kể các nhân cùng với các
doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng đã có những bước tiến trên thị trường quốc tế. Có thể nói
xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa xu hướng tất yếu của tất cả các nhà kinh doanh
trong thời đại ngày nay.
Quốc tế hóa là quyết định của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm thâm nhập, mở rộng
thị trường, phát triển sản phẩm cùng các hình thức hoạt động khác ra khỏi biên giới một
quốc gia. Quốc tế hóa làm thay đổi triết lý trong quản điều hành và hành vi của doanh
nghiệp từ khi khởi sự tiến trình quốc tế cho đến tình trạng hiện thời. Quốc tế hóa chịu sự
tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô như dân số, kinh tế, chính
trị, luật pháp, công nghệ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Toàn cầu hóa kinh tế là bước phát triển cao hơn quốc tế hóa kinh tế. Theo quan điểm
rộng, toàn cầu hóa là một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Còn theo quan điểm hẹp, toàn cầu hóa là một khái niệm
kinh tế chỉ một quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự khan hiếm tài nguyên
và sự phân công lao động quốc tế buộc các quốc gia phải hợp tác với nhau theo nguyên tắc
lợi thế và hiệu quả. Có thể lấy ví dụ chiếc máy bay Boeing – sản phẩm được cấu trúc bởi
hơn 4,5 triệu linh kiện khác nhau, do hơn 40 sở sản xuất chủ yếu của hàng chục quốc
gia trên thế giới thực hiện, trong đó những bộ phận công đoạn chính được sản xuất
Mỹ. Điều này đã phản ánh rất rõ sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong
tiến trình kinh tế hiện nay.
Xét trên tổng thể, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc là do
những yếu tố cơ bản sau đây:
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ kỹ thuật
Sự phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế
Sự khan hiếm và cạn kiệt của các nguồn tài nguyên tự nhiên
Nhu cầu phát triển kinh tế mỗi nước
Nhu cầu về vốn đầu tư, nhu cầu cạnh tranh nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xét trên khía cạnh doanh nghiệp, xu hướng toàn cầu hóa cũng m ra cho doanh
nghiệp rất nhiều cơ hội trong kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp
thông qua xóa bỏ các rào cản biên giới về kinh tế và thương mại, đem lại cho doanh nghiệp
các cơ hội hợp tác liên doanh liên kết. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng một phần bởi các sự kiện diễn ra ở nước ngoài. Vì vậy,
việc mở rộng phạm vi hoạt động từ marketing trong nước sang marketing xuất khẩu,
marketing quốc tế và marketing toàn cầu trở thành xu hướng tất yếu.
Mặc dù các hoạt động của toàn cầu hóa rất đa dạng (nsản xuất và chế tạo toàn cầu,
tài chính quốc tế và quản lý quốc tế…) nhưng marketing quốc tế là một trong những chức
năng chính của bất kỳ doanh nghiệp quốc tế nào, do tầm quan trọng của chiến lược
marketing trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Hầu hết các nhà quản trị trên toàn cầu đã
nhận ra sự cần thiết phải phát triển c kỹ năng, năng khiếu kiến thức marketing phù
hợp để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế. Sự xuất hiện của nền kinh tế thế giới
cởi mở hơn, toàn cầu hóa thị hiếu của người tiêu dùng sự mở rộng không giới hạn của
internet và các ứng dụng di động đã làm gia tăng kết nối giữa các nền kinh tế và điều này
khiến marketing trở thành một thành phần quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh doanh
quốc tế nào. Mối quan tâm hiện tại đối với marketing quốc tế cũng thể được giải thích
bằng sự thay đổi cấu trúc cạnh tranh, cùng với thay đổi về đặc điểm nhu cầu trên toàn thế
giới. Với toàn cầu hóa ngày càng gia tăng các thị trường, các doanh nghiệp không thể
tránh khỏi việc đối mặt với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp nước ngoài ngay
cả trong biên giới lãnh thổ của mình. Chính vì lẽ đó, lĩnh vực marketing quốc tế ngày càng
phát triển. Marketing quốc tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp ích
cho cả quốc gia và góp phần vào hòa bình và thịnh vượng chung toàn cầu.
1.1.2. Khái niệm marketing quốc tế
a) Khái niệm
Theo cách tiếp cận cổ điển, marketing được xem là chức năng tìm kiếm khách hàng
cho sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp quyết định cung cấp. Khi đó, hoạt động marketing
tập trung chủ yếu trong khâu tiêu thụ, hướng vào việc lựa chọn sản phẩm có lợi để đưa vào
thị trường, phải tính đến chi phí sản xuất các nguồn lực sẵn có, sau đó sẽ dùng các
phương thức để thuyết phục khách hàng mua hàng hóa dịch vụ. Theo phương thức tiếp cận
hiện đại, marketing hoạt động doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá những hội
thị trường trước khi quyết định đặc tính của sản phẩm sẽ đưa ra, đánh giá nhu cầu tiềm
năng đối với nhiều loại hàng hóa, xác định những đặc tính bản của sản phẩm sao cho
phù hợp với nhu cầu khách hàng, dự đoán giá cả mà khách hàng sẵn sàng chi cho sản phẩm
đó và sau đó cung cấp những hàng hóa đáp ứng những nhu cầu đó. Theo cách tiếp cận này,
hoạt động marketing phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng về hàng về hàng hóa dịch
vụ. Marketing là một quá trình quản mang tính hội, nhờ các cá nhân các
nhóm người khác nhau nhận được cáihọ có nhu cầu hay mong muốn thông qua việc
tạo ra, cung cấp trao đổi các sản phẩm giá trị với những người khác. Marketing
một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ
thông qua các hình thức trao đổi. Từ khái niệm này có thể hiểu marketing là tập hợp các
hoạt động hoạt động liên quan đến:
Tập trung vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng
Xác định các phương pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và mong muốn đó.
Thông qua quá trình đem lại sự hài lòng cho khách hàng đáp ứng các mục tiêu của
doanh nghiệp.
Vậy sự khác biệt của Marketing quốc tế gì? cấp độ đơn giản nhất, marketing
quốc tế liên quan đến việc doanh nghiệp đưa ra một hoặc nhiều quyết định về hỗn hợp
marketing xuyên biên giới quốc gia. Ở mức độ phức tạp hơn, marketing quốc tế liên quan
đến tất cả các chức năng của marketing được thực hiện ở nhiều quốc gia. Ở mức độ phức
tạp nhất, nó liên quan đến việc doanh nghiệp thiết lập các cơ sở sản xuất/chế biến và điều
phối các chiến lược marketing trên toàn thế giới.
Gerald Albaum và ctg (2002) đã nhận định marketing quốc tế là một hoạt động kinh
doanh bao gồm việc lập kế hoạch, xúc tiến, phân phối và quy định giá những hàng hóa và
dịch vụ để thỏa mãn những mong muốn của các trung gian và người tiêu dùng cuối cùng
bên ngoài biên giới chính trị. Trong khi đó, P.Cateora (International Marketing- 15
th
edition- 2010) định nghĩa marketing quốc tế những hoạt động kinh doanh hướng dòng
hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng hay người sử dụng cuối cùng trong
hơn một quốc gia vì mục tiêu lợi nhuận. Robin Lowe (2022) cho rằng, marketing quốc tế
liên quan đến việc tổ chức đưa ra một hoặc nhiều quyết định vmarketing hỗn hợp vượt
ra khỏi biên giới quốc gia.
Theo Warren. J.Keegan (2019), Marketing quốc tế là quá trình hướng tới stối ưu
các nguồn lực và mục tiêu của công ty/tổ chức trên sở khai thác tốt các cơ hội của thị
trường toàn cầu. Theo đó, marketing không chỉ chú trọng vào nhu cầu và mong muốn của
khách hàng mà cần thường xuyên tính đến và đối phó với những biến đổi của môi trường
bên ngoài doanh nghiệp. Bởi chính sự biến đổi của môi trường cũng làm cho nhu cầu
mong muốn của người tiêu dùng thay đổi.
Những khái niệm trên đây về marketing quốc tế đều có điểm chung là khẳng định sự
giống nhau về nguyên tắc, quy trình và nội dung cơ bản của marketing nội địa và marketing
quốc tế, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về phạm vi và môi trường mà ở đó doanh nghiệp áp
dụng chúng. Như vậy, hiểu một cách khái quát Marketing quốc tế quá trình triển khai
các hoạt động kinh doanh được thiết kế nhằm hoạch định, thiết lập giá, xúc tiến và hướng
dòng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đến người mua hay người dùng tại
hơn một quốc gia để sinh lời.
b) Sự khác biệt giữa marketing quốc tế và marketing nội địa
Sự khác biệt giữa “marketing quốc tế” và “marketing nội địa” dường như chỉ vế
sau của khái niệm marketing quốc tế, nghĩa hoạt động marketing phải được triển khai
tại hơn một quốc gia. Tuy nhiên, khi marketing được triển khai phạm vi “tại hơn một
quốc gia” sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề phức tạp và đa dạng. Sự khác biệt không phải nằm
ở các khái niệm mà chính là ở môi trường mà các hoạt động marketing được triển khai. Sự
khác biệt về môi trường hoạt động kéo theo hàng loạt các chiến lược đa dạng cần thiết để
đương đầu. Trong marketing quốc tế, c nhà quản trị marketing gặp phải các rào cản
thương mại, nền văn hóa khác nhau và hệ thống luật pháp khác biệt. Marketing quốc tế
liên quan đến làm việc với ngoại tệ, hàng hóa thường di chuyển u hơn các thủ tục,
chứng từ phức tạp hơn. Mặc dù những khái niệm và nguyên tắc marketing đều như nhau ở
các quốc gia thì i trường người m marketing phải triển khai kế hoạch lại thay đổi
chóng mặt giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng này với vùng khác. Điều này
đòi hỏi các nhà quản trị marketing quốc tế phải có năng lực thích ứng tốt hơn, đáp ứng các
yêu cầu cụ thể và khác biệt của thị trường nước ngoài so với thtrường trong nước. Những
đặc điểm khác biệt giữa marketing nội địa Marketing quốc tế được thể hiện qua bảng
1.1 dưới đây.
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa marketing quốc tế và marketing nội địa
Marketing nội địa Marketing quốc tế
Dữ liệu nghiên cứu dễ tiếp cận;
Việc giao dịch kinh doanh dựa trên
một đồng tiền;
Nhân viên hiểu thấu đáo về thị
trường trong nước;
Hiểu những quy định về luật
pháp;
Việc kinh doanh được thực hiện
bằng một ngôn ngữ;
Việc xây dựng các thông điệp
truyền thông chỉ cần xét đến văn hóa
của thị trường nội địa.
Phân đoạn thị trường diễn ra trong
phạm vi một nước
Truyền thông kiểm soát được
thực hiện ngay và trực tiếp
Dữ liệu nghiên cứu bằng ngôn ngữ
nước ngoài khó hiểu và khó tiếp cận;
Việc giao dịch kinh doanh liên quan
đến nhiều đồng tiền với tỷ giá biến động lớn;
Nhân viên thể hiểu chưa đầy đủ về
các thị trường nước ngoài;
thể không nắm vững các quy định
về pháp luật;
Việc kinh doanh thể phải dùng đến
nhiều hơn một ngôn ngữ
Việc xây dựng c thông điệp truyền
thông phải xét đến sự khác biệt về văn
hóa..
Các đoạn thị trường giống nhau có thể
ở nhiều nước khác nhau
Khó truyền thông và kiểm soát
Khó đánh giá rủi ro do môi trường
Rủi ro kinh doanh được xác định và
đánh giá thường xuyên
Hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát
được thực hiện thể đơn giản, trực tiếp
Bộ phận marketing thể sự
chuyên môn hóa
Việc phân phối và kiểm soát tín
dụng tiến hành dễ dàng
Tài liệu bán hàng đơn giản
Các kênh phân phối dễ điều chỉnh
và kiểm soát
Hành vi của các đối thủ cạnh tranh
dễ nhận biết và đánh giá được
không ổn định
Thường phải áp dụng những hệ thống
kế hoạch tổ chức và kiểm soát phức tạp và
đa dạng
Các nhà quản lý marketing cần có kiến
thức kỹ năng marketing vừa rộng vừa sâu
Việc phân phối kiểm soát tín dụng
có thể phức tạp
Tài liệu bán hàng đa dạng và phức tạp
Các kênh phân phối thường khó kiểm
soát và điều chỉnh vì thông qua trung gian
Khó phát hiện và đánh giá hành vi của
đối thủ cạnh tranh
1.1.3. Nội dung và lợi ích của marketing quốc tế
a) Nội dung của Marketing quốc tế
Hoạt động marketing quốc tế phải được thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với từng
thị trường khác nhau, bao gồm:
Tìm hiểu nhu cầu thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài.
Trong kinh doanh quốc tế, mỗi nhà kinh doanh đóng vai trò người khám phá, phát hiện các
nhu cầu mới thông qua hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trường, phân đoạn thị trường và
tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng của mỗi nước. dụ, hãng máy giặt Nhật
Bản cần biết người Châu Âu thường giặt quần áo bằng nước ấm 60 độ nhưng người Mỹ lại
giặt ở nhiệt độ thấp hơn, hãng đồng hồ đeo tay Thụy Sĩ cần biết cổ tay người Châu Á nhỏ
hơn so với người Châu Âu và Bắc Mỹ.
Phân tích môi trường: nhằm nắm bắt kịp thời các yếu tố tâm hội của khách
hàng trong việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, phân tích vị trí các đối thủ cạnh tranh ở
thị trường nước ngoài.
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp cần tập trung
vào đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể thực thi tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.
Quyết định chính sách hay chiến lược thị trường cùng với chiến lược thâm nhập
thị trường cụ thể.
Lập kế hoạch và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng mong muốn: Đặc
thù của Marketing quốc tế là thích ứng sản phẩm/ tiêu chuẩn hóa sản phẩm với các nhu cầu
mong muốn của thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu chủng loại sản
phẩm phù hợp về số lượng, chất lượng mà thị trường nước ngoài mong đợi theo từng nền
văn hóa đặc thù.
Định giá bán sản phẩm nhằm thỏa mãn cả người tiêu dùng lợi nhuận mong
muốn của nhà sản xuất.
Phân phối sản phẩm thông qua các kênh một cách thuận tiện cho khách hàng.
Thực hiện các chương trình xúc tiến sản phẩm trên thị trường nước ngoài.
Thiết kế các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khách hàng trước sau khi bán nhằm đảm
bảo rằng họ hài lòng, tạo điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại phát triển của công ty trong
tương lai.
b) Lợi ích của marketing quốc tế
Việc mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới cho phép các doanh nghiệp (bao gồm
cả doanh nghiệp lớn nhỏ) tăng tỷ lệ lợi nhuận bằng cách c doanh nghiệp trong
nước không có. Lợi ích của marketing quốc tế có thể thấy được trên một số khía cạnh:
Mở rộng thị trường, tăng doanh số
Các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế thể đạt mức doanh số lớn hơn
nhờ thị trường được mở rộng nhờ thực hiện chuyển giao các khnăng riêng biệt của
mình. Các khả năng riêng biệt được định nghĩa những điểm mạnh duy nhất cho phép
doanh nghiệp đạt được hiệu quả, chất lượng, đổi mới, hoặc snhạy cảm với khách hàng
cao hơn. Những điểm mạnh này thường được thể hiện trong sản phẩm đưa racác doanh
nghiệp khác khó làm theo hoặc bắt chước. Như vậy, các khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng
cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng làm cho doanh nghiệp có thể hạ thấp chi
phí trong việc tạo ra giá trvà/ hoặc thực hiện các hoạt động tạo ra giá trtheo cách dẫn
đến sự khác biệt hóa và đặt giá cao hơn. Với các khả năng riêng biệt có giá trị, các doanh
nghiệp thường có thể đạt mức doanh số khổng lồ bằng việc thực hiện những khả năng riêng
biệt đó và bằng các sản phẩm sản xuất ra, cho các thị trường nước ngoài mà ở đó các đối
thủ bản địa thiếu các khả năng và sản phẩm tương tự.
Tiếp cận các nguồn tài nguyên
Việc thâm nhập vào thị trường các quốc gia nước ngoài cho phép các doanh nghiệp
có cơ hội tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô hoặc đầu vào quan trọng để giúp giảm chi phí
và các chi phí vận hành.
Nâng cao hiệu quả hoạt động
- Đạt lợi thế nhờ vị trí: Lợi thế vị trí lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạt động
tạo ra giá trị vị trí tối ưu đối với hoạt động đó, bất kể nơi nào trên thế giới (với các c
phí vận chuyển và các ng rào thương mại cho phép). Định vị một hoạt động tạo ra giá trị
ở vị trí tối ưu cho hoạt động đó có thể có một trong hai ảnh hưởng: hạ thấp chi phí của việc
tạo ra giá trị, giúp doanh nghiệp đạt được vthế cạnh tranh nhờ chi phí thấp; hoặc giúp
doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm của mình và đặt giá cao. Do đó, các nỗ lực hiện thực
hóa lợi thế vị trí nhất quán với các chiến ợc ở cấp doanh nghiệp nói chung về chi phí thấp
và sự khác biệt hóa sản phẩm.
- Lợi thế nhờ quy mô: Việc tham gia vào hoạt động quốc tế cho phép doanh nghiệp
có thể hạ thấp chi phí nhờ có được lợi thế qui mô và hiệu ứng "đường cong kinh nghiệm".
Lợi thế qui mô cho phép giảm chi phí cố định của một sản phẩm do chia chi phí cố định
theo mức sản lượng lớn. Tác động của đường cong kinh nghiệm sẽ làm giảm chi phí khả
biến đơn vị sản phẩm do nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Tuy nhiên, hiệu
quả kinh tế theo quy mô có thể không có được nếu thị hiếu của khách hàng trong nước và
những đặc điểm khác ở các nước khác nhau đòi hỏi một số các điều chỉnh sản phẩm - phụ
thuộc vào các sản phẩm liên quan và phương pháp sản xuất ra sản phẩm đó. Hơn nữa, cần
lưu ý rằng chi phí cho việc thâm nhập vào thị trường (quảng cáo xúc tiến, thiết lập mạng
lưới phân phối...) có thể vượt quá những tiết kiệm trong sản xuất.
- “Trẻ a” chu kỳ sống sản phẩm: Tham gia vào thị trường quốc tế đưa một sản
phẩm gần kết thúc chu kỳ sống thị trường trong nước nhưng bắt đầu chu kỳ ở một thị
trường nước ngoài. Doanh nghiệp có thể trẻ hóa chu kỳ sống sản phẩm bằng cách mở rộng
sang các thị trường phát triển thấp hơn. Cách tiếp cận này khả thi khi nhu cầu với sản phẩm
đang suy giảm ở nước sở tại nhưng lại gia tăng ở các thị trường nước ngoài.
- Giảm bớt áp lực cạnh tranh Đối với một số dòng sản phẩm, cạnh tranh ở thị trường :
nước ngoài có thể ít gay gắt hơn so với thị trường trong nước và doanh nghiệp chuyển sang
thị trường ít cạnh tranh hơn để tận dụng lợi thế của thị trường đó.
- Giải quyết năng lực dư thừa: Việc tham gia thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp
giải quyết năng lực sản xuất thừa. Họ có thể sản xuất để xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài với chi phí cận biên tối ưu trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Nâng cao kỹ ng quản trị Kinh doanh thị trường nước ngoài sẽ giúp các nhà :
quản trị tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công việc tổ chức quản trị công ty, kinh
nghiệm nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng
chiến lược marketing quốc tế. Từng cá nhân nhà quản trị có thể có những ý tưởng mới mẻ
hay những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề, từ đó phát triển kỹ năng quản
chung của họ nâng cao hiệu suất cá nhân. Những mối quan hệ kinh nghiệm duy
thông qua sự bán hàng ra nước ngoài thể tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh
trong nước của mình.
1.1.4. Các cấp độ tham gia marketing quốc tế
Trên thế giới hiện nay vẫn còn những ý kiến khác nhau vsự ra đời của Marketing
và Marketing quốc tế. Nhiều tác giả Mỹ, điển hình là R. Bartels W.Laser, đã xác định
rằng, Marketing được ra đời ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, cụ thể hơn là những năm 1906-1911.
Trong thời gian đó, phạm vi hoạt động của Marketing chỉ giới hạn một thị trường địa
phương nên còn gọi Marketing địa phương (Local Marketing), hay Marketing nội địa
(Domestic Marketing) hay Marketing quốc gia (National Marketing).
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, Marketing quốc tế đã bắt đầu từ cuối thế kỷ
17 (năm 1675) ở nước Pháp. Điều này được thể hiện trong công trình nghiên cứu còn để
lại của Jacques Lavary, tác giả nổi tiếng người Pháp được đánh giá cao như Philip Kotler
hiện nay. Trong nội dung công trình nghiên cứu này, J. Lavary đã phân tích đầy đủ vai trò
của các thương nhân trung gian không chỉ trong phạm vi quốc gia hay khu vực mà còn mở
rộng trên toàn thế giới. Ngay từ lúc đó, Lavary đã có tầm nhìn rộng về các kênh phân phối
trong marketing quốc tế. Trong tác phẩm của mình, Lavary đã sớm phát triển nội dung lý
luận về Marketing quốc tế cũng như thương mại thế giới. Ông đề cập có hệ thống vai trò
của người thợ thủ công, nhà sản xuất lớn, nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng.
Không những thế, ông còn đề cập đến cả vấn đề tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thích ứng sản
phẩm với nhu cầu biến động của thị trường, kể cả tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng
các khu vực thị trường khác nhau. Như vậy, lý thuyết về marketing quốc tế đã xuất hiện từ
rất sớm, phù hợp với sự vận động xã hội học của thế giới và thích ứng với nhu cầu đa dạng
của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.
Một khi doanh nghiệp muốn bước chân ra thị trường quốc tế, họ sẽ phải lựa chọn cấp
độ tham gia và cam kết marketing cần thực hiện. Để đưa ra những quyết định như vậy đòi
hỏi sự nghiên cứu thận trọng cũng như phân tích kỹ tiềm năng thị trường cũng như năng
lực của doanh nghiệp. Sự tham gia vào hoạt động Marketing quốc tế của doanh nghiệp
được thể hiện trong năm cấp độ. Mặc các cấp độ này được thể hiện theo thứ ttuyến
tính nhưng không có nghĩa một doanh nghiệp phải phát triển tuần tự từ cấp độ này đến cấp
độ tiếp theo họ thể bắt đầu tham gia Marketing quốc tế ở bất cứ cấp độ nào hoặc
cùng lúc tham gia ở nhiều cấp độ.
a) Không có hoạt động marketing trực tiếp ra nước ngoài
Doanh nghiệp đang ở cấp độ đầu tiên này thường không chủ động phát triển hệ thống
khách hàng bên ngoài biên giới nước mình. Tuy nhiên, bằng cách nào đó sản phẩm của họ
vẫn thị trường nước ngoài. Thường là doanh nghiệp bán sản phẩm cho các doanh
nghiệp bán buôn hay các khách hàng nước ngoài chủ động liên hệ với họ, hoặc sản phẩm
của họ mặt nước ngoài thông qua hệ thống nhà bán sỉ hay bán lẻ có quy quốc tế
không cần sự khuyến khích công khai hay sự nhận biết từ chính nhà sản xuất. Có trường
hợp khách ng nước ngoài đặt ng trên các trang web của doanh nghiệp. Những đơn
hàng bất ngờ từ khách hàng quốc tế sẽ kích thích sự quan tâm của doanh nghiệp trong tìm
kiếm khách hàng quốc tế.
b) Có hoạt động marketing ra nước ngoài không thường xuyên
Trong một số thời điểm, do có sự dư thừa tạm thời bi giao động trong nhiều mức độ
sản xuất hoặc lượng nhu cầu, có thể tạo ra các hoạt động marketing ra nước ngoài không
thường xuyên. Hoạt động này chỉ mang nh tạm thời chứ không phải mang tính thường
xuyên lâu dài. Khi nhu cầu nội địa tăng lên thì doanh nghiệp có thể giảm bớt thậm chí cho
ngừng giao dịch bán hàng quốc tế. cấp độ này, hầu cấu trúc doanh nghiệp và dòng
sản phẩm của doanh nghiệp không có sự thay đổi rõ rệt. Thực tế có rất ít các doanh nghiệp
đang ở trạng thái này bởi các khách hàng quốc tế thường yêu cầu y dựng quan hệ thương
mại lâu dài hoạt động marketing quốc tế mang tính ngắn hạn này thường đạt mức lợi
nhuận rất hạn chế.
Như vậy, cả hai cấp độ nêu trên doanh nghiệp đều thực hiện marketing quốc tế
mang tính bị động nên khó có thể đạt đến thành công. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất ba
phương thức đặc trưng cho các quyết định chiến lược của các doanh nghiệp tham ra hoạt
động tại các thị trường quốc tế:
Marketing ra nước ngoài thường xuyên
Marketing đa quốc gia hoặc marketing quốc tế
Marketing toàn cầu
c) Có hoạt động marketing ra nước ngoài thường xuyên
Ở cấp độ này, doanh nghiệp đặt ra định mức sản xuất lâu dài phục vụ riêng cho việc
cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở những thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp có thể tìm đến
những trung gian nội địa hoặc nước ngoài hoặc tự mình xây dựng đội ngũ bán hàng hoặc
trung gian phân phối tại những thị trường quốc tế quan trọng. Trọng tâm của hoạt động sản
xuất vận hành ban đầu là để phục vụ thị trường trong nước, nhưng khi nhu cầu thtrường
quốc tế tăng cao, trọng tâm này dịch chuyển sang phục vụ những thị trường nước ngoài,
sản phẩm có sự điều chỉnh phù hợp với từng thị trường quốc tế. Hoạt động marketing cho
khách hàng nước ngoài vẫn tương tự như cách công ty phục vụ các khách hàng trong nước.
Chiến lược mở rộng thị trường nội địa này có thể đem lại nhiều lợi nhuận, phù hợp với các
công ty bắt đầu tiếp cận marketing quốc tế.
d) Marketing quốc tế hay marketing đa quốc gia
Ở cấp độ này, marketing quốc tế được các doanh nghiệp coi là hoạt động trọng tâm.
Họ dồn hết nỗ lực cho hoạt động tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất sản
phẩm cho từng thị trường và tiến hành đưa sản phẩm tới các thị trường đó. Công tác hoạch
định không chỉ trong lĩnh vực marketing mà còn bao gồm việc thiết lập sản xuất bên ngoài
phạm vi thị trường nội địa. Họ sẽ sản xuất và kinh doanh ở bất kỳ nơi nào tạo ra lợi thế về
chi phí. Khi mới thâm nhập thị trường mới, các doanh nghiệp có thlựa chọn liên doanh
với các đối tác trong nước, lập văn phòng đại diện hay công ty con, sau đó có thể chuyển
sang hình thức 100% vốn hoặc giữ nguyên phương thức kinh doanh lúc đầu… Với cấp độ
này, chiến lược marketing được thiết kế theo từng khu vực hoặc từng quốc gia. Những sản
phẩm dịch vụ sản xuất được tiêu chuẩn a theo từng khu vực, thích ứng thị hiếu, sở
thích tiêu dùng, khẩu vị... chung của mỗi khu vực thậm chí thị trường mỗi quốc gia có các
hỗn hợp marketing riêng biệt và ít có sự tương tác giữa các thị trường.
e) Marketing toàn cầu
Marketing quốc tế cũng có thể bao hàm việc ứng dụng một hỗn hợp Marketing giống
nhau ở tất cả các nước. Đó thực chất là Marketing không phân biệt hay marketing toàn cầu.
Ở cấp độ này, doanh nghiệp xem thế giới, kể cả thị trường “sân nhà”, thị trường chung
duy nhất. Doanh nghiệp vận dụng cùng một chiến lược ở tất cả các thị trường trên phạm vi
toàn cầu. Đặc điểm của marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược marketing và
vận dụng một cách đồng nhất cho tất cả thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt.
Marketing toàn cầu tập trung các nguồn lực và mục tiêu nhằm tận dụng các cơ hội và nhu
cầu toàn cầu. Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý. Một
công việc quan trọng trong marketing toàn cầu là phải hiểu biết để nhận ra rằng những kế
hoạch chương trình marketing thể mở rộng trên phạm vi thế giới nhưng đồng thời
cũng phải thích ứng tại những nơi này.
Việc vận hành các hoạt động kinh doanh quốc tế trong marketing toàn cầu phản ánh
không chỉ mức độ cạnh tranh ngày một gia ng từ qtrình toàn cầu hóa các thị trường
còn sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, cũng như slượng doanh nghiệp
cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các công ty toàn cầu marketing toàn cầu cụm từ
thường được dùng để tả quy mô hoạt độngđịnh hướng quản trị marketing của các
doanh nghiệp đang ở cấp độ này.
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Phản ứng của các doanh nghiệp trước các cơ hội thị trường quốc tế luôn bị tác động
bởi quan điểm của họ về thế giới. Howard Perlmutter, giáo tại Trường Kinh doanh
Wharton là nhà nghiên cứu tiên phong về toàn cầu hóa doanh nghiệp, đã phát triển mô hình
EPG ban đầu sau khi nghiên cứu các tập đoàn quốc tế xây dựng và phát triển doanh nghiệp
của họ vào năm 1976.
hình EPG ban đầu vạch ra ba định hướng xác định chiến lược kinh doanh quốc
tế của một tổ chức. Năm 1973, Perlmutter, cùng các đồng nghiệp của mình, Yoram Win
và Susan Douglas, đã thêm yếu tố thứ tư vào hình EPG: Regiocentrism _ Trung tâm
khu vực, phát triển thành mô hình EPRG.
Mô hình EPRG mô hình các tổ chức quốc tế có thể sử dụng để phát triển một
cách tiếp cận chiến lược toàn cầu nhằm mở rộng thị trường quốc tế. hình EPRG thể
hiện quan điểm định hướng quá trình quốc tế hóa đối với công ty, tổ chức. Mô hình EPRG
của Perlmutter bao gồm 4 giai đoạn trong quá trình mở cửa quốc tế, hình thành 4 lý thuyết:
Thuyết Trung tâm quốc gia ( thnocentrism, viết tắt là “Ethno”) E
Thuyết Trung tâm đa quốc gia ( olycentrism, viết tắt là “Poly”) P
Thuyết Trung tâm khu vực ( egiocentrism, viết tắt là “Regio”) R
Thuyết Trung tâm địa cầu ( eocentrism, viết tắt là “Geo” ) G
1.2.1. Thuyết Ethno_Thuyết trung tâm quốc gia (Ethnocentrism)
Thuyết Trung tâm quốc gia còn gọi là thuyết “dân tộc” hay thuyết “vị chủng”. Theo
thuyết này, hoạt động thị trường nước ngoài được coi thứ yếu so với các hoạt động
trong nước, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên hướng nhiều vào thị trường trong
nước. Nói cách khác, quan điểm một thời của các nhà quản trị Tây Âu (Anh, Pháp, Đức…)
ưu tiên thị trường trong nước vì có những ưu điểm vượt trội so với thị trường ngoài ớc.
Thuyết Ethno ra đời tồn tại khá u trong thời kỳ cách mạng công nghiệp c
nước Tây Âu. Khu vực này được coi “cái nôi” của chủ nghĩa tư bản, đại biểu của văn
minh công nghiệp thế giới. Theo thuyết này, thị trường trong nước hai yếu tố bản
xác định vượt trội so với thị trường nước ngoài, đó là trình độ kỹ thuật và nguồn nhân lực.
Trong khi đó, yêu cầu của nhà quản trị đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều sản phẩm nhằm
tăng doanh số và lợi nhuận. Để đáp ứng yêu cầu đó, kỹ thuật và nhân lực là hai yếu tố
ý nghĩa quyết định. Sự kết hợp của yếu tố kỹ thuật và nguồn nhân lực trong nước đã tạo ra
tính vượt trội của thị trường nội địa so với thị trường nước ngoài.
Các doanh nghiệp theo thuyết Ethno thường phát triển các kế hoạch cho thị trường
nước ngoài tại các văn phòng chính, sử dụng các chính sáchthủ tục giống như những
kế hoạch được thực hiện thị trường trong nước. Một bộ phận xuất khẩu hoặc bộ phận
quốc tế thường quản lý hoạt động marketing ở nước ngoài và nhân viên marketing chủ yếu
là công dân ở chính quốc. Ở một số công ty, thuyết “vị chủng” ng có nghĩa là bỏ qua các
cơ hội bên ngoài quốc gia.
1.2.2. Thuyết Poly_ Thuyết Trung tâm đa quốc gia (Polycentrism)
Ngược lại với thuyết Ethno, thuyết Poly_thuyết Trung tâm đa quốc gia hay thuyết đa
tâm_ lại chủ trương định hướng chiến lược kinh doanh ra ngoài, cụ thể là một số nước láng
giềng lân cận. Ví dụ nhà quản trị công ty Pháp định hướng hoạt động kinh doanh sang các
nước liền kề biên giới như: Ý, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha…
Thuyết Poly ra đời để giải quyết các mâu thuẩn nảy sinh từ thuyết Ethno. Những lợi
thế ban đầu về kỹ thuật nhân lực trong nước theo thuyết Ethno đã thúc đẩy quá trình
tích tụtập trung sản xuất của các công ty tăng nhanh. Điều đó dẫn tới sức sản xuất và
khả năng cung cấp được mở rộng, mâu thuẫn với sức tiêu thụ có hạn của thị trường trong
nước ngày càng trở n gay gắt. Các công ty bắt đầu sự nhận thức được tính đa dạng
của thị trường nước ngoài. Vì vậy, triết lý ở thời kỳ này cho rằng, nhân sự và kỹ thuật địa
phương phù hợp nhất để đối phó với điều kiện thị trường địa phương. Thực ra, tính đa dạng
hay khác biệt của thị trường lân cận lại có lợi thế bổ sung rất tốt trong việc cung cấp nguồn
tài nguyên và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Với quan điểm này, các công ty con được thành lập ở thị trường nước ngoài và mỗi
công ty con hoạt động độc lập với các công ty con khác và thiết lập các mục tiêu, kế hoạch
marketing của riêng mình.
1.2.3. Thuyết Regio_Thuyết Trung tâm khu vực (Regiocentrims)
Bản chất của thuyết này định hướng hoạt động kinh doanh mở rộng hơn nữa
bao trùm thị trường khu vực (hay châu lục). Không gian địachính trị của thị trường được
phát triển thêm một bước nữa. Nhà quản trcủa các công ty đa quốc gia cho rằng, thị trường
khu vực/châu lục ưu việt hơn vì có nhiều lợi thế hơn rõ rệt.
Theo quan đểm của thuyết trung tâm khu vực, sự khác biệt phong phú của thị
trường khu vực ngày càng mở rộng nhiều n so với thtrường một số ít quốc gia láng
giềng. Ví dụ, công ty Pháp khi định hướng hoạt động sang hầu hết các nước Châu Âu, kỹ
thuật và nhân lực của nhiều nước được liên kết lại sẽ vượt trội hơn một vài nước láng giềng
của Pháp. Thị trường lưu chuyển vốn và lao động mở rộng nhanh chóng, nguồn cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất được bổ sung rất lớn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ hấp dẫn hơn.
Các công ty theo quan điểm Trung m khu vực, xem xét các khu vực khác nhau là
những thị trường khác nhau. Một khu vực cụ thể với những đặc điểm quan trọng nhất định
được coi một thị trường duy nhất, bỏ qua ranh giới quốc gia, tìm cách phát triển một
chiến lược tích hợp cho cả khu vực. Các mục tiêu được đặt ra bằng cách đàm phán giữa trụ
sở chính và các nhà quản lý, công ty con trong khu vực.
1.2.4. Thuyết Trung tâm địa cầu (Geocentric)
Thuyết Trung tâm địa cầu hay còn gọi là thuyết “Địa tâm”, coi toàn bộ thế giới như
một thị trường duy nhất và phát triển một hỗn hợp marketing được tiêu chuẩn hóa, tạo ra
một hình ảnh thống nhất về công ty và các sản phẩm của công ty. Các chiến lược đúng đắn
của Marketing toàn cầu luôn đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tối
ưu. Theo thuyết này, các hoạt động kinh doanh bên ngoài chính quốc được điều hành bởi
các nhà quản lý có trình độ tốt nhất, bất kể thuộc quốc tịch nào.
Câu hỏi ôn tập, thảo luận
Câu 1. Phân tích các lý do thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận với marketing quốc tế?
Câu 2. Phân tích sự khác biệt giữa Marketing quốc tế và Marketing nội địa?
Câu 3. Trình bày bước hình thành marketing quốc tế?
Câu 4. Phân tích lợi ích đem lại cho các doanh nghiệp khi tham gia marketing quốc tế?
Câu 5. Trình bày nội dung bản của Thuyết trung tâm quốc gia, Thuyết trung tâm đa
quốc gia, thuyết trung tâm khu vực và thuyết trung tâm địa cầu?
Bài tập thực hành
Bài 1. VINAMILK vươn ra thị trường thế giới Tình huống
Hành trình hơn 25 năm vươn ra biển lớn với vai trò như người mở đường, tính đến
nay, sản phẩm Vinamilk đã được đón nhận tại 56 quốc gia trên toàn thế giới. con số
này chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai khi lợi thế cạnh tranh mà Vinamilk đang có là sự
kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, hương vị Việt Nam đặc sắc một thương hiệu xứng
đáng đại diện cho quốc gia trên thương trường quốc tế.
Thành lập năm 1976, Vinamilk một doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam.
Nhiều sản phẩm của doanh nghiệp này đã trở thành một hương vị không thể quên, gắn liền
với kỷ niệm của mỗi người, trở thành một phần trong mỗi gia đình Việt.
Mở được "cánh cửa" vào thị trường bằng việc phục vụ người Việt ở nước ngoài, rồi
từ đó, cộng đồng người Việt lại trở thành cầu nối để Vinamilk giới thiệu thương hiệu sữa
Việt với hương vị đặc sắc đến với người dân bản xứ. Đặc biệt ở một số nước trên thế giới,
café Việt Nam được người bản xứ yêu thích, một phần đến từ hương vị "có một không hai"
khi pha cùng sữa đặc Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam.
Trước khi đặt chân đến thị trường nào, Vinamilk dành nhiều năm liền để phát triển
sản phẩm, nghiên cứu thị trường nhằm đáp ng được các tiêu chuẩn của quốc gia sở tại,
vốn rất đa dạng, thậm chí khắt khe. Sự đầu nghiêm túc và bài bản trong hoạt động
R&D của Vinamilk đã được công nhận thông qua các chứng nhận quốc tế nHalal (Trung
Đông), Organic (Mỹ và Châu Âu), FDA (Mỹ)… Có thể nói, sự kết hợp giữa 2 yếu tố: sản
phẩm phù hợp địa phương và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp Vinamilk đi đến 56 quốc
gia vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khắt khe nhất như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore
Thời điểm Vinamilk tiếp cận thị trường châu Phi, khi ấy vùng đất đó "chưa gì".
Tuy nhiên, Vinamilk vẫn nhận thấy tiềm năng ở đây và kiên trì nghiên cứu, xâm nhập thị
trường. Đến năm 2012, thị trường châu Phi bắt đầu có sự phát triển rõ rệt, Vinamilk cũng
gặt hái được "quả ngọt" sau quá trình "nằm gai nếm mật". Tại Trung Đông, Vinamilk nhận
được sự tin yêu của người dân cũng bởi doanh nghiệp đã không quản ngại khó khăn, thách
thức để phát triển hoạt động kinh doanh tại đây. Đến nay, thể nói Vinamilk đã chỗ
đứng khó thay thế ở thị trường này.
Giữ vững và chủ động phân phối, sản xuất tại thị trường xuất khẩu truyền thống, song
song đầu tư cho nghiên cứu, cải tiến, phát triển sản phẩm và tăng cường xây dựng hệ thống
đối tác để mở rộng thị trường mới, tiềm năng là những phác họa về chặng đường tương lai
của Vinamilk. Nhưng không chỉ là chiến lược kinh doanh, chặng đường ấy còn có sứ mệnh
lớn là mang sản phẩm Việt đi xa hơn, đưa hương vị Việt Nam đến với nhiều đất nước hơn
để lại dấu ấn riêng của thương hiệu sữa với người tiêu dùng quốc tế như những
Vinamilk đã và đang làm được trong mấy chục năm qua.
( Dựa theo “Hương vị Việt Nam “hoa tiêu” đưa con tàu Vinamilk vươn ra thế giới”)
Câu hỏi:
1. Phân tích những lợi ích mà Vinamilk có được khi vươn ra thị trường thế giới?
2. Những yếu tố nào làm nên thành công của Vinamilk?
Bài 2: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Marketing quốc tế là:
A. Hoạt động marketing cho khách hàng nước ngoài
B. Hoạt động marketing cho sản phẩm nước ngoài
C. Hoạt động marketing hướng đến người mua tại hơn một quốc gia để sinh lợi
D. Hoạt động marketing có sử dụng ngoại tệ
2. Sự khác biệt của marketing quốc tế và marketing nội địa thể hiện ở:
A. Phạm vi Marketing quốc tế rộng, marketing nội địa hẹp
B. Marketing quốc tế được triển khai vượt ra khỏi biên giới quốc gia
C. Sản phẩm hàng hóa trong marketing quốc tế đa dạng hơn
D. Không có sự khác biệt giữa marketing quốc tế và marketing nội địa
3. Mục tiêu chủ yếu của Marketing quốc tế là:
A. Tìm hiểu nhu cầu và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài
B. Đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ tại thị trường nước ngoài
C. Đưa sản phẩm mới đến với người tiêu dùng nước ngoài.
D. Tối ưu hóa chi phí kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
4. Marketing toàn cầu được hiểu là:
A. Thực hiện hoạt động marketing trên khắp các quốc gia trên thế giới
B. Ứng dụng một hỗn hợp Marketing giống nhau ở tất cả thị trường các nước
C. Hoạt động marketing được thích ứng theo thị hiếu, sở thích của từng thị trường trên
toàn cầu
D. Áp dụng cùng một mức giá bán trên phạm vi toàn cầu
5. Đề cao tầm quan trọng của yếu tố kỹ thuật và con người của quốc gia mình, đó là đặc
điểm của thuyết:
A. Thuyết trung tâm quốc gia
B. Thuyết trung tâm đa quốc gia
C. Thuyết trung tâm khu vực
D. Thuyết trung tâm địa cầu
| 1/14

Preview text:

Marketing quoc te chuong 1 Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MARKETING QUỐC TẾ
TÓM TẮT KIẾN THỨC CHƯƠNG
Nội dung chương 1 giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về bối cảnh thị
trường thế giới hiện nay từ đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng kinh doanh quốc
tế và sự cần thiết thực hiện các hoạt động marketing quốc tế.
Chương 1 nêu ra khái niệm, nội dung và lợi ích của marketing quốc tế, chỉ ra sự khác
biệt giữa marketing quốc tế và marketing nội địa. Đồng thời, chương 1 cũng chỉ ra các cấp
độ hình thành và phát triển của marketing quốc tế.
Một công ty/tổ chức trong quá trình mở cửa quốc tế có thể phát triển theo 4 định
hướng của mô hình EPRG bao gồm: Thuyết trung tâm quốc gia, Thuyết trung tâm đa quốc
gia, Thuyết Trung tâm khu vực, Thuyết Trung tâm địa cầu.
1.1. BẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ
1.1.1. Bối cảnh thị trường thế giới hiện nay

Thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đều đã mở cửa tham
gia vào hệ thống thương mại thế giới. Không chỉ các tập đoàn, các công ty đa quốc gia
khổng lồ mới mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu mà kể các cá nhân cùng với các
doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng đã có những bước tiến trên thị trường quốc tế. Có thể nói
xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của tất cả các nhà kinh doanh
trong thời đại ngày nay.
Quốc tế hóa là quyết định của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm thâm nhập, mở rộng
thị trường, phát triển sản phẩm cùng các hình thức hoạt động khác ra khỏi biên giới một
quốc gia. Quốc tế hóa làm thay đổi triết lý trong quản lý điều hành và hành vi của doanh
nghiệp từ khi khởi sự tiến trình quốc tế cho đến tình trạng hiện thời. Quốc tế hóa chịu sự
tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô như dân số, kinh tế, chính
trị, luật pháp, công nghệ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Toàn cầu hóa kinh tế là bước phát triển cao hơn quốc tế hóa kinh tế. Theo quan điểm
rộng, toàn cầu hóa là một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Còn theo quan điểm hẹp, toàn cầu hóa là một khái niệm
kinh tế chỉ một quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự khan hiếm tài nguyên
và sự phân công lao động quốc tế buộc các quốc gia phải hợp tác với nhau theo nguyên tắc
lợi thế và hiệu quả. Có thể lấy ví dụ chiếc máy bay Boeing – sản phẩm được cấu trúc bởi
hơn 4,5 triệu linh kiện khác nhau, do hơn 40 cơ sở sản xuất chủ yếu của hàng chục quốc
gia trên thế giới thực hiện, trong đó những bộ phận và công đoạn chính được sản xuất ở
Mỹ. Điều này đã phản ánh rất rõ sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong
tiến trình kinh tế hiện nay.
Xét trên tổng thể, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc là do
những yếu tố cơ bản sau đây:
 Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ kỹ thuật
 Sự phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế
 Sự khan hiếm và cạn kiệt của các nguồn tài nguyên tự nhiên
 Nhu cầu phát triển kinh tế mỗi nước
 Nhu cầu về vốn đầu tư, nhu cầu cạnh tranh và nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xét trên khía cạnh doanh nghiệp, xu hướng toàn cầu hóa cũng mở ra cho doanh
nghiệp rất nhiều cơ hội trong kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp
thông qua xóa bỏ các rào cản biên giới về kinh tế và thương mại, đem lại cho doanh nghiệp
các cơ hội hợp tác liên doanh liên kết. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng một phần bởi các sự kiện diễn ra ở nước ngoài. Vì vậy,
việc mở rộng phạm vi hoạt động từ marketing trong nước sang marketing xuất khẩu,
marketing quốc tế và marketing toàn cầu trở thành xu hướng tất yếu.
Mặc dù các hoạt động của toàn cầu hóa rất đa dạng (như sản xuất và chế tạo toàn cầu,
tài chính quốc tế và quản lý quốc tế…) nhưng marketing quốc tế là một trong những chức
năng chính của bất kỳ doanh nghiệp quốc tế nào, do tầm quan trọng của chiến lược
marketing trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Hầu hết các nhà quản trị trên toàn cầu đã
nhận ra sự cần thiết phải phát triển các kỹ năng, năng khiếu và kiến thức marketing phù
hợp để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế. Sự xuất hiện của nền kinh tế thế giới
cởi mở hơn, toàn cầu hóa thị hiếu của người tiêu dùng và sự mở rộng không giới hạn của
internet và các ứng dụng di động đã làm gia tăng kết nối giữa các nền kinh tế và điều này
khiến marketing trở thành một thành phần quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh doanh
quốc tế nào. Mối quan tâm hiện tại đối với marketing quốc tế cũng có thể được giải thích
bằng sự thay đổi cấu trúc cạnh tranh, cùng với thay đổi về đặc điểm nhu cầu trên toàn thế
giới. Với toàn cầu hóa ngày càng gia tăng ở các thị trường, các doanh nghiệp không thể
tránh khỏi việc đối mặt với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp nước ngoài ngay
cả trong biên giới lãnh thổ của mình. Chính vì lẽ đó, lĩnh vực marketing quốc tế ngày càng
phát triển. Marketing quốc tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp ích
cho cả quốc gia và góp phần vào hòa bình và thịnh vượng chung toàn cầu.
1.1.2. Khái niệm marketing quốc tế a) Khái niệm
Theo cách tiếp cận cổ điển, marketing được xem là chức năng tìm kiếm khách hàng
cho sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp quyết định cung cấp. Khi đó, hoạt động marketing
tập trung chủ yếu trong khâu tiêu thụ, hướng vào việc lựa chọn sản phẩm có lợi để đưa vào
thị trường, phải tính đến chi phí sản xuất và các nguồn lực sẵn có, sau đó sẽ dùng các
phương thức để thuyết phục khách hàng mua hàng hóa dịch vụ. Theo phương thức tiếp cận
hiện đại, marketing là hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá những cơ hội
thị trường trước khi quyết định đặc tính của sản phẩm sẽ đưa ra, đánh giá nhu cầu tiềm
năng đối với nhiều loại hàng hóa, xác định những đặc tính cơ bản của sản phẩm sao cho
phù hợp với nhu cầu khách hàng, dự đoán giá cả mà khách hàng sẵn sàng chi cho sản phẩm
đó và sau đó cung cấp những hàng hóa đáp ứng những nhu cầu đó. Theo cách tiếp cận này,
hoạt động marketing phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng về hàng về hàng hóa dịch
vụ. Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các
nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ có nhu cầu hay mong muốn thông qua việc
tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác. Marketing là
một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ
thông qua các hình thức trao đổi
. Từ khái niệm này có thể hiểu marketing là tập hợp các
hoạt động hoạt động liên quan đến:
 Tập trung vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng
 Xác định các phương pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và mong muốn đó.
 Thông qua quá trình đem lại sự hài lòng cho khách hàng đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.
Vậy sự khác biệt của Marketing quốc tế là gì? Ở cấp độ đơn giản nhất, marketing
quốc tế liên quan đến việc doanh nghiệp đưa ra một hoặc nhiều quyết định về hỗn hợp
marketing xuyên biên giới quốc gia. Ở mức độ phức tạp hơn, marketing quốc tế liên quan
đến tất cả các chức năng của marketing được thực hiện ở nhiều quốc gia. Ở mức độ phức
tạp nhất, nó liên quan đến việc doanh nghiệp thiết lập các cơ sở sản xuất/chế biến và điều
phối các chiến lược marketing trên toàn thế giới.
Gerald Albaum và ctg (2002) đã nhận định marketing quốc tế là một hoạt động kinh
doanh bao gồm việc lập kế hoạch, xúc tiến, phân phối và quy định giá những hàng hóa và
dịch vụ để thỏa mãn những mong muốn của các trung gian và người tiêu dùng cuối cùng
bên ngoài biên giới chính trị. Trong khi đó, P.Cateora (International Marketing- 15th
edition- 2010) định nghĩa marketing quốc tế là những hoạt động kinh doanh hướng dòng
hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng hay người sử dụng cuối cùng trong
hơn một quốc gia vì mục tiêu lợi nhuận. Robin Lowe (2022) cho rằng, marketing quốc tế
liên quan đến việc tổ chức đưa ra một hoặc nhiều quyết định về marketing hỗn hợp vượt
ra khỏi biên giới quốc gia.
Theo Warren. J.Keegan (2019), Marketing quốc tế là quá trình hướng tới sự tối ưu
các nguồn lực và mục tiêu của công ty/tổ chức trên cơ sở khai thác tốt các cơ hội của thị
trường toàn cầu. Theo đó, marketing không chỉ chú trọng vào nhu cầu và mong muốn của
khách hàng mà cần thường xuyên tính đến và đối phó với những biến đổi của môi trường
bên ngoài doanh nghiệp. Bởi chính sự biến đổi của môi trường cũng làm cho nhu cầu và
mong muốn của người tiêu dùng thay đổi.
Những khái niệm trên đây về marketing quốc tế đều có điểm chung là khẳng định sự
giống nhau về nguyên tắc, quy trình và nội dung cơ bản của marketing nội địa và marketing
quốc tế, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về phạm vi và môi trường mà ở đó doanh nghiệp áp
dụng chúng. Như vậy, hiểu một cách khái quát Marketing quốc tế là quá trình triển khai
các hoạt động kinh doanh được thiết kế nhằm hoạch định, thiết lập giá, xúc tiến và hướng

dòng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đến người mua hay người dùng tại
hơn một quốc gia để sinh lời
.
b) Sự khác biệt giữa marketing quốc tế và marketing nội địa
Sự khác biệt giữa “marketing quốc tế” và “marketing nội địa” dường như chỉ ở vế
sau của khái niệm marketing quốc tế, nghĩa là hoạt động marketing phải được triển khai
tại hơn một quốc gia. Tuy nhiên, khi marketing được triển khai ở phạm vi “tại hơn một
quốc gia” sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề phức tạp và đa dạng. Sự khác biệt không phải nằm
ở các khái niệm mà chính là ở môi trường mà các hoạt động marketing được triển khai. Sự
khác biệt về môi trường hoạt động kéo theo hàng loạt các chiến lược đa dạng cần thiết để
đương đầu. Trong marketing quốc tế, các nhà quản trị marketing gặp phải các rào cản
thương mại, nền văn hóa khác nhau và hệ thống luật pháp khác biệt. Marketing quốc tế
liên quan đến làm việc với ngoại tệ, hàng hóa thường di chuyển lâu hơn và các thủ tục,
chứng từ phức tạp hơn. Mặc dù những khái niệm và nguyên tắc marketing đều như nhau ở
các quốc gia thì môi trường người làm marketing phải triển khai kế hoạch lại thay đổi
chóng mặt giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng này với vùng khác. Điều này
đòi hỏi các nhà quản trị marketing quốc tế phải có năng lực thích ứng tốt hơn, đáp ứng các
yêu cầu cụ thể và khác biệt của thị trường nước ngoài so với thị trường trong nước. Những
đặc điểm khác biệt giữa marketing nội địa và Marketing quốc tế được thể hiện qua bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa marketing quốc tế và marketing nội địa Marketing nội địa Marketing quốc tế
• Dữ liệu nghiên cứu dễ tiếp cận;
• Dữ liệu nghiên cứu bằng ngôn ngữ
nước ngoài khó hiểu và khó tiếp cận;
• Việc giao dịch kinh doanh dựa trên
• Việc giao dịch kinh doanh liên quan một đồng tiền;
đến nhiều đồng tiền với tỷ giá biến động lớn;
• Nhân viên hiểu thấu đáo về thị
• Nhân viên có thể hiểu chưa đầy đủ về trường trong nước;
các thị trường nước ngoài;
• Hiểu rõ những quy định về luật
• Có thể không nắm vững các quy định pháp; về pháp luật;
• Việc kinh doanh được thực hiện
• Việc kinh doanh có thể phải dùng đến bằng một ngôn ngữ;
nhiều hơn một ngôn ngữ
• Việc xây dựng các thông điệp
• Việc xây dựng các thông điệp truyền
truyền thông chỉ cần xét đến văn hóa
thông phải xét đến sự khác biệt về văn
của thị trường nội địa. hóa..
• Phân đoạn thị trường diễn ra trong
• Các đoạn thị trường giống nhau có thể phạm vi một nước
ở nhiều nước khác nhau
• Truyền thông và kiểm soát được
• Khó truyền thông và kiểm soát
thực hiện ngay và trực tiếp
• Khó đánh giá rủi ro do môi trường
• Rủi ro kinh doanh được xác định và không ổn định đánh giá thường xuyên
• Thường phải áp dụng những hệ thống
• Hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát
kế hoạch tổ chức và kiểm soát phức tạp và
được thực hiện có thể đơn giản, trực tiếp đa dạng
• Bộ phận marketing có thể có sự
• Các nhà quản lý marketing cần có kiến chuyên môn hóa
thức và kỹ năng marketing vừa rộng vừa sâu
• Việc phân phối và kiểm soát tín
• Việc phân phối và kiểm soát tín dụng
dụng tiến hành dễ dàng có thể phức tạp
• Tài liệu bán hàng đơn giản
• Tài liệu bán hàng đa dạng và phức tạp
• Các kênh phân phối dễ điều chỉnh
• Các kênh phân phối thường khó kiểm và kiểm soát
soát và điều chỉnh vì thông qua trung gian
• Hành vi của các đối thủ cạnh tranh
• Khó phát hiện và đánh giá hành vi của
dễ nhận biết và đánh giá được đối thủ cạnh tranh
1.1.3. Nội dung và lợi ích của marketing quốc tế
a) Nội dung của Marketing quốc tế
Hoạt động marketing quốc tế phải được thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với từng
thị trường khác nhau, bao gồm:
• Tìm hiểu nhu cầu và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài.
Trong kinh doanh quốc tế, mỗi nhà kinh doanh đóng vai trò người khám phá, phát hiện các
nhu cầu mới thông qua hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trường, phân đoạn thị trường và
tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng của mỗi nước. Ví dụ, hãng máy giặt Nhật
Bản cần biết người Châu Âu thường giặt quần áo bằng nước ấm 60 độ nhưng người Mỹ lại
giặt ở nhiệt độ thấp hơn, hãng đồng hồ đeo tay Thụy Sĩ cần biết cổ tay người Châu Á nhỏ
hơn so với người Châu Âu và Bắc Mỹ.
• Phân tích môi trường: nhằm nắm bắt kịp thời các yếu tố tâm lý xã hội của khách
hàng trong việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, phân tích vị trí các đối thủ cạnh tranh ở
thị trường nước ngoài.
• Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp cần tập trung
vào đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể thực thi tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.
• Quyết định chính sách hay chiến lược thị trường cùng với chiến lược thâm nhập thị trường cụ thể.
• Lập kế hoạch và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng mong muốn: Đặc
thù của Marketing quốc tế là thích ứng sản phẩm/ tiêu chuẩn hóa sản phẩm với các nhu cầu
mong muốn của thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu chủng loại sản
phẩm phù hợp về số lượng, chất lượng mà thị trường nước ngoài mong đợi theo từng nền văn hóa đặc thù.
• Định giá bán sản phẩm nhằm thỏa mãn cả người tiêu dùng và lợi nhuận mong
muốn của nhà sản xuất.
• Phân phối sản phẩm thông qua các kênh một cách thuận tiện cho khách hàng.
• Thực hiện các chương trình xúc tiến sản phẩm trên thị trường nước ngoài.
• Thiết kế các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khách hàng trước và sau khi bán nhằm đảm
bảo rằng họ hài lòng, tạo điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai.
b) Lợi ích của marketing quốc tế
Việc mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới cho phép các doanh nghiệp (bao gồm
cả doanh nghiệp lớn và nhỏ) tăng tỷ lệ lợi nhuận bằng cách mà các doanh nghiệp trong
nước không có. Lợi ích của marketing quốc tế có thể thấy được trên một số khía cạnh:
Mở rộng thị trường, tăng doanh số
Các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế có thể đạt mức doanh số lớn hơn
nhờ thị trường được mở rộng và nhờ thực hiện chuyển giao các khả năng riêng biệt của
mình. Các khả năng riêng biệt được định nghĩa là những điểm mạnh duy nhất cho phép
doanh nghiệp đạt được hiệu quả, chất lượng, đổi mới, hoặc sự nhạy cảm với khách hàng
cao hơn. Những điểm mạnh này thường được thể hiện trong sản phẩm đưa ra mà các doanh
nghiệp khác khó làm theo hoặc bắt chước. Như vậy, các khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng
cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng làm cho doanh nghiệp có thể hạ thấp chi
phí trong việc tạo ra giá trị và/ hoặc thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị theo cách dẫn
đến sự khác biệt hóa và đặt giá cao hơn. Với các khả năng riêng biệt có giá trị, các doanh
nghiệp thường có thể đạt mức doanh số khổng lồ bằng việc thực hiện những khả năng riêng
biệt đó và bằng các sản phẩm sản xuất ra, cho các thị trường nước ngoài mà ở đó các đối
thủ bản địa thiếu các khả năng và sản phẩm tương tự.
Tiếp cận các nguồn tài nguyên
Việc thâm nhập vào thị trường các quốc gia nước ngoài cho phép các doanh nghiệp
có cơ hội tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô hoặc đầu vào quan trọng để giúp giảm chi phí
và các chi phí vận hành.
Nâng cao hiệu quả hoạt động
- Đạt lợi thế nhờ vị trí: Lợi thế vị trí là lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạt động
tạo ra giá trị ở vị trí tối ưu đối với hoạt động đó, bất kể nơi nào trên thế giới (với các chí
phí vận chuyển và các hàng rào thương mại cho phép). Định vị một hoạt động tạo ra giá trị
ở vị trí tối ưu cho hoạt động đó có thể có một trong hai ảnh hưởng: hạ thấp chi phí của việc
tạo ra giá trị, giúp doanh nghiệp đạt được vị thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp; hoặc giúp
doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm của mình và đặt giá cao. Do đó, các nỗ lực hiện thực
hóa lợi thế vị trí nhất quán với các chiến lược ở cấp doanh nghiệp nói chung về chi phí thấp
và sự khác biệt hóa sản phẩm.
- Lợi thế nhờ quy mô: Việc tham gia vào hoạt động quốc tế cho phép doanh nghiệp
có thể hạ thấp chi phí nhờ có được lợi thế qui mô và hiệu ứng "đường cong kinh nghiệm".
Lợi thế qui mô cho phép giảm chi phí cố định của một sản phẩm do chia chi phí cố định
theo mức sản lượng lớn. Tác động của đường cong kinh nghiệm sẽ làm giảm chi phí khả
biến đơn vị sản phẩm do nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Tuy nhiên, hiệu
quả kinh tế theo quy mô có thể không có được nếu thị hiếu của khách hàng trong nước và
những đặc điểm khác ở các nước khác nhau đòi hỏi một số các điều chỉnh sản phẩm - phụ
thuộc vào các sản phẩm liên quan và phương pháp sản xuất ra sản phẩm đó. Hơn nữa, cần
lưu ý rằng chi phí cho việc thâm nhập vào thị trường (quảng cáo và xúc tiến, thiết lập mạng
lưới phân phối...) có thể vượt quá những tiết kiệm trong sản xuất.
- “Trẻ hóa” chu kỳ sống sản phẩm: Tham gia vào thị trường quốc tế đưa một sản
phẩm gần kết thúc chu kỳ sống ở thị trường trong nước nhưng bắt đầu chu kỳ ở một thị
trường nước ngoài. Doanh nghiệp có thể trẻ hóa chu kỳ sống sản phẩm bằng cách mở rộng
sang các thị trường phát triển thấp hơn. Cách tiếp cận này khả thi khi nhu cầu với sản phẩm
đang suy giảm ở nước sở tại nhưng lại gia tăng ở các thị trường nước ngoài.
- Giảm bớt áp lực cạnh tranh: Đối với một số dòng sản phẩm, cạnh tranh ở thị trường
nước ngoài có thể ít gay gắt hơn so với thị trường trong nước và doanh nghiệp chuyển sang
thị trường ít cạnh tranh hơn để tận dụng lợi thế của thị trường đó.
- Giải quyết năng lực dư thừa: Việc tham gia thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp
giải quyết năng lực sản xuất dư thừa. Họ có thể sản xuất để xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài với chi phí cận biên tối ưu trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Nâng cao kỹ năng quản trị: Kinh doanh ở thị trường nước ngoài sẽ giúp các nhà
quản trị tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công việc tổ chức quản trị công ty, kinh
nghiệm nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng
chiến lược marketing quốc tế. Từng cá nhân nhà quản trị có thể có những ý tưởng mới mẻ
hay những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề, từ đó phát triển kỹ năng quản lý
chung của họ và nâng cao hiệu suất cá nhân. Những mối quan hệ và kinh nghiệm có duy
thông qua sự bán hàng ra nước ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh trong nước của mình.
1.1.4. Các cấp độ tham gia marketing quốc tế
Trên thế giới hiện nay vẫn còn những ý kiến khác nhau về sự ra đời của Marketing
và Marketing quốc tế. Nhiều tác giả Mỹ, điển hình là R. Bartels và W.Laser, đã xác định
rằng, Marketing được ra đời ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, cụ thể hơn là những năm 1906-1911.
Trong thời gian đó, phạm vi hoạt động của Marketing chỉ giới hạn ở một thị trường địa
phương nên còn gọi là Marketing địa phương (Local Marketing), hay Marketing nội địa
(Domestic Marketing) hay Marketing quốc gia (National Marketing).
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, Marketing quốc tế đã bắt đầu từ cuối thế kỷ
17 (năm 1675) ở nước Pháp. Điều này được thể hiện trong công trình nghiên cứu còn để
lại của Jacques Lavary, tác giả nổi tiếng người Pháp được đánh giá cao như Philip Kotler
hiện nay. Trong nội dung công trình nghiên cứu này, J. Lavary đã phân tích đầy đủ vai trò
của các thương nhân trung gian không chỉ trong phạm vi quốc gia hay khu vực mà còn mở
rộng trên toàn thế giới. Ngay từ lúc đó, Lavary đã có tầm nhìn rộng về các kênh phân phối
trong marketing quốc tế. Trong tác phẩm của mình, Lavary đã sớm phát triển nội dung lý
luận về Marketing quốc tế cũng như thương mại thế giới. Ông đề cập có hệ thống vai trò
của người thợ thủ công, nhà sản xuất lớn, nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng.
Không những thế, ông còn đề cập đến cả vấn đề tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thích ứng sản
phẩm với nhu cầu biến động của thị trường, kể cả tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng ở
các khu vực thị trường khác nhau. Như vậy, lý thuyết về marketing quốc tế đã xuất hiện từ
rất sớm, phù hợp với sự vận động xã hội học của thế giới và thích ứng với nhu cầu đa dạng
của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.
Một khi doanh nghiệp muốn bước chân ra thị trường quốc tế, họ sẽ phải lựa chọn cấp
độ tham gia và cam kết marketing cần thực hiện. Để đưa ra những quyết định như vậy đòi
hỏi sự nghiên cứu thận trọng cũng như phân tích kỹ tiềm năng thị trường cũng như năng
lực của doanh nghiệp. Sự tham gia vào hoạt động Marketing quốc tế của doanh nghiệp
được thể hiện trong năm cấp độ. Mặc dù các cấp độ này được thể hiện theo thứ tự tuyến
tính nhưng không có nghĩa một doanh nghiệp phải phát triển tuần tự từ cấp độ này đến cấp
độ tiếp theo mà họ có thể bắt đầu tham gia Marketing quốc tế ở bất cứ cấp độ nào hoặc
cùng lúc tham gia ở nhiều cấp độ.
a) Không có hoạt động marketing trực tiếp ra nước ngoài
Doanh nghiệp đang ở cấp độ đầu tiên này thường không chủ động phát triển hệ thống
khách hàng bên ngoài biên giới nước mình. Tuy nhiên, bằng cách nào đó sản phẩm của họ
vẫn có ở thị trường nước ngoài. Thường là doanh nghiệp bán sản phẩm cho các doanh
nghiệp bán buôn hay các khách hàng nước ngoài chủ động liên hệ với họ, hoặc sản phẩm
của họ có mặt ở nước ngoài thông qua hệ thống nhà bán sỉ hay bán lẻ có quy mô quốc tế
mà không cần sự khuyến khích công khai hay sự nhận biết từ chính nhà sản xuất. Có trường
hợp khách hàng nước ngoài đặt hàng trên các trang web của doanh nghiệp. Những đơn
hàng bất ngờ từ khách hàng quốc tế sẽ kích thích sự quan tâm của doanh nghiệp trong tìm
kiếm khách hàng quốc tế.
b) Có hoạt động marketing ra nước ngoài không thường xuyên
Trong một số thời điểm, do có sự dư thừa tạm thời bởi giao động trong nhiều mức độ
sản xuất hoặc lượng nhu cầu, có thể tạo ra các hoạt động marketing ra nước ngoài không
thường xuyên. Hoạt động này chỉ mang tính tạm thời chứ không phải mang tính thường
xuyên lâu dài. Khi nhu cầu nội địa tăng lên thì doanh nghiệp có thể giảm bớt thậm chí cho
ngừng cá giao dịch bán hàng quốc tế. Ở cấp độ này, hầu cấu trúc doanh nghiệp và dòng
sản phẩm của doanh nghiệp không có sự thay đổi rõ rệt. Thực tế có rất ít các doanh nghiệp
đang ở trạng thái này bởi các khách hàng quốc tế thường yêu cầu xây dựng quan hệ thương
mại lâu dài và hoạt động marketing quốc tế mang tính ngắn hạn này thường đạt mức lợi nhuận rất hạn chế.
Như vậy, ở cả hai cấp độ nêu trên doanh nghiệp đều thực hiện marketing quốc tế
mang tính bị động nên khó có thể đạt đến thành công. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất ba
phương thức đặc trưng cho các quyết định chiến lược của các doanh nghiệp tham ra hoạt
động tại các thị trường quốc tế:
 Marketing ra nước ngoài thường xuyên
 Marketing đa quốc gia hoặc marketing quốc tế  Marketing toàn cầu
c) Có hoạt động marketing ra nước ngoài thường xuyên
Ở cấp độ này, doanh nghiệp đặt ra định mức sản xuất lâu dài phục vụ riêng cho việc
cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở những thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp có thể tìm đến
những trung gian nội địa hoặc nước ngoài hoặc tự mình xây dựng đội ngũ bán hàng hoặc
trung gian phân phối tại những thị trường quốc tế quan trọng. Trọng tâm của hoạt động sản
xuất và vận hành ban đầu là để phục vụ thị trường trong nước, nhưng khi nhu cầu thị trường
quốc tế tăng cao, trọng tâm này dịch chuyển sang phục vụ những thị trường nước ngoài,
sản phẩm có sự điều chỉnh phù hợp với từng thị trường quốc tế. Hoạt động marketing cho
khách hàng nước ngoài vẫn tương tự như cách công ty phục vụ các khách hàng trong nước.
Chiến lược mở rộng thị trường nội địa này có thể đem lại nhiều lợi nhuận, phù hợp với các
công ty bắt đầu tiếp cận marketing quốc tế.
d) Marketing quốc tế hay marketing đa quốc gia
Ở cấp độ này, marketing quốc tế được các doanh nghiệp coi là hoạt động trọng tâm.
Họ dồn hết nỗ lực cho hoạt động tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất sản
phẩm cho từng thị trường và tiến hành đưa sản phẩm tới các thị trường đó. Công tác hoạch
định không chỉ trong lĩnh vực marketing mà còn bao gồm việc thiết lập sản xuất bên ngoài
phạm vi thị trường nội địa. Họ sẽ sản xuất và kinh doanh ở bất kỳ nơi nào tạo ra lợi thế về
chi phí. Khi mới thâm nhập thị trường mới, các doanh nghiệp có thể lựa chọn liên doanh
với các đối tác trong nước, lập văn phòng đại diện hay công ty con, sau đó có thể chuyển
sang hình thức 100% vốn hoặc giữ nguyên phương thức kinh doanh lúc đầu… Với cấp độ
này, chiến lược marketing được thiết kế theo từng khu vực hoặc từng quốc gia. Những sản
phẩm và dịch vụ sản xuất được tiêu chuẩn hóa theo từng khu vực, thích ứng thị hiếu, sở
thích tiêu dùng, khẩu vị... chung của mỗi khu vực thậm chí thị trường mỗi quốc gia có các
hỗn hợp marketing riêng biệt và ít có sự tương tác giữa các thị trường.
e) Marketing toàn cầu
Marketing quốc tế cũng có thể bao hàm việc ứng dụng một hỗn hợp Marketing giống
nhau ở tất cả các nước. Đó thực chất là Marketing không phân biệt hay marketing toàn cầu.
Ở cấp độ này, doanh nghiệp xem thế giới, kể cả thị trường “sân nhà”, là thị trường chung
duy nhất. Doanh nghiệp vận dụng cùng một chiến lược ở tất cả các thị trường trên phạm vi
toàn cầu. Đặc điểm của marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược marketing và
vận dụng một cách đồng nhất cho tất cả thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt.
Marketing toàn cầu tập trung các nguồn lực và mục tiêu nhằm tận dụng các cơ hội và nhu
cầu toàn cầu. Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý. Một
công việc quan trọng trong marketing toàn cầu là phải hiểu biết để nhận ra rằng những kế
hoạch và chương trình marketing có thể mở rộng trên phạm vi thế giới nhưng đồng thời
cũng phải thích ứng tại những nơi này.
Việc vận hành các hoạt động kinh doanh quốc tế trong marketing toàn cầu phản ánh
không chỉ mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng từ quá trình toàn cầu hóa các thị trường
mà còn là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, cũng như số lượng doanh nghiệp
cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các công ty toàn cầu và marketing toàn cầu là cụm từ
thường được dùng để mô tả quy mô hoạt động và định hướng quản trị marketing của các
doanh nghiệp đang ở cấp độ này.
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Phản ứng của các doanh nghiệp trước các cơ hội thị trường quốc tế luôn bị tác động
bởi quan điểm của họ về thế giới. Howard Perlmutter, giáo sư tại Trường Kinh doanh
Wharton là nhà nghiên cứu tiên phong về toàn cầu hóa doanh nghiệp, đã phát triển mô hình
EPG ban đầu sau khi nghiên cứu các tập đoàn quốc tế xây dựng và phát triển doanh nghiệp của họ vào năm 1976.
Mô hình EPG ban đầu vạch ra ba định hướng xác định chiến lược kinh doanh quốc
tế của một tổ chức. Năm 1973, Perlmutter, cùng các đồng nghiệp của mình, Yoram Win
và Susan Douglas, đã thêm yếu tố thứ tư vào Mô hình EPG: Regiocentrism _ Trung tâm
khu vực, phát triển thành mô hình EPRG.
Mô hình EPRG là mô hình mà các tổ chức quốc tế có thể sử dụng để phát triển một
cách tiếp cận chiến lược toàn cầu nhằm mở rộng thị trường quốc tế. Mô hình EPRG thể
hiện quan điểm định hướng quá trình quốc tế hóa đối với công ty, tổ chức. Mô hình EPRG
của Perlmutter bao gồm 4 giai đoạn trong quá trình mở cửa quốc tế, hình thành 4 lý thuyết:
 Thuyết Trung tâm quốc gia (Ethnocentrism, viết tắt là “Ethno”)
 Thuyết Trung tâm đa quốc gia (Polycentrism, viết tắt là “Poly”)
 Thuyết Trung tâm khu vực (Regiocentrism, viết tắt là “Regio”) 
Thuyết Trung tâm địa cầu (Geocentrism, viết tắt là “Geo” )
1.2.1. Thuyết Ethno_Thuyết trung tâm quốc gia (Ethnocentrism)
Thuyết Trung tâm quốc gia còn gọi là thuyết “dân tộc” hay thuyết “vị chủng”. Theo
thuyết này, hoạt động ở thị trường nước ngoài được coi là thứ yếu so với các hoạt động
trong nước, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên hướng nhiều vào thị trường trong
nước. Nói cách khác, quan điểm một thời của các nhà quản trị Tây Âu (Anh, Pháp, Đức…)
là ưu tiên thị trường trong nước vì có những ưu điểm vượt trội so với thị trường ngoài nước.
Thuyết Ethno ra đời và tồn tại khá lâu trong thời kỳ cách mạng công nghiệp ở các
nước Tây Âu. Khu vực này được coi là “cái nôi” của chủ nghĩa tư bản, đại biểu của văn
minh công nghiệp thế giới. Theo thuyết này, thị trường trong nước có hai yếu tố cơ bản
xác định vượt trội so với thị trường nước ngoài, đó là trình độ kỹ thuật và nguồn nhân lực.
Trong khi đó, yêu cầu của nhà quản trị là đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều sản phẩm nhằm
tăng doanh số và lợi nhuận. Để đáp ứng yêu cầu đó, kỹ thuật và nhân lực là hai yếu tố có
ý nghĩa quyết định. Sự kết hợp của yếu tố kỹ thuật và nguồn nhân lực trong nước đã tạo ra
tính vượt trội của thị trường nội địa so với thị trường nước ngoài.
Các doanh nghiệp theo thuyết Ethno thường phát triển các kế hoạch cho thị trường
nước ngoài tại các văn phòng chính, sử dụng các chính sách và thủ tục giống như những
kế hoạch được thực hiện ở thị trường trong nước. Một bộ phận xuất khẩu hoặc bộ phận
quốc tế thường quản lý hoạt động marketing ở nước ngoài và nhân viên marketing chủ yếu
là công dân ở chính quốc. Ở một số công ty, thuyết “vị chủng” cũng có nghĩa là bỏ qua các
cơ hội bên ngoài quốc gia.
1.2.2. Thuyết Poly_ Thuyết Trung tâm đa quốc gia (Polycentrism)
Ngược lại với thuyết Ethno, thuyết Poly_thuyết Trung tâm đa quốc gia hay thuyết đa
tâm_ lại chủ trương định hướng chiến lược kinh doanh ra ngoài, cụ thể là một số nước láng
giềng lân cận. Ví dụ nhà quản trị công ty Pháp định hướng hoạt động kinh doanh sang các
nước liền kề biên giới như: Ý, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha…
Thuyết Poly ra đời để giải quyết các mâu thuẩn nảy sinh từ thuyết Ethno. Những lợi
thế ban đầu về kỹ thuật và nhân lực trong nước theo thuyết Ethno đã thúc đẩy quá trình
tích tụ và tập trung sản xuất của các công ty tăng nhanh. Điều đó dẫn tới sức sản xuất và
khả năng cung cấp được mở rộng, mâu thuẫn với sức tiêu thụ có hạn của thị trường trong
nước ngày càng trở nên gay gắt. Các công ty bắt đầu có sự nhận thức được tính đa dạng
của thị trường nước ngoài. Vì vậy, triết lý ở thời kỳ này cho rằng, nhân sự và kỹ thuật địa
phương phù hợp nhất để đối phó với điều kiện thị trường địa phương. Thực ra, tính đa dạng
hay khác biệt của thị trường lân cận lại có lợi thế bổ sung rất tốt trong việc cung cấp nguồn
tài nguyên và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Với quan điểm này, các công ty con được thành lập ở thị trường nước ngoài và mỗi
công ty con hoạt động độc lập với các công ty con khác và thiết lập các mục tiêu, kế hoạch marketing của riêng mình.
1.2.3. Thuyết Regio_Thuyết Trung tâm khu vực (Regiocentrims)
Bản chất của thuyết này là định hướng hoạt động kinh doanh mở rộng hơn nữa và
bao trùm thị trường khu vực (hay châu lục). Không gian địa lý chính trị của thị trường được
phát triển thêm một bước nữa. Nhà quản trị của các công ty đa quốc gia cho rằng, thị trường
khu vực/châu lục ưu việt hơn vì có nhiều lợi thế hơn rõ rệt.
Theo quan đểm của thuyết trung tâm khu vực, sự khác biệt và phong phú của thị
trường khu vực ngày càng mở rộng nhiều hơn so với thị trường một số ít quốc gia láng
giềng. Ví dụ, công ty Pháp khi định hướng hoạt động sang hầu hết các nước Châu Âu, kỹ
thuật và nhân lực của nhiều nước được liên kết lại sẽ vượt trội hơn một vài nước láng giềng
của Pháp. Thị trường lưu chuyển vốn và lao động mở rộng nhanh chóng, nguồn cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất được bổ sung rất lớn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ hấp dẫn hơn.
Các công ty theo quan điểm Trung tâm khu vực, xem xét các khu vực khác nhau là
những thị trường khác nhau. Một khu vực cụ thể với những đặc điểm quan trọng nhất định
được coi là một thị trường duy nhất, bỏ qua ranh giới quốc gia, tìm cách phát triển một
chiến lược tích hợp cho cả khu vực. Các mục tiêu được đặt ra bằng cách đàm phán giữa trụ
sở chính và các nhà quản lý, công ty con trong khu vực.
1.2.4. Thuyết Trung tâm địa cầu (Geocentric)
Thuyết Trung tâm địa cầu hay còn gọi là thuyết “Địa tâm”, coi toàn bộ thế giới như
một thị trường duy nhất và phát triển một hỗn hợp marketing được tiêu chuẩn hóa, tạo ra
một hình ảnh thống nhất về công ty và các sản phẩm của công ty. Các chiến lược đúng đắn
của Marketing toàn cầu luôn đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tối
ưu. Theo thuyết này, các hoạt động kinh doanh bên ngoài chính quốc được điều hành bởi
các nhà quản lý có trình độ tốt nhất, bất kể thuộc quốc tịch nào.
Câu hỏi ôn tập, thảo luận
Câu 1. Phân tích các lý do thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận với marketing quốc tế?
Câu 2. Phân tích sự khác biệt giữa Marketing quốc tế và Marketing nội địa?
Câu 3. Trình bày bước hình thành marketing quốc tế?
Câu 4. Phân tích lợi ích đem lại cho các doanh nghiệp khi tham gia marketing quốc tế?
Câu 5. Trình bày nội dung cơ bản của Thuyết trung tâm quốc gia, Thuyết trung tâm đa
quốc gia, thuyết trung tâm khu vực và thuyết trung tâm địa cầu?
Bài tập thực hành
Bài 1. Tình huống VINAMILK vươn ra thị trường thế giới
Hành trình hơn 25 năm vươn ra biển lớn với vai trò như người mở đường, tính đến
nay, sản phẩm Vinamilk đã được đón nhận tại 56 quốc gia trên toàn thế giới. Và con số
này chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai khi lợi thế cạnh tranh mà Vinamilk đang có là sự
kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, hương vị Việt Nam đặc sắc và một thương hiệu xứng
đáng đại diện cho quốc gia trên thương trường quốc tế.
Thành lập năm 1976, Vinamilk là một doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam.
Nhiều sản phẩm của doanh nghiệp này đã trở thành một hương vị không thể quên, gắn liền
với kỷ niệm của mỗi người, trở thành một phần trong mỗi gia đình Việt.
Mở được "cánh cửa" vào thị trường bằng việc phục vụ người Việt ở nước ngoài, rồi
từ đó, cộng đồng người Việt lại trở thành cầu nối để Vinamilk giới thiệu thương hiệu sữa
Việt với hương vị đặc sắc đến với người dân bản xứ. Đặc biệt ở một số nước trên thế giới,
café Việt Nam được người bản xứ yêu thích, một phần đến từ hương vị "có một không hai"
khi pha cùng sữa đặc Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam.
Trước khi đặt chân đến thị trường nào, Vinamilk dành nhiều năm liền để phát triển
sản phẩm, nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc gia sở tại,
vốn rất đa dạng, và thậm chí khắt khe. Sự đầu tư nghiêm túc và bài bản trong hoạt động
R&D của Vinamilk đã được công nhận thông qua các chứng nhận quốc tế như Halal (Trung
Đông), Organic (Mỹ và Châu Âu), FDA (Mỹ)… Có thể nói, sự kết hợp giữa 2 yếu tố: sản
phẩm phù hợp địa phương và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp Vinamilk đi đến 56 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khắt khe nhất như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Thời điểm Vinamilk tiếp cận thị trường châu Phi, khi ấy vùng đất đó "chưa có gì".
Tuy nhiên, Vinamilk vẫn nhận thấy tiềm năng ở đây và kiên trì nghiên cứu, xâm nhập thị
trường. Đến năm 2012, thị trường châu Phi bắt đầu có sự phát triển rõ rệt, Vinamilk cũng
gặt hái được "quả ngọt" sau quá trình "nằm gai nếm mật". Tại Trung Đông, Vinamilk nhận
được sự tin yêu của người dân cũng bởi doanh nghiệp đã không quản ngại khó khăn, thách
thức để phát triển hoạt động kinh doanh tại đây. Đến nay, có thể nói Vinamilk đã có chỗ
đứng khó thay thế ở thị trường này.
Giữ vững và chủ động phân phối, sản xuất tại thị trường xuất khẩu truyền thống, song
song đầu tư cho nghiên cứu, cải tiến, phát triển sản phẩm và tăng cường xây dựng hệ thống
đối tác để mở rộng thị trường mới, tiềm năng là những phác họa về chặng đường tương lai
của Vinamilk. Nhưng không chỉ là chiến lược kinh doanh, chặng đường ấy còn có sứ mệnh
lớn là mang sản phẩm Việt đi xa hơn, đưa hương vị Việt Nam đến với nhiều đất nước hơn
và để lại dấu ấn riêng của thương hiệu sữa với người tiêu dùng quốc tế như những gì
Vinamilk đã và đang làm được trong mấy chục năm qua.
( Dựa theo “Hương vị Việt Nam “hoa tiêu” đưa con tàu Vinamilk vươn ra thế giới”) Câu hỏi:
1. Phân tích những lợi ích mà Vinamilk có được khi vươn ra thị trường thế giới?
2. Những yếu tố nào làm nên thành công của Vinamilk?
Bài 2: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Marketing quốc tế là
:
A. Hoạt động marketing cho khách hàng nước ngoài
B. Hoạt động marketing cho sản phẩm nước ngoài
C. Hoạt động marketing hướng đến người mua tại hơn một quốc gia để sinh lợi
D. Hoạt động marketing có sử dụng ngoại tệ
2. Sự khác biệt của marketing quốc tế và marketing nội địa thể hiện ở:
A. Phạm vi Marketing quốc tế rộng, marketing nội địa hẹp
B. Marketing quốc tế được triển khai vượt ra khỏi biên giới quốc gia
C. Sản phẩm hàng hóa trong marketing quốc tế đa dạng hơn
D. Không có sự khác biệt giữa marketing quốc tế và marketing nội địa
3. Mục tiêu chủ yếu của Marketing quốc tế là:
A. Tìm hiểu nhu cầu và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài
B. Đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ tại thị trường nước ngoài
C. Đưa sản phẩm mới đến với người tiêu dùng nước ngoài.
D. Tối ưu hóa chi phí kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
4. Marketing toàn cầu được hiểu là:
A. Thực hiện hoạt động marketing trên khắp các quốc gia trên thế giới
B. Ứng dụng một hỗn hợp Marketing giống nhau ở tất cả thị trường các nước
C. Hoạt động marketing được thích ứng theo thị hiếu, sở thích của từng thị trường trên toàn cầu
D. Áp dụng cùng một mức giá bán trên phạm vi toàn cầu
5. Đề cao tầm quan trọng của yếu tố kỹ thuật và con người của quốc gia mình, đó là đặc
điểm của thuyết
:
A. Thuyết trung tâm quốc gia
B. Thuyết trung tâm đa quốc gia
C. Thuyết trung tâm khu vực
D. Thuyết trung tâm địa cầu