Đề tài: Phương pháp kết hợp và vận dụng vào học ngoại ngữ
Đề tài: Phương pháp kết hợp và vận dụng vào học ngoại ngữ
Preview text:
lOMoARcPSD| 36006477 lOMoAR cPSD| 36006477
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề bài: “ Phương pháp kết hợp và vận dụng vào học ngoại ngữ. ” Đề số: 3 Sinh viên : NGUYỄN MAI CHI Lớp
: Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học-2-1-22(N04) Mã SV : 22013299 lOMoARcPSD| 36006477
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 Mục Lục
A. Phương pháp học tập kết hợp ( Blended learning ) .........................................1
1.Khái niệm phương pháp học tập kết hợp (Blended learning) ............................1
2.Nội dung phương pháp học tập kết hợp ............................................................1
3.Phương pháp học tập kết hợp trong học ngoại ngữ ...........................................4
B. Phương pháp học tập kết hợp trong học tiếng Hàn Quốc ..............................5
1. Ngôn ngữ Hàn Quốc ...........................................................................................5
2. Những cơ hội và thách thức của việc học tiếng Hàn ........................................6
3. Mong muốn của cá nhân đối với việc học ngoại ngữ .......................................7
Tư liệu tham khảo..............................................................................................9 lOMoARcPSD| 36006477
A. Phương pháp học tập kết hợp ( Blended learning )
1.Khái niệm phương pháp học tập kết hợp (Blended learning)
Mô hình học tập kết hợp hay còn gọi là đào tạo kết hợp (Blended learning) là
“việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy - học
truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả
công tác đào tạo và chất lượng giáo dục”. Trong đó “Học tập điện tử (eLearning) là
hình thức học tập, qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua
các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh,
video, đồ họa,…). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di
động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học
thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi nào), hay smart-
Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử
e-Learning” (Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT).
2.Nội dung phương pháp học tập kết hợp a.Phía người học
Trong những khóa học kết hợp, người học có thể tận hưởng không gian tự do
của e-Learning. Đồng thời, có cơ hội tương tác trực tiếp với người hướng dẫn và
bạn học. Cụ thể, người học sẽ học tập trên những tài liệu trực tuyến được cung cấp
từ người hướng dẫn. Ví dụ, họ sẽ xem video, đọc tài liệu, trở thành thành viên của
cộng đồng học tập trực tuyến, hoàn thành những việc được phân công … trong môi
trường học tập ảo. Bên cạnh đó, họ vẫn đến lớp để tham gia vào những hoạt động cá nhân.
b.Phía người hướng dẫn
Người hướng dẫn chịu trách nhiệm phân chia những tài liệu học tập (video, tài
liệu, khóa học trực tuyến…) cho người học tập ở nhà. Từ đó, người học có thể dễ 1 lOMoAR cPSD| 36006477
dàng tham gia các hoạt động trên lớp. Họ có thể chia sẻ suy nghĩ, thắc mắc và
tương tác trực tiếp với người hướng dẫn cũng như bạn cùng lớp. Người hướng dẫn
sẽ chỉ dẫn những phương pháp khác nhau và cho phép người học luyện tập ngay
sau đó. Tiếp theo, họ sẽ đưa cho người học những phản hồi mang tính xây dựng.
c. Ưu nhược điểm mô hình dạy học kết hợp
● Đối với người học : - Ưu điểm:
Mô hình học tập kết hợp hay còn gọi là đào tạo kết hợp
(Blended learning) là “việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với
phương thức dạy - học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt)
nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục”. Trong đó “Học
tập điện tử (e-Learning) là hình thức học tập, qua đó người học có thể tự học mọi
lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết
minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa,…). Các hình thức học tập như mLearning
(học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình
tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra
bất kỳ nơi nào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các
hình thái của học tập điện tử e-Learning” (Thông tư số 12/2016/TTBGDĐT).
- Nhược điểm: Mặc dù đối tượng tham gia học là thế hệ trẻ, khả năng tiếpthu công
nghệ rất nhanh chóng, tuy nhiên sẽ bị giới hạn đối với lượng người học chưa
được tiếp xúc với công nghệ, thiếu các công cụ để phục vụ học trực tuyến
(Laptop, điện thoại, hệ thống Wifi, 4G…), có thể kể đến người học ở các khu vực
nông thôn hoặc miền núi.
Đa số người học đã quen với cách học truyền thống của cấp phổ thông như: “cầm
tay chỉ việc”, tâm lý học phải có thầy/cô kề bên, hướng dẫn, học tập theo cách thụ
động, do đó trong trường hợp áp dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy 2 lOMoAR cPSD| 36006477
mà người học không có khả năng tự học, tự nghiên cứu sẽ dẫn đến tâm lý sợ, chán
nản, kết quả học tập giảm sút do không tìm ra được phương pháp học tập phù hợp.
● Đối với người dạy :
- Ưu điểm: Theo Vũ Thị Thu Minh (2020), việc sử dụng kết hợp giữa mô hình
học tập truyền thống và học tập trực tuyến sẽ làm giảm thời gian giảng dạy trực tiếp
trên lớp, tạo điều kiện để người dạy có thời gian tập trung cho các công việc khác
như: nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo, tư vấn nghề nghiệp,… - Nhược điểm:
• Mô hình Blended learning đòi hỏi người dạy phải thiết kế được học
liệu điện tử (Slide bài giảng, Video bài giảng, Tài liệu tham khảo,…)
phục vụ cho các buổi học trực tuyến. Tuy nhiên, đối với người dạy
không có chuyên môn về công nghệ thông tin việc sử dụng các công
cụ phần mềm để thiết kế, lên kịch bản, quay video, cắt ghép chỉnh sửa
video,… là điều rất khó, cần phải có thời gian để học tập và nghiên cứu.
• Mô hình Blended learning là sự chuyển tiếp dần từ mô hình học tập
truyền thống sang mô hình học tập trực tuyến, nó đòi hỏi phải người
dạy phải có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy để thu hút người
học. Người dạy cần có công cụ để quản lý, giám sát nhằm kiểm tra
việc học trực tuyến của người học,… điều này dẫn đến khối lượng
công việc của người dạy tăng lên do cần có nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu.
● Đối với cơ sở giáo dục: 3 lOMoARcPSD| 36006477 -
Ưu điểm: Mô hình Blended Learning mang đến lợi ích cho các cơ sở giáo
dục trong việc giảm áp lực về hệ thống phòng học, giảm bớt chi phí cố định trong
khâu đào tạo trực tiếp như: điện, nước, vệ sinh,… do giảm thời lượng người học
tham gia học tập trực tiếp tại trường. - Nhược điểm:
• Yêu cầu bắt buộc đối với cơ sở giáo dục khi áp dụng dạy trực tuyến
phải có “Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng internet phải có
đủ băng thông, năng lực đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng,
không để xảy ra hiện tượng nghẽn mạng hay quá tải”, phải có Hệ
thống quản lý học tập, Hệ thống quản lý nội dung học tập để có thể
truyền tải nội dung học tập đến người học, theo dõi được tiến trình
học tập của người học,… (Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT). Tuy
nhiên, đối với cơ sở giáo dục hiện tại, việc đáp ứng hoàn toàn, đầy đủ
các cơ sở vật chất như yêu cầu để phục vụ học trực tuyến là điều chưa thể.
• Hầu hết các cơ sở giáo dục hiện nay vẫn chưa đưa ra được chính sách
hỗ trợ người dạy để khuyến khích người dạy trong việc đầu tư, nghiên
cứu tìm ra các phương pháp giảng dạy hay học thêm các khóa học để
phục vụ cho việc thiết kế học liệu trong giảng dạy theo mô hình Blended learning.
3.Phương pháp học tập kết hợp trong học ngoại ngữ
Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở
thành một phương tiện không thể thiếu. Đây là công cụ hữu hiệu cho người lao động
tiếp nhận thông tin, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm và
mở rộng quan hệ hợp tác của các nước trên thế giới. Theo cách dạy và học truyền 4 lOMoARcPSD| 36006477
thống, người học tiếp thu thụ động, các kỹ năng được rèn luyện khập khiễng, đặc
biệt hạn chế về khả năng Nghe - Nói.
-> Vì vậy, đổi mới phương pháp học tập kết hợp trong ngoại ngữ, mang lại
nhiều lợi ích thiết thực và kết quả mong đợi . Giúp chúng ta đến gần hơn với ngoại
ngữ 1 cách chủ động và dễ dàng hơn.
Mang lại nhiều lợi ích như :
- Làm cho tiết học trở nên sinh động, thu hút, không nhàm chán
- Tăng khả năng tiếp thu của các học viên
- Làm cho học viên cảm thấy ngoại ngữ ko khó ,dễ tiếp cận
- Tăng cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ
B. Phương pháp học tập kết hợp trong học tiếng Hàn Quốc.
1. Ngôn ngữ Hàn Quốc
Ngôn ngữ Hàn Quốc hay còn gọi là tiếng Hàn, là ngôn ngữ chính thống được sử
dụng ở xứ sở Kim Chi. Được đánh giá là hệ thống chữ viết độc đáo hiếm có trên thế
giới và là ngôn ngữ đứng thứ 10 trên thế giới về số lượng người sử dụng nên tiếng
Hàn được đông đảo người nước ngoài đánh giá cao mỗi khi lựa chọn ngoại ngữ thứ 2 hay thứ 3.
Tại Việt Nam, trào lưu ngôn ngữ Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều năm trở lại đây
với số lượng người đi học tăng chóng mặt. Lí giải cho nguyên nhân này một phần
do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng văn hóa Hàn Quốc, một phần là nhờ sự đầu
tư hợp tác mạnh từ phía Hàn Quốc vào Việt Nam đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân. 5 lOMoARcPSD| 36006477
2. Những cơ hội và thách thức của việc học tiếng Hàn a. Cơ hội
Hiện nay, ngành ngôn ngữ Hàn đã có mặt ở nhiều trường đại học trong nước.
Đào tạo hệ đại học tiếng Hàn cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tiếng Hàn,
văn hóa, con người, địa lý và đất nước Hàn Quốc. Không những thế, khi tham gia
học tiếng Hàn, các bạn sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc với các bạn sinh viên Hàn
Quốc và các bạn bè quốc tế. Từ đó các cùng nhau chia sẻ giao lưu văn hóa và kết
bạn được nhiều bạn bè quốc tế hơn.
So với các nước trong khu vực, chương trình đào tạo tiếng Hàn tại các trường
đại học và trung tâm Việt Nam được đánh giá tốt về hệ thống giáo dục chuyên
nghiệp, các chương trình đào tạo chất lượng và đạt chuẩn quốc tế, nhiều sinh viên
đã nhận được chứng chỉ Topic - đây là chứng chỉ tiếng Hàn - ra đi làm với mức
lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Khi bạn am hiểu tiếng Hàn, đây là cơ hội
cho bạn cạnh tranh với các bạn và cơ hội giành được học bổng từ các trường đại
học có chất lượng giáo dục tốt đến từ Hàn Quốc.
Đặc biệt, nguồn nhân lực của Việt Nam có thể làm việc tốt trong môi trường
văn hóa Hàn Quốc, điểm này được các nhà tuyển dụng phía công ty Hàn Quốc
đánh giá rất cao. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên có thể kiếm thêm
thu nhập bằng việc trở thành giáo viên dạy tiếng Hàn tại các trung tâm tiếng Hàn.
Khi hoàn thành 4 năm ngành ngôn ngữ Hàn, có thể đảm nhận các vị trí: phiên dịch
viên, dịch thuật, hướng dẫn viên du lịch cho du khách Hàn Quốc, nhân viên kinh
doanh, văn phònglàm việc trong các công ty Hàn Quốc, giáo viên dạy tiếng Hàn,
các công ty xuất nhập khẩu cũng là điểm đến của nhiều sinh viên khi ra trường. 6 lOMoARcPSD| 36006477
Ngoài ra, khi tốt nghiệp cử nhân ngành tiếng Hàn có thể công tác tại Bộ ngoại
giao, đại sứ quán, các tổ chức chính trị của Hàn Quốc tại Việt Nam và ngược lại.
Nhìn chung công việc ngành tiếng Hàn rất đa dạng và rộng mở với những bạn có
năng lực. Học tiếng Hàn đem đến cho ta nhiều cơ hội học tập, nghề nghiệp với
mức lương cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, muốn đạt được những điều này, bạn cần
phải học tập chăm chỉ, đầu tư thời gian và công sức. Cách tốt nhất để học tốt ngoại
ngữ nào đó thì hãy giao tiếp với người bản xứ. b. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội mà học tiếng Hàn mang lại cho sinh viên thì cũng có
không ít những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi học ngôn ngữ này như:
• Khối lượng kiến thức quá nhiều và quá nhanh.
• Không nhận ra được âm của tiếng Hàn.
• Không đủ vốn từ vựng và cấu trúc câu tiếng Hàn.
• Không phản xạ được với tiếng Hàn.
• Thiếu đi sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Hàn.
• Bên cạnh đó thầy cô dạy quá nhanh hay phát âm chưa đúng cũng là một khó
khăn đối với sinh viên.
• Các kì thi tại trường đến quá dồn dập khiến cho áp lực học tập của sinh viên càng tăng cao.
3. Mong muốn của cá nhân đối với việc học ngoại ngữ -
Với bản thân em, em thấy rằng việc học vào lúc 6h45 phút là khá
sớm, khi ấy chúng em vẫn chưa đủ tỉnh táo để bắt đầu tiết học mới. Việc
chưa tỉnh táo khiến cho việc học của chúng em trở nên kém hiệu quả,
tiếp thu bài giảng chậm hơn. 7 lOMoARcPSD| 36006477 -
Là một ngôn ngữ mới chưa qua tiếp xúc như tiếng Hàn thì việc giảng dạy
trên lớp của các giảng viên quá nhanh cũng như lượng kiến thức vô cùng lớn nên
đôi khi chúng em không thể theo kịp chương trình học. Đó cũng là một bất lợi lớn với chúng em. 8 lOMoAR cPSD| 36006477
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Hoàng Trang (2018). Một số vấn đề trong tổ chức dạy học Blended
learning và kinh nghiệm quốc tế. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Giáo dục cho mọi
người - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại
học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc, tr.105.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT Quy định
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
3. Vũ Thị Thu Minh (2020). Blended learning và khả năng áp dụng tại Trường
Đại học Hùng Vương. Tạp chí Khoa học, số 37/2020. ------HẾT------ 9