Hợp đồng là gì? Tìm hiểu chủ thể, hình thức và nội dung giao kết hợp đồng dân sự? | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Chủ thể của hợp đồng được xem là một đặc tính phụ của hợp đồng bởi xét theo nguyên tắc của bộ Luật dân sự 2015 thì bất kì chủ thể nào cũng có thể là một bên giao kết hợp đồng. Trường hợp một trong các bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thống nhất, thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm quy định pháp luật. Mặt khác chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự phải phù hộ với giao dịch dân sự được xác lập. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Hợp đồng là gì? Tìm hiểu chủ thể, hình thức và nội dung giao
kết hợp đồng dân sự?” Đề số: 21 Sinh viên : Vũ Trí An Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N03) Mã SV : 22011316
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 M c l cụ ụ Đặt vấn
đề.......................................................................................................3 lOMoARcPSD|47231818
1.Tìm hiểu về hợp đồng dân sự ............................................................... 2
1.1 Giới thiệu về hợp đồng .............................................................................. 2
1.2 Khái niệm hợp đồng .................................................................................. 2
1.3 Giải thích về khái niệm .............................................................................. 3
2.Chủ thể của hợp đồng dân sự ................................................................... 4
2.1 Chủ thể của hợp đồng là gì? ..................................................................... 4
2.2 Chủ thể là một đặc tính phụ của hợp đồng dân sự ................................. 4
2.3 Quy định về tính chủ thể của bộ Luật dân sự 2015 ................................ 5
3. Hình thức của hợp đồng dân sự 3.1 Định nghĩa về hình thức của hợp
đồng dân sự của bộ Luật dân sự 2015 ........................................................ 6
4. Các loại hình hợp đồng ở Việt Nam ....................................................... 8
4.1 Hình thức giao kết hợp đồng dân sự thường được sử dụng .................. 8
5. Nội dung của hợp đồng dân sự ............................................................... 9
5.1 Giới thiệu về nội dung hay các điều kiện của hợp đồng ......................... 9
5.2 Khái niệm về nội dung của hợp đồng dân sự ........................................ 10 Đặt vấn đề
Nhìn từ góc độ của một cá nhân, cuộc sống xung quanh chúng ta được xây
dựng lên bởi các hợp đồng, ta có thể lấy dẫn chứng như mua sắm, vay vốn ngân
hàng, xin trợ cấp từ chính phủ thì đều được xây dựng bởi hợp đồng. Hợp đồng
là thước đo quan trọng trong việc giúp con người có thể cân bằng nhu cầu sinh
hoạt. Hoặc nhìn gần hơn đối với hoạt động kinh doanh, rõ ràng ta có thể thấy
rằng mọi giao dịch đều thông qua hợp đồng. Nói tóm gọn, hợp đồng là phương
tiện mang tính phổ biến để biến các dự định hoặc kế hoạch trong kinh doanh
thành hiện thực. Ngoài ra, nhìn rộng hơn trên xã hội ngày nay, thời kỳ mà hợp
đồng được số hóa, con người phải biết hợp tác, chia sẻ thông tin. Một trong 1
những yếu tố quan trọng để thực hiện sự hợp tác. Vì vậy, có thể hiểu rằng hợp
đồng là một phương thức tổ chức các hoạt động văn hóa- xã hội.
1. Tìm hiểu về hợp đồng dân sự
1.1 Giới thiệu về hợp đồng
Nhìn nhận theo mặt khoa học và pháp lý từ thời cổ đại đã cho rằng “Phàm
nghĩa vụ đều do các khế ước hay các dân sự phát sinh ra” phát huy và kế thừa
tính đúng đắn này mà chúng ta có thể lấy ví dụ về bộ Luật dân sự của Đức 1900
quy định “Hợp đồng nhằm tạo lập nghĩa vụ bởi giao dịch pháp lý và nhằm sửa
đổi căn bản một nghĩa vụ thì hợp đồng giữa các bên là cần thiết, trừ khi pháp
luật quy định khác. ( Điều 305, Bộ Luật dân sự Đức 1900)
Vì thế, trong thời kỳ đổi mới có thể nói rằng hợp đồng là một bộ phận cấu
thành nên nền kinh tế thị trường. Đối với thế hệ doanh nhân, tri thức ngày nay
thì hiểu biết nhất định về hợp đồng là điều vô cùng cần thiết.
Nói đơn giản, kinh doanh luôn nhằm mục địch làm tăng trưởng khối tài sản
của thương nhân. Do đó họ luôn luôn phải tính toán nhằm sử dụng số tài sản
hiện có hoặc vay mượn một các hiệu quả để kiếm lời. Đối với thương nhân,
mọi tài sản đều cần thiết và quý giá, nhưng vì mục tiêu về một khối tài sản lớn
hơn, nên có một số tài sản cụ thể cần phải đưa ra để đầu tư hoặc chuyển dịch.
1.2 Khái niệm hợp đồng
Trên cơ sở của điều luật 385 bộ Luật dân sự 2015 ta có thể phân tích hợp đồng
từ cấp độ nội dung và từ góc độ chủ thể. Về nội dung theo điều 385 bộ
Luật dân sự 2015 của Việt Nam, về khái niệm “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Dựa trên định nghĩa này, hợp đồng dân sự tồn tại khi thỏa mãn hai đặc tính cơ
bản là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và nội dung thỏa
thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia hợp đồng. Nhìn từ khía cạnh thực tế, cơ quan xét xử khi giải quyết tranh 2 lOMoARcPSD|47231818
chấp thường chỉ tập trung vào các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hơn là
xác định có hay không có sự tồn tại của hợp đồng và thường áp dụng quy định
về hợp đồng ngay cả khi không tồn tại hợp đồng. Điều này một phần có lẽ cũng
xuất phát từ thực tế là chưa có một khung pháp lý cụ thể điều chỉnh hậu quả
pháp lý của việc hợp đồng không có hiệu lực. Ngoài ra, hậu quả pháp lý của
việc không tồn tại hợp đồng có lẽ cũng hướng tới việc khôi phục lại tình trạng
ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và đây cũng là hậu quả pháp lý
trong những trường hợp hợp đồng không có hiệu lực. Do vậy, sự phân biệt giữa
trường hợp hợp dồng không tồn tại và hợp đồng không có hiệu lực không có
nhiều ý nghĩa trên thực tế.
1.3 Giải thích về khái niệm
Như vậy để có hợp đồng phải có thỏa thuận ở đây có thể hiểu là sự thống nhất
ý chí của nhiều chủ thể với nhau nếu không có sự thống nhất ý chí thì không
thể giao kết hợp đồng. Ví dụ anh A đưa ra một đề nghị thì đây được xem là ý
chí của anh A. Nhưng lời đề nghị chưa được bên B chấp nhận thì lúc này chúng
ta chưa có thỏa thuận chưa có sự thống nhất ý chí qua đó chưa phải là hợp đồng.
Điều đầu tiên để có thể giao kết hợp đồng là phải có sự thống nhất ý chí. Nếu
không có thỏa thuận tức là không có sự thống nhất ý chí của các chủ thể liên
quan thì sẽ không có hợp đồng. Ví dụ vừa rồi cho chúng ta thấy có ý chí của
anh A nhưng chưa có ý chí thống nhất của bên B thì không thể tồn tại hợp đồng.
Thỏa thuận ở đây là sự thống nhất ý chí, mà sự thống nhất ý chí này nó có thể
được thể hiện một cách rõ ràng. Ví dụ như 2 bên khẳng định với nhau là muốn
giao kết hợp đồng. Nhưng thỏa thuận ở đây bộ Luật dân sự 2015 có thể là lời
nói, có thể thông qua hình thức phụ trong hợp đồng chứ không nhất thiết phải rõ ràng với nhau.
Nếu hợp đồng là thỏa thuận thì không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng.
Để là hợp đồng thì thỏa thuận đấy phải xác lập, thay đổi, chấm dứt, quyền nghĩa 3
vụ dân sự. Như vậy nếu có thỏa thuận mà không xác lập và thực hiện về thay
đổi quyền và nghĩa vụ dân sự thì đó không là hợp đồng. Ví dụ như bạn lớp
trưởng và lớp phó thỏa thuận với nhau là sau giờ học sẽ gặp nhau thì ở đây có
sự thống nhất ý chí của hai bạn nhưng sự thống nhất này chưa đủ để tạo ra hợp
đồng vì chưa có sự thay đổi quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Chủ thể của hợp đồng dân sự
Chúng ta thấy khi nói về giao dịch dân sự điều 116 bộ Luật dân sự 2015 bao
gồm hợp đồng và hành vi pháp lý. Ta có thể phân biệt sự khác nhau ở chủ thể
tạo ra nó. Hành vi pháp lý đơn phương chúng ta đã biết rằng là xuất phát chính
từ một chủ thể. Còn hợp đồng phải có sự thống giữa ý chí và bộ luật dân sự đã
khẳng định vì chủ thể hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên vì vậy trong hợp
đồn phải có ít nhất hai chủ thể trở lên.
2.1 Chủ thể của hợp đồng là gì?
Chủ thể của hợp đồng được xem là một đặc tính phụ của hợp đồng bởi xét theo
nguyên tắc của bộ Luật dân sự 2015 thì bất kì chủ thể nào cũng có thể là một
bên giao kết hợp đồng. Trường hợp một trong các bên vi phạm sẽ phải chịu
trách nhiệm như đã thống nhất, thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm quy
định pháp luật. Mặt khác chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự phải phù
hộ với giao dịch dân sự được xác lập.
2.2 Chủ thể là một đặc tính phụ của hợp đồng dân sự
Hiện nay, trong quá trình sửa đổi và bổ sung bộ Luật 2015 thì các tổ chức
không có tư cách pháp nhân thì không được coi là chủ thể của quan hệ dân sự.
Trong đó có quan hệ hợp đồng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức
khi phải thông qua một cá nhân cụ thể đứng ra để giao kết hợp đồng. Cách hiểu
này cho chúng ta đặt ra câu hỏi rằng tại sao chủ thể lại là đặc tính phụ của hợp đồng dân sự. 4 lOMoARcPSD|47231818
2.3 Quy định về tính chủ thể của bộ Luật dân sự 2015
Theo luật dân sự 2015 thì với trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ hợp đồng. Điều 101 của bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia các lập, thực hiện
giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên
tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư các pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không
được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ
thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử
dụng đất thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”
Qua điều 101 của bộ Luật dân sự 2015 thì ta có thể thấy rằng các tổ chức, hộ
gia đình không có tư cách pháp nhân không được tự mình xác lập và thực hiên
giao kết hợp đồng. Các thành viên của tổ chức phải là những cá nhân có năng
lực thực hiên các hành vi pháp lý. Điều 101 sẽ được tiếp tục áp dụng khi trường
hợp thành viên của tổ chức không có tư các pháp nhân thì về tính chặt chẽ của
điều 101 thì thành viên đó không được coi là chủ thể giao kết hợp đồng mà phải
hoạt động thông qua các thành viên có tư cách pháp nhân khác. Và điều luật
này cũng khẳng định chỉ có cá nhân và pháp nhân mới là chủ thể của hợp đồng
và được phép giao cấu hợp đồng. 5
Ta có thể lấy ví dụ như chủ thể của Luật hợp đồng lao động khi giao kết hợp
đồng lao động. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động
theo các thỏa ước, hưởng tiền lương và chịu sự bảo đảm chất lượng công việc,
quản lý của người sử dụng lao động. Tổ chức sử dụng lao động là những doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức có người đứng ra đảm bảo các pháp lý, quyền và nghĩa
vụ của người lao động hoặc nếu là cá nhân đứng gia phải có năng lực về hành vi dân sự đầy đủ. 3. Hình thức của hợp đồng dân
sự 3.1 Định nghĩa về hình thức của hợp đồng dân
sự của bộ Luật dân sự 2015
Trong điều 401 của bộ Luật dân sự 2015 hình thức hợp đồng dân sự được định nghĩa như sau:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng 1 hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng
văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì
phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Do các nhu cầu khác nhau của những cá nhân tổ, chức khác nhau mà nhà làm
luật phải sắp xếp các hình thức đặc biệt trong việc giao kết hợp đồng và chủ
trương vô hiệu hóa các hợp đồng không tuân thủ các hình thức do pháp luật đòi
hỏi, do đó làm phát sinh ra loại hợp đồng trọng hình thức văn bản.Có thể nói
hình thức văn bản của hợp đồng ngày nay được chú trọng ở Việt Nam nhất là
đối với các hợp đồng có liên hệ trực tiếp tới quyền sử dụng đất, bất động sản
khác cũng như quyết định thành lập công ty. Đối với Luật doanh nghiệp 2005, 6 lOMoARcPSD|47231818
Luật hôn nhân và gia đình 2000,.. nhà làm luật thông thường lựa chọn một trong
các cách thức để điều tiết như chọn một trong cách thức để điều tiết như: hình
thức trọng thể, hình thức dẫn chứng, hình thức cấp tư năng và hình thức công
bố. Các hợp đồng này phải phụ thuộc vào một quy chế pháp lý đặc biệt, nhiều
khi được xử lý trong các đạo luật riêng hiện hành của Việt Nam. 3.2 Thực tế
Hợp đồng thực tế bao gồm vay, mượn, gửi giữ, cầm cố và tặng cho. Các hợp
đồng này không được hình thành cho tới khi tài sản hữu hình là đối tượng được
chuyển giao cho bên vay, bên mượn, bên nhận giữ, cầm cố. Trước khi chuyển
giao, thỏa thuận giữa các bên chỉ đơn thuần là một lời hứa về việc cho vay, cho
mượn, giữ, cầm cố hay tặng cho. Đặc biệt hợp đồng tặng cho có thể là hợp đồng
trọng hình thức hoặc cũng có thể là hợp đồng thực tế- hợp đồng thu tặng tài sản
hữu hình, có nghĩa là người thự tặng chiếm hữu thực tế vật. Người La Mã phân
biệt hợp đồng thực tế bao gồm donation, niiitumin, deposition, commodatum
và lex Rhodia de iactu ( bảo hiểm hàng hải) … Trong hợp đồng thực tế việc
chuyển gia vật có thể được thực hiện với sự tham dự của người thứ ba, có nghĩa
là nếu các bên thỏa thuận với nhau về việc giao vật cho người thứ ba, thì khi
vật đó được giao cho người thứ ba là hợp đồng được kết lập.
Theo lịch sử luật La Mã, hợp đồng thực tế hay hợp đồng giao vật chỉ đánh dấu
sự chống lại chủ nghĩa trọng hình thức để tiến tới chủ nghĩa ưng luận. Do đó
có nhiều quan điểm trái ngược nhau về hợp đồng thực tế. Dù sao hợp đồng thực
tế vẫn được một số nền tài phán chấp nhận, nhưng ngày nay càng bị thu hẹp và
hạn chế. Trong đó hợp đồng trọng hình thức được sử dụng rộng rãi hơn trong nhiều trường hợp. 7
4. Các loại hình hợp đồng ở Việt Nam
Pháp luật ở Việt Nam coi sự ưng thuận là căn bản của hợp đồng, có nghĩa là
khi các bên thống nhất được ý chí là hợp đồng có hiệu lực hay giá trị ràng buộc.
“Một số hệ thống civil law đã duy trì các dạng hợp đồng thực tế”. có nghĩa là
các hợp đồng được giao kết chỉ khi có việc chuyển giao thực tế hàng hóa lên
quan. Các quy tắc như vậy không tương thích một cách dễ dàng với nhận thức
và thực tiễn kinh doanh hiện đại và bởi thế cũng bị loại bỏ bởi điều này.
Mặc dù đây là một khuynh hướng mà nhiều luật gia ở Việt Nam nay thường
tiếp nhận để phê bình pháp luật, nhưng phải nhân định rằng: Không thể tước đi
các đòi hỏi riêng cho hoàn cảnh hay truyền thống, quan niệm của từng quốc gia
cho việc gạt bỏ đi sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia là cần thiết cho
thương mại quốc tế. Vì vậy khi thiết kế các chính sách pháp luật ở từng quốc
gia phải xem xét cân đối vấn đề trên sao cho vẫn bảo đảm giao thương quốc tế
và phải đảm bảo sự ổn định của quốc gia.
4.1 Hình thức giao kết hợp đồng dân sự thường được sử dụng
Pháp luật về hợp đồng điều chỉnh các hình thức và điều kiện giao kết
hợp đồng. Hợp đồng có thể được thiết lập bằng lời nói, hành vi hoặc bằng văn
bản. Đặc biệt pháp luật về hợp đồng cũng điều chỉnh việc giao kết dưới hình
thức đề nghị giao kết hợp đồng và chấp thuận đề nghị gia kết hợp đồng cũng
phải có các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật. Giao kết hợp đồng
là giai đoạn quan trọng để xác lập hợp đồng. Giao kết hợp đồng là giai đoạn
quan trọng để xác lập hợp đồng. Giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên thể
hiện ý chí và mục đích của các bên khi tham gia vào hợp đồng, giúp xác định
sự tồn tại và hiệu lực của hợp đồng. Pháp luật về hợp đồng cũng điều chỉnh giai
đoạn trước khi hợp đồng được giao kết, khi tồn tại ý chí của các bên mong
muốn giao kết hợp đồng thông qua các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng, 8 lOMoARcPSD|47231818
các yêu cầu để giao kết hợp đồng, nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật thông tin.
5. Nội dung của hợp đồng dân sự
5.1 Giới thiệu về nội dung hay các điều kiện của hợp đồng
Phần lớn các hợp đồng, nội dung hay các điều kiện của chúng không
cần xác định cụ thể. Mặc dù như vậy nhưng trong bất kỳ nền tảng nào, người
ta cũng đòi hỏi hợp đồng phải thể hiện được những nội dung nhất định để có
thể giải thích được cho ý chí của các bên hay hỗ trợ cho hoạt động giải quyết
tranh chấp hay bảo vệ lợi ích của người khác. Trường đại học Luật có quan
điểm như sau: “Nội dung của hợp đồng dân sự là sự tổng hợp của các điều
khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận”. Thông qua
đó có thể hiểu rằng nội dung của hợp đồng được biết đến như là các điều kiện
của hợp đồng. Quan niệm chung cho rằng, điều kiện của hợp đồng được xem
là bất ký quy định nào tạo thành một phần của hợp đồng được xem là bất kỳ
quy định nào tạo thành một phần của hợp đồng mà mỗi trong số chúng làm phát
sinh nghĩa vụ hợp đồng để khi bị vi phạm có thể dẫn tới tranh tụng và không
nhất thiết được tuyên bố một cách rõ ràng. Hai quan điểm về nội dung hay các
điều kiện của hợp đồng nói trên không có sự khác biệt nào đáng kể. Tuy nhiên,
nội dung mà trường đại học Luật Hà Nội chia nội dung của hợp đồng thành 3
loại, bao gồm: (1) Các điều khoản cơ bản, (2) các điều khoản thông thường, (3)
các điều khoản tùy nghi.
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã đưa ra một sự thay đổi lớn trong quan niệm
về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Tại điều 402, Bộ luật Dân sự 2005, nhà
làm luật không ấn định các nội dung chủ yếu hay nội dung cần thiết của hợp
đồng để các bên tùy ý thỏa thuận. Tư tưởng này dẫn đến suy luận là Bộ luật
Dân sự Việt Nam 2005 không vô hiệu hóa các hợp đồng do nguyên nhân không 9
xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, cũng có nghĩa là không quan tâm tới
hình thức kết cấu nội dung của hợp đồng. Điều luật này nói rằng: “Tùy theo
từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác.”
Tuy nhiên, nếu 2 bên không xác định rõ bản chất và đối tượng của hợp đồng thì
khó có thể tạo lập được hợp đồng vì không thể xác định được quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ đó. Việc xác định bản chất và đối tượng của hợp
đồng có thể dựa vào sự biểu lộ ý chí tốc thời của các bên hoặc theo tập quán
hay thói quen mà các bên đã từng tham dự. Vì vậy cần phải giải thích điều luật
này theo hướng, nhà làm luật theo lẽ thường đã yêu cầu các bên phải xác định
bản chất của hợp đồng. Yêu cầu này được đưa ra không rõ ràng trong đoạn văn
đầu tiên “Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây”.
5.2 Khái niệm về nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung hợp đồng dân sự là sự quy định quyền và nghĩa vụ của các bên theo
thỏa thuận. Các quyền và nghĩa vụ này được thể hiện thông qua các điều khoản
cụ thể của hợp đồng, bao gồm các điều khoản mô tả cơ cấu giao dịch, các điều
khoản quan trọng về pháp lý và các điều khoản khác có tính chất tiêu chuẩn.
Các điều khoản của hợp đồng khác nhau phụ thuộc vào từng loại hợp đồng khác 10 lOMoARcPSD|47231818
nhau. Mặc dù các bên có thể tự do thỏa thuận, vẫn có những giới hạn đặt ra đối
với quyền và nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận thông qua các điều khoản trong
hợp đồng, đặc biệt là những thỏa thuận với mục đích giới hạn trách nhiệm về
tài chính như vậy thường phát sinh trong hợp đồng, điều khoản chung hoặc hợp
đồng vì lợi ích của bên thứ ba và đặt ra những vấn đề pháp lý phức tạp và không
rõ ràng theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, khi hợp đồng có điều khoản không
rõ ràng, các nguyên tắc giải thích hợp đồng cũng là một vấn đề quan trọng được
pháp luật về hợp đồng điều chỉnh trên cơ sở các nguyên tắc giái thích hợp đồng. Tài liệu tham khảo:
- Trương Nhật Quang, Pháp luật về hợp đồng- Các vấn đề pháp lý cơ bản
- Ngô Huy Cương, Giáo trình luật hợp đồng ( dành cho đào tạo sau đại học) 11