Lý luận Nhà nước và Pháp luật - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika
Lý luận Nhà nước và Pháp luật - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Học phần: Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Giảng viên phụ trách: Cô Trần Thị An Tuệ
Họ và tên: Nguyễn Văn Hoàng MSSV: 22011394
LỚP: LUẬT KINH TẾ 2 – K16 Đề bài:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị,
liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Phân tích 2 nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm tính ổn định tương đối của pháp luật;
2. Tính tối cao của Hiến pháp Bài làm Câu 1: Pháp luật:
là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành
hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
1.1 Mối quan hệ giữa luật và kinh tế:
- Pháp luật và kinh tế là quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Trong mối quan hệ này, pháp luật có tính độc lập tương đối.
- Một mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại có sự tác động
trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế.
- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ:
Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu các ngành luật.
Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định
tính chất, nội dung của quan hệ pháp luật, phương pháp điều chỉnh của pháp luật.
Chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành, tồn
tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của các
cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.
- Mặt khác pháp luật cũng có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.
Khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội,
phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác động tích cực.
- Ngược lại khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn
dung pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp nữa
thì pháp luật mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát
triển của kinh tế xã hội.
- Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nước tư sản đã nhiều lần phải điều chỉnh,
phải thay đổi đường lối để đảm bảo cho pháp luật có thể thích ứng được với tình hình.
- Pháp luật còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế tại một đất nước.
Ví dụ: Thời xã hội phong kiến, kinh tế theo hình thức sản xuất phong kiến hình thành
nên Nhà nước phong kiến và pháp luật thời phong kiến. Sau đó, nhu cầu mua bán, trao
đổi hàng hóa phát triển hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng
nhu cầu đó, Nhà nước tư bản chủ nghĩa với những quy định, khuôn khổ khác, tiến bộ
hơn hình thành và thay thế cho Nhà nước phong kiến. Đó là minh chứng cho việc kinh
tế tác động đến pháp luật.
- Ngược lại, trong thời đại hiện nay, việc pháp luật tác động đến kinh tế có thể dễ
dàng nhận thấy. Trong lĩnh vực Bất động sản, với chính sách phát triển kính tế
tại các đảo hướng tới trở thành đặc khu kinh tế, đơn cử như Phú Quốc. Với định
hướng trở thành đặc khu kinh tế giúp Phú Quốc thu hút nguồn đầu tư khủng, giá
nhà đất tăng vọt. Từ đây có thể thấy, pháp luật có tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của kinh tế.
- Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, Nhà nước tư bản ban hành các chính sách mở
rộng giao thương buôn bán giúp hoạt động kinh tế, thương mại phát triển mạnh
mẽ. Ngược lại, một số nước phong kiến có chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp
khiến cho hoạt động kinh tế ít phát triển.
1.2 Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
1.2.1 Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm
nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp
nhiều bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương
pháp tổ chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá
trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững
chắc của những quy định của pháp luật.
- Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp
và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước
thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng
của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
- Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ
thống pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2 Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia:
- Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ
ngoại giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp
luật của các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.
1.2.3 Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
- Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất trong quan hệ với
đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật
thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của
đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng
có vai trò chỉ đạo nô g
i dung và phương hướng phát triển của pháp luâ g t. Sự thay
đổi trong đường lối chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay muô g n cũng dẫn
đến sự thay đổi trong pháp luâ g t.
Ví dụ: Những năm trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên pháp luâ g t của các xã hô g
i chủ nghĩa đều thiết lâ g
p và củng cố cơ chế quản lý kinh tế tâ g p trung bao cấp, trên cơ sở thiết lâ g
p càng nhiều càng nhanh chế đô g công hữu về tư liê g u sản xuất càng tốt.
- Phương hướng phát triển của pháp luâ g t của pháp luâ g t trong mô g t đất nước là do
đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền (Đảng cầm quyền) chỉ đạo.
Đương nhiên chính sách của lực lượng cầm quyền phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế - xã hội và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị - xã hội trong đất nước.
1.3 Liên hệ với điều kiện Việt Nam hiện nay
Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình. Trong tổ chức
và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn. Nó góp phần tích cực vào việc tổ
chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế, điều đó được thể hiện ở một số điểm quan trọng sau:
- Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở
hữu, chính sách tài chính…, qua đó góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu các
ngành kinh tế, tác động đến sự tăng trưởng và ổn định, cân đối nền kinh tế. Với
mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối
và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa
bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền.
- Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực
vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp
luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng
Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh
đạo. Thông qua pháp luật, Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự
hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng
cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích mong muốn. Chính sách
kinh tế của nước ta hiện nay được xác định trong điều 15 Hiến pháp năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
Chính sách kinh tế của Nhà nước ta luôn hướng tới mục đích làm cho dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Thông qua pháp luật, nhà nước ta xác định các hình thức sở hữu trong xã hội, từ
đó tác động tới quan hệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu đối với các tư liệu sản xuất
chủ yếu trong nền sản xuất xã hội. Đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam
hiện nay, pháp luật cũng đã có những điều chỉnh mang tính định hướng phù hợp
với hoàn cảnh kinh tế đất nước. Chẳng hạn, việc quy đinh về các hình thức sở
hữu trong xã hội được thể chế trong chương II Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2001. Việc thừa nhận kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước
và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài dưới nhiều hình thức, bên cạnh việc
củng cố, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể thông
qua pháp luật là một bước đi phù hợp với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi
mới. Trước tình hình hội nhập với quốc tế, việc điều chỉnh trong pháp luật đã
giúp nước ta phá bỏ được nhiều trở ngại trong tiến trình phát triển nền kinh tế
của đất nước cũng như trong các quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới. Câu 2:
2.1 Tính đảm bảo của Pháp luật:
Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được
pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Ở Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Để bảo đảm quyền, tự
do cơ bản của con người, pháp luật phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản, trong đó có
tính ổn định. Sự ổn định, chắc chắn của pháp lu
ật làm cho công dân yên tâm làm ăn,
sinh sống, tin tưởng vào pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện. Nội dung
bài viết phân tích về tính ổn định của pháp luật dưới góc độ bảo vệ quyền con người,
cũng như mối liên hệ giữa tính ổn định của pháp luật và các đòi hỏi về tính dễ tiếp
cận, tính khả đoán của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.
Tính đảm bảo của Pháp luật được thể hiện qua 3 khía cạnh sau đây:
- Thứ nhất: Tính ổn định của hệ thống pháp luật được thể hiện ở sự ổn định
(không thay đổi) về nội dung chính sách mà hệ thống pháp luật theo đuổi, đặc
biệt là rõ và ổn định về mục tiêu, định hướng và hệ giá trị nền tảng cùng các
nguyên tắc chi phối. Việc tiếp tục duy trì các chính sách có lợi cho sự phát triển
của đất nước được xem là góp phần bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp
luật. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc sửa đổi, bổ sung nhằm cải thiện
chất lượng của chính sách, chất lượng của pháp luật; thúc đẩy xã hội phát triển
bền vững (ví dụ như: gỡ bỏ những điều kiện kinh doanh bất hợp lý; đơn giản
hóa các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết; cắt giảm các quy
định bất hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật của người dân,
doanh nghiệp) thì thường không được xem là việc làm mất tính ổn định của
pháp luật mặc dù các giải pháp này có dẫn tới sự thay đổi trong quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, khi
chúng ta thay đổi pháp luật để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng hơn,
minh bạch hơn, giảm bớt chi phí phi chính thức, khắc phục các biểu hiện tiêu
cực, tham nhũng thì các nhà đầu tư và dư luận xã hội thường hoan nghênh
mà không xem các biện pháp cải cách này làm cho hệ thống pháp luật mất tính ổn định.
- Thứ hai: Khi việc thay đổi quy định của pháp luật được thực hiện theo cách
thức minh bạch, có thể dự báo trước, có sự giải trình rõ ràng, thuyết phục thì
mặc dù có việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, thì sự thay đổi pháp
luật như vậy cũng ít bị xem là biểu hiện của sự không ổn định của hệ thống pháp luật.
- Thứ ba: bảo đảm tuổi thọ của các văn bản quy phạm pháp luật một cách hợp lý.
Tất nhiên, rất khó để xác định tuổi thọ của một văn bản mấy năm thì được xem
là dài. Đối với các loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp,
luật, nghị định, thông tư thì không nhất thiết yêu cầu độ dài về tuổi thọ là giống
nhau. Tuy nhiên, theo nguyên lý chung, Hiến pháp cần có tính ổn định hơn đạo
luật; đạo luật cần có tính ổn định hơn nghị định và thông tư. Một văn bản luật
chưa có hiệu lực thi hành đã phải mang ra sửa đổi, bổ sung cũng dẫn đến sự
không ổn định của hệ thống pháp luật.
2.2 Tính tối cao của Hiến pháp: Hiến pháp là gì ?
- Theo Điều 119 Hiến pháp 2013, Hiến pháp alf luật cơ bản của nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nám, có hiệu lục pháp lý cao nhất.
- Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với hiến pháp.
- Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
- Quốc hội, các cơ quan của Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân
dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Và cơ chế bảo vệ Hiến pháp được thực
hiện theo quy định pháp luật.
Tại sao Hiến pháp phải mang tính tối cao?
- Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp thống trị đối
với các giai cấp khác, bảo vệ quan hệ sản xuất, các quyền và lợi ích của con
người, công dân. Bên cạnh đó, về bản chất, Hiến pháp là 1 văn bản để hạn chế
quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân. Với tầm quan trọng và
bản chất đặc biệt của Hiến Pháp, Hiến Pháp nhất thiết phải có vị trí tối cao trong
hệ thống pháp luật và cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiền trong hoạt động lập
pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước để Hiến pháp thực sự áp dụng vào cuộc sống 1 cách hiệu quả.
Tính tối cao của Hiếp pháp:
- “Tính tối thượng của Hiến pháp” có nghĩa là trong toàn bộ hệ thống chính trị
không thể có bất cứ lực lượng nào được phép đứng trên Hiến pháp, cho dù là
theo quy định rõ ràng hay ẩn dụ.
- Tính tối thượng của Hiến pháp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nhà nước
Pháp quyền cả về lý luận và trong đời sống thực tiễn. Hiến pháp điều chỉnh các
mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong một quốc gia, đặc biệt là các mối
quan hệ liên quan tới cách thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, cách thức
tổ chức, vận hành của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các
mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
- Nếu Hiến pháp thực sự giữ vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và đời sống
xã hội thì các giá trị cơ bản và tiến bộ trong Hiến pháp sẽ được tuân thủ đầy đủ,
bộ máy nhà nước nhờ đó mới có thể vận hành được và các lý tưởng của Nhà
nước Pháp quyền mới có thể được hiện thực hóa.
- Nếu Hiến pháp không thực sự đóng vai trò tối thượng thì Hiến pháp chỉ là biểu
tượng, hình thức. Khi đó, sẽ có những lực lượng đứng trên Hiến pháp, đất nước
sẽ được điều hành không bởi pháp luật mà bởi ý chí chủ quan của các cá nhân nắm giữ chức vụ. Tài liệu tham khảo: 1. (thuvienphapluat. vn) 2. Mốối Quan H Gi ệ a Pháp Lu ữ
ậ t Và Chính Trị (luathungson.vn)
3. Phân tch mốối quan hệ giữ a chính trị và pháp luậ t ? (luatminhkhue.vn) 4. Vai trò c a pháp lu ủ t đốối v ậ i vi ớ c phát tri ệ n kinh tếố ể
ở Việ t Nam (luatduonggia.vn) 5. B o đ ả m ả tnh n đ ổ nh c ị a h ủ thốống pháp lu ệ
ật - yếu câầu quan trọ ng trong xây dự ng,
soạ n thả o văn bả n quy phạ m pháp luậ t (lapphap.vn) 6. Phân tch tnh tốối ca o c a Hiếốn pháp [C ủ
ập nhậ t 2022] (accgroup.vn)