-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương cuối kỳ Nhập môn kỹ thuật vật liệu | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đề cương cuối kỳ Nhập môn kỹ thuật vật liệu | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được sưu tầm gồm 7 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
(khoanh tròn vào đáp án đúng cho mỗi câu hỏi )
1. Ngành học Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt liên quan nhiều đến lĩnh vực nào sau đây?
a) Cơ khí chế tạo máy (Ôtô, Xe máy, Máy bay, Tàu thủy, ….) b) Công nghiệp hóa chất c) Dệt may và thời trang
d) Công nghiệp thực phẩm
2. Lĩnh vực xử lý nhiệt trong ngành học Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt là làm gì?
a) Xây dựng mô hình mô phỏng vật liệu
b) Sử dụng nhiệt độ để làm thay đổi tổ chức của vật liệu
c) Thiết kế, lựa chọn ra vật liệu mới
d) Chế tạo vật liệu kích thước cỡ nano
3. Lĩnh vực xử lý bề mặt trong ngành học Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt là làm gì? a) Chế tạo thép và gang
b) Chế tạo ra các khối vật liệu siêu nhẹ
c) Chế tạo ra lớp bề mặt mới có tính năng đặc biệt
d) Chế tạo ra nhôm và hợp kim nhôm
4. Lĩnh vực Vật liệu học trong ngành học Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt là làm gì?
a) Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu
b) Nghiên cứu chế tạo ra vật liệu polyme ứng dụng trong công nghiệp dệt
c) Nghiên cứu chế tạo vật liệu ứng dụng trong Y học
d) Nghiên cứu ứng dụng vật liệu trong môi trường biển
5. Sinh viên học ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu có thể lựa chọn để học theo chương trình đào tạo nào sau đây? a) Cử nhân + Kỹ sư b) Cử nhân + Thạc sỹ c) Cử nhân d) Cả 3 đáp án trên
6. Quy trình chế tạo chi tiết nào sau đây mà anh/chị cho là có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành
Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt?
a) Chế tạo bánh răng sơ cấp trong hộp số Ôtô
b) Chế tạo cánh điều hướng trong tên lửa đẩy
c) Chế tạo càng hạ cánh cho máy bay d) Cả 3 đáp án trên
7. Lĩnh vực Xử lý nhiệt trong ngành Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt giúp ích gì trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy?
a) Cải thiện khả năng gia công cơ khí cho chi tiết
b) Nâng cao độ bền và khả năng chịu tải của chi tiết máy
c) Kéo dài thời giam làm việc của cho tiết máy d) Cả 3 đáp án trên
8. Để hoàn thành chương trình kỹ sư ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu sinh viên cần hoàn thành
tối tiểu bao nhiêu tín chỉ (TC) tích lũy? a) 162; b) 180; c) 132; d) 170;
9. Lĩnh vực Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt cung cấp kiến thức cho sinh viên khả năng làm việc
được trong lĩnh vực nào sau đây?
a) Tạo lớp phủ chống ăn mòn cho khung gầm Ôtô
b) Tạo lớp phủ chống mài mòn, ăn mòn trong lĩnh vực dầu khí
c) Tạo lớp phủ chống mài mòn cho các cánh tuabin động cơ phản lực d) Cả 3 đáp án trên
10. Thông số nào sau đây cần dùng để đánh giá hiệu quả quá trình xử lý nhiệt trong ngành Vật liệu
học, xử lý nhiệt và bề mặt?
a) Cơ tính (độ cứng, độ dẻo, …)
b) Tổ chức tế vi (cấu trúc và phân bố các pha, hạt, ….)
c) Mức độ biến dạng chi tiết (cong, vênh, …) d) Cả 3 đáp án trên
11. Tính chất nào dưới đây phù hợp với thủy tinh?
a) Thô nhám và có thể uốn cong
b) Mềm và có thể kéo giãn dài
c) Cứng giòn và trong suốt d) Mềm và trong suốt
12. Một vật liệu phù hợp để sản xuất ô che mưa nên có tính chất nào sau đây? a) Nặng và thô nhám
b) Nhẹ và không thấm nước
c) Hấp thụ nước và phản xạ ánh sáng
d) Rẻ tiền và cho nước thấm qua
13. Thép và gang thuộc nhóm vật liệu nào sau đây? a) Gốm và thủy tinh
b) Vật liệu cao phân tử (polyme)
c) Vật liệu tổ hợp (compozit) d) Kim loại và hợp kim
14. Tính chất nào sau đây có trong kim loại mà không có trong vật liệu gốm?
a) Cách điện, cách nhiệt b) Tính dẻo c) Nhiệt độ chảy cao d) Giòn, dễ vỡ
15. Vật liệu gốm được gọi là vật liệu chịu lửa bởi vì nó có: a) Điện trở cao
b) Giữ độ bền ở nhiệt độ cao c) Phản xạ ánh sáng d) Cả 3 đáp án trên
16. Vật liệu nào sau đây không thể sử dụng làm vật liệu sinh học? a) Kim loại b) Polymer c) Gốm
d) Không có đáp án đúng
17. Vật liệu tổ hợp (compozit) được chế tạo từ bao nhiều loại vật liệu? a) Một loại b) Ba loại c) Hai loại trở lên
d) Không có đáp án đúng
18. Vật liệu nào sau đây là hợp kim trên cơ sở sắt? a) Đồng thau b) Hợp kim nhôm c) Gang chịu nhiệt d) Hợp kim titan
19. Vật liệu nào không phải là vật liệu kim màu? a) Nhôm b) Chì c) Kẽm d) Thép chịu mài mòn
20. Vật liệu nào nhẹ nhất trong số các vật liệu dưới đây? a) Magiê; b) Nhôm; c) Bạc; d) Vônfram
21. Nhiệt độ chảy là tại đó vật liệu chuyển từ… a) Lỏng sang rắn b) Rắn sang lỏng c) Lỏng sang khí d) Rắn sang khí
22. Gang là vật liệu chế tạo từ:
a) Cát, hóa chất và nước
b) Quặng sắt, than và đá vôi
c) Quặng sắt, đất sét và nước d) Cát, than và đá vôi
23. Thép là hợp kim của sắt và cacbon với hàm lượng cacbon: a) Lớn hơn 2,14 % b) Nhỏ hơn 2,14 % c) Lớn hơn 1 % d) Nhỏ hơn 1 %
24. Gang là hợp kim của sắt và cacbon với hàm lượng cacbon: a) Lớn hơn 2,14 % b) Nhỏ hơn 2,14 % c) Lớn hơn 1 % d) Nhỏ hơn 1 %
25. Thành phần chính của quặng sắt có chứa? a) Ôxyt mangan b) Ôxyt sắt c) Ôxyt silic d) Ôxyt nhôm
26. Thép là vật liệu sử dụng trong các lĩnh vực nào sau đây? a) Xây dựng b) Quốc phòng c) Giao thông vận tải d) Cả 3 đáp án trên
27. Thiết bị nào sau đây không nằm trong nhà máy sản xuất gang thép? a) Lò cao b) Lò thổi ôxy c) Lò điện hồ quang d) Thiết bị điện phân
28. Đáp án nào sau đây là khối lượng riêng của thép? a) 11,2 g/cm3; b) 8,9 g/cm3; c) 7,8 g/cm3; d) 2,7 g/cm3;
29. Nguyên liệu chính cho luyện thép lò thổi ôxy là gì? a) Thép phế b) Gang lỏng c) Than cốc d) Đá vôi
30. Độ cứng của thép sẽ thế nào khi tăng hàm lượng C? a) Tăng b) Giảm c) Giữ nguyên
d) Không có đáp án đúng
31. Đâu là các kim loại mầu nhẹ a) Al, Li, Sn, Zn b) Zn, Zr, Hf, La, Sn c) Al, Ti, Li, Mg, Na, K d) Pb, Ni, Cu, Au, Ag, Nb
32. Các kim loại màu nhẹ là các kim loại có?
a) Tỷ trọng < 5 g/cm3
b) Tỷ trọng > 5 g/cm3
c) Tỷ trọng < 6 g/cm3
d) Tỷ trọng < 6 g/cm3
33. Các kim loại màu nặng là các kim loại có?
a) Tỷ trọng < 5 g/cm3
b) Tỷ trọng > 5 g/cm3
c) Tỷ trọng < 4 g/cm3
d) Tỷ trọng < 4 g/cm3
34. Đâu là các kim loại quý? a) Au, Li, Sn, Zn b) Zn, Zr, Hf, La c) Al, Pt, Li, Mg d) Pt, Pd, Au, Ag
35. Đâu là các kim loại đất hiếm? a) Pu, Li, Sn, Cm b) Y, La, Ce, Pr, Nd c) Np, Pt, Li, Mg d) Pt, Pd, Au, Am
36. Đâu là các kim loại phóng xạ? a) Pu, Li, Sm, Zn b) Cm, Zr, Hf, La c) Po, Fr, Ra, U, Th d) Pt, Pd, Au, Am
37. Latong là hợp kim của Cu với kim loại? a) Sn; b) Zn; c) Al; d) Pb
38. Hợp kim Cu-Sn có tên gọi là? a) Latông; b) Brông; c) Silumin; d) Ilmenite;
39. Đâu là vật liệu thuộc nhóm gốm tiến tiến? a) Gốm gia dụng b) Gốm công nghiệp c) Gốm y sinh d) Gốm mỹ nghệ
40. Hiệu ứng áp điện tạo ra dòng điện từ nguồn năng lượng nào? a) Hóa học b) Nhiệt độ c) Từ trường d) Cơ học
41. Tại sao hợp kim Ti-Ni được dùng làm gọng kính? a) Hợp kim cứng b) Hợp kim không dẻo c) Hợp kim khó gẫy d) Hợp kim nhớ hình
42. Carbon-Carbon Compozit có đặc tính? a) Tỷ trọng lớn b) Hệ số mài mòn thấp
c) Khả năng chịu mài mòn thấp
d) Hệ số giãn nở nhiệt cao
43. Năng lượng điện tái tạo từ nguồn? a) Nước b) Gió c) Mặt trời d) Cả 3 đáp án trên
44. Đâu là vật liệu chịu được nhiệt và ăn mòn tốt nhất? a) Kim loại b) Gốm c) Polymer d) Bán dẫn
45. Vật liệu cấu trúc nano có kích thước: a) 1 – 100 Å b) 1 – 100 nm c) 100 – 1000 nm
d) Không có đáp án đúng
46. Đâu là phương pháp chế tạo vật liệu nano từ trên xuống (Top-down)?
a) Hạt nano => Bột => Khối
b) Bột => Khối => Hạt nano
c) Khối => Bột => Hạt nano
d) Hạt nano => Khối => Bột
47. CNTs là ký hiệu của? a) Ống nano carbon b) Công nghệ nano carbon
c) Khoa học và công nghệ nano carbon d) Sợi nano carbon
48. CVD là tên viết tắt của phương pháp?
a) Tỷ trọng của hơi carbon
b) Tỷ trong hơi hóa chất
c) Lắng đọng hóa hơi hóa học d) Lắng đọng hơi carbon
49. Phương pháp Sol-gel tổng hợp vật liệu từ? a) Dung dịch; b) Keo; c) Hơi; d) Chất rắn;
50. Yếu tố nào không nằm trong đặc trưng cơ bản của khoa học vật liệu a) Giá thành b) Tính chất c) Cấu trúc
d) Không có đáp án đúng
51. Đâu là các phương pháp gia công tạo hình vật liệu?
a) Công nghệ tạo hình tấm
b) Công nghệ tạo hình khối c) Công nghệ in 3D d) Cả 3 đáp án trên
52. Công nghệ tạo hình khối là gì?
a) Khi diện tích bề mặt trên toàn bộ thể tích là nhỏ
b) Khi diện tích bề mặt trên toàn bộ thể tích là lớn
53. Công nghệ tạo hình tấm là gì?
a) Khi diện tích bề mặt trên toàn bộ thể tích là nhỏ
b) Khi diện tích bề mặt trên toàn bộ thể tích là lớn
54. Công nghệ tạo hình tấm gồm các công nghệ nào sau đây? a) Công nghệ uốn b) Công nghệ cắt đột
c) Công nghệ dập vuốt, dập tấm d) Công nghệ ép
55. Công nghệ tạo hình khối gồm các công nghệ nào? a) Cán b) Rèn dập c) Ép chẩy d) Kéo dây
e) Tất cả các công nghệ trên
56. Các phương pháp xác định độ bền vật liệu? a) Kéo - nén b) Uốn c) Xoắn d) Va đập
e) Tất cả các công nghệ trên
57. Mục đích của mô hình hóa và mô phỏng số vật liệu là gì?
a) Thiết lập mối quan hệ ứng xử của vật liệu dưới tác động khác nhau
b) Phân tích trạng thái ứng suất-biến dạng, dự đoán tính chất vật liệu, lựa chọn vật liệu
c) Dự báo sai hỏng, hư hại vật liệu
d) Tối ưu công nghệ tạo hình
e) Tất cả các công nghệ trên
58. Đâu không phải là thiết bị chính để gia công tạo hình vật liệu?
a) Máy ép thủy lực, máy ép cơ khí b) Máy cán c) Máy dập d) Máy thử cơ tính
59. Tạo hình bằng biến dạng dẻo là gì?
a) Là quá trình dưới tác động của ngoại lực làm vật thể bị biến dạng theo hình dáng yêu cầu
b) Là quá trình dưới tác động của nội lực làm vật thể bị biến dạng theo hình dáng yêu cầu
60. Sinh viên tốt nghiệp ngành KH&KTVL có thể làm việc ở đâu?
a) Các doanh nghiệp sản xuất thép: Tổng công ty thép VN, Hòa Phát, Formosa, thép Nghi Sơn, Việt
Úc, Việt Nhật, Zamil steel…
b) Các tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí, chế tạo ô tô: Hòa Phát, Viettel, Kim Khí Thăng Long, Disel
Sông Công, E nhất, Vinfast, Ô tô Trường Hải, các nhà máy Z125, Z127, Z131…
c) Các công ty liên doanh, FDI: Posco, HAL, Canon, Samsung, Denso, Nisan, Honda, Toyota, Yamaha…
d) Các viện nghiên cứu, các trường đại học làm về khoa học và kỹ thuật vật liệu, đánh giá kiểm định vật liệu… e) Các đáp án trên
61. Yêu cầu quan trọng nhất của tính chất cơ học vật liệu làm dao cắt là: a) Độ bền cao b) Độ cứng cao
c) Khả năng chịu mài mòn cao d) Độ dai cao
62. Ống rót trong khuôn đúc được dùng làm gì?
a) Rãnh dẫn kim loại vào hộc khuôn
b) Rãnh lọc xỉ nằm ngang
c) Bù ngót cho kim loại lỏng
d) Rãnh thẳng đứng dẫn kim loại lỏng vào rãnh lọc xỉ
63. Đúc mẫu chảy được sử dụng cho…?
a) Vật đúc có hình dạng phức tạp, cần ghép nhiều mẫu trong khuôn cát
b) Vật đúc có khối lượng lớn
c) Vật đúc nhỏ, hình dạng phức tạp và không thể đúc bằng phương pháp khác
d) Vật đúc bằng thép không gỉ
64. Trong quá trình đúc áp lực…
a) Kim loại lỏng được điền vào hốc khuôn kim loại do tác dụng của trọng lực
b) Kim loại được rót vào khuôn kim loại, sau một thời gian xác định, khuôn được đảo ngược, cho
phép một phần kim loại lỏng vẫn đang nóng chảy chảy ra khỏi khuôn
c) Hốc khuôn được điền đầy với một lượng kim loại đã được tính toán trước và sử dụng piston để
ép định hình sản phẩm
d) Kim loại được ép vào khuôn dưới tác dụng của áp suất cao
65. Trong phương pháp đúc áp lực buồng nóng…?
a) Lò nấu chảy kim loại gắn liền với máy đúc
b) Lò nấu chảy kim loại tách rời với máy đúc
c) Vị trí đặt lò nấu chảy kim loại không quan trọng
d) Áp dụng cho hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao và áp suất thấp
66. Trong phương pháp đúc áp lực buồng lạnh…?
a) Lò nấu chảy kim loại gắn liền với máy đúc
b) Lò nấu chảy kim loại tách rời với máy đúc
c) Vị trí đặt lò nấu chảy kim loại không quan trọng
d) Áp dụng cho hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao và áp suất thấp
67. Phương pháp đúc nào sau đây sử dụng mẫu làm từ sáp? a) Đúc mẫu cháy b) Đúc mẫu chảy c) Khuôn cát tươi
d) Các câu trả lời trên đều đúng
68. Vật đúc lớn và nặng được chế tạo bằng phương pháp…? a) Khuôn cát tươi b) Đúc áp lực c) Đúc mẫu chảy d) Đúc mẫu cháy
69. Ống gang và thép được đúc bằng…? a) Đúc áp lực b) Đúc liên tục c) Đúc mẫu chảy d) Đúc ly tâm
70. Cát làm khuôn ở tình trạng tự nhiên hoặc ẩm được gọi là…? a) Cát tươi b) Cát khô c) Cát nhựa
d) Không câu trả lời nào đúng
71. Nhận xét nào dưới đây đúng với quá trình đúc?
a) Quá trình đúc tương đối tốn kém
b) Quá trình đúc không thể chế tạo được sản phẩm có kích thước lớn
c) Quá trình đúc cần thời gian khá dài
d) Tất cả các câu trên đều đúng
72. Năng suất của quá trình đúc như thế nào?
a) Thấp hơn so với quá trình cán
b) Cao hơn so với quá trình cán
c) Tương đương quá trình cán
d) Không thể dự đoán được
73. Công nghệ đúc nào không bị giới hạn bởi hình dạng và kích thước? a) Đúc khuôn cát b) Đúc khuôn vỏ mỏng c) Đúc mẫu cháy
d) Không câu trả lời nào đúng
74. Tác dụng của đậu ngót?
a) Dẫn kim loại lỏng vào hốc khuôn
b) Dự trữ kim loại nóng chảy
c) Bù kim loại nóng chảy cho vật đúc để giảm sự co ngót
d) Dẫn kim loại lỏng từ bát rót đến hốc khuôn
75. Đúc mẫu cháy là phương pháp …
a) Kim loại nóng chảy được rót vào khuôn kim loại, kim loại lỏng được giữ trong khuôn một thời
gian để tạo lớp vỏ mỏng, sau đó khuôn được xoay ngược để loại bỏ phần kim loại lỏng còn thừa
b) Kim loại lỏng được rót vào khuôn và trình đông đặc trong khi khuôn quay xung quanh trục
c) Kim loại lỏng được ép vào khuôn dưới áp lực cao
d) Không câu trả lời nào đúng
76. Đúc trong khuôn cát, phần mặt phẳng nằm giữa của 02 nửa khuôn được gọi là gì? a) Hốc khuôn b) Mặt phân khuôn c) Khuôn trên
d) Không câu trả lời nào đúng
77. Công nghệ nào sau đây không phải là công nghệ đúc?
a) Công nghệ khuôn vỏ mỏng b) Ép đùn c) Công nghệ bán lỏng d) Phương pháp ly tâm
78. Vật liệu nào sau đây được sử dụng làm vật liệu bán dẫn? a) Si; b)Sn; c) Pb; d) Zn;