Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Phân tích ví dụ minh họa? | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Pháp luật có bản chất giai cấp, do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Đồng thời pháp luật có bản chất xã hội, các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp cư dân khác nhau trong xã hội. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Phân tích ví dụ minh họa?” Đề số: 59 Sinh viên : NGUYỄN MAI LINH Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N25) Mã SV : 22013668
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………1.
I. PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC……………………………. 1. Khái niệm.
1.1. Pháp luật là gì?
1.2. Đạo đức là gì?
2. So sánh pháp luật và đạo đức
2.1. Sự giống nhau giữa pháp luật và đạo đức
2.2. Sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC LỜI KẾT MỞ ĐẦU
Xã hội loài người tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội chính,
bao gồm: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa. Ngoại trừ công xã nguyên thủy là hình thái thô sơ nhất trong các hình thái
kinh tế - xã hội, những hình thái còn lại đều xuất hiện bộ máy nhà nước mang đặc điểm
riêng của từng hình thái. Nhưng cho dù có là bộ máy nhà nước thuộc kiểu hình thái kinh
tế - xã hội nào, có đặc thù ra sao, thì một phần không thể thiếu của nhà nước chính là
pháp luật. Pháp luật là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, là công cụ quản
lý xã hội của giai cấp cầm quyền. Pháp luật xuất hiện như một phương tiện đảm bảo cho
sự tồn tại và vận hành một cách trơn tru của toàn xã hội trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, giáo dục,…Pháp luật có sức ảnh hưởng rộng khắp, gần như tuyệt đối trong
phạm vi xã hội được đặt dưới một nhà nước, một thể chế chính trị xác định.
Bên cạnh pháp luật, đạo đức cũng có sức ảnh hưởng rộng khắp, gần như tuyệt đối
trong phạm vi xã hội, nhưng là xã hội giữa người với người, được đặt trong cùng một nền
văn hóa. Đạo đức xuất hiện là một hệ thống các quy chuẩn để điều chỉnh, so sánh, đánh
giá các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, được áp dụng trong mọi lĩnh vực
có sự tham gia của con người.
Pháp luật và đạo đức xuất hiện với đặc điểm, tính chất khác nhau nhưng cùng
thuộc về phạm vi ý thức xã hội, cùng tồn tại, có mối liên hệ mật thiết cũng như có những
tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau tạo nên sự hòa hợp, giúp duy trì trật tự xã hội. Tuy
nhiên mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định,
gây ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển của cả hai bên, đồng thời hạn chế khả
năng áp dụng vào thực tế.
Mục đích của việc tìm hiểu về mối liên hệ giữa pháp luật và đạo đức nhằm làm rõ
bản chất của ý thức xã hội, phát hiện những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng
pháp luật và đạo đức trong thực tiễn. Từ đó nâng cao ý thức của cá nhân trong việc vận
dụng pháp luật và đạo đức trong điều chỉnh quan hệ xã hội.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC 1. Khái niệm 1.1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc
thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt
hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền
lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật có bản chất giai cấp, do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí
nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Đồng
thời pháp luật có bản chất xã hội, các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ
thực tiễn đời sống, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các
tầng lớp cư dân khác nhau trong xã hội. Các quy phạm pháp luật được
thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật: - Sử dụng pháp luật
- Tuân thủ pháp luật - Thi hành pháp luật - Áp dụng pháp luật
Các đặc trưng cơ bản của pháp luật bao gồm: Tính bắt buộc chung, tính
quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
(Nguồn tham khảo – trích dẫn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-
sachphap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42651/phap-
luatla-gi-cac-hinh-thuc-thuc-hien-phap-luat) 1.2. Đạo đức là gì?
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, mang đến yêu cầu nhận thức của
con người. Từ khi tổ chức cuộc sống, để đảm bảo hiệu quả ổn định trật
tự xã hội thì đạo đức đã được đề cao. Chẳng thế mà Khổng tử có câu:
“Tiên học lễ, hậu học văn”. Con người trước tiên phải biết về lễ nghĩa,
thái độ, cách sống trước khi muốn học kiến thức.
Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người được đúc kết.
Các thế hệ sau làm theo, nghe theo lời dạy của thế hệ trước. Việc làm
theo các giá trị đạo đức đó mang đến sự ổn định, tốt đẹp hơn trong quan
hệ của con người. Cũng như đảm bảo quyền lợi, công bằng giữa các mối quan hệ.
Đạo đức có khía cạnh quy định rất rộng trong sinh hoạt, đời sống con
người. Đạo đức ảnh hưởng đến phạm trù đời sống tinh thần của xã hội,
tác động lên nhận thức của con người dẫn đến việc con người tự giác
điều chỉnh hành vi của bản thân. Đạo đức được thể hiện bởi niềm tin cá
nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội, ràng buộc con
người trong cộng đồng của họ.
(Nguồn tham khảo – trích dẫn: https://luatduonggia.vn/dao-duc-la-
giphan-biet-quan-he-giua-dao-duc-va-phap-luat/#31_Khai_niem)
2. So sánh pháp luật và đạo đức
2.1. Sự giông nhau giữa pháp luật và đạo đức
Đạo đức và pháp luật có những đặc điểm giống nhau cơ bản sau:
- Đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu,
chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật
được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá
nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể
tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. Căn cứ vào các
chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm
gì, không được làm gì khi ở một hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
- Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp
luật đều mang tính quy phạm phổ biến, là khuôn mẫu chuẩn mực trong
hành vi của mỗi con người trong xã hội. Chúng có tác động đến hầu
hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội.
- Là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và
phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và
đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội.
- Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để
phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Vì ban
hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh
một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung.
(Nguồn trích dẫn: https://luathungson.vn/so-sanh-su-giong-va-
khacnhau-giua-dao-duc-va-phap-luat.html)
2.2. Sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức
Pháp luật và đạo đức tồn tại song song cùng phát triển, tuy có những đặc
điểm giống nhau cơ bản, song vẫn khác nhau về bản chất:
- Quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất pháp luật mang
thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội. Pháp luật phát sinh tồn tại và
phát triển trong xã hội có giai cấp. Pháp luật tồn tại trong hình thái xã
hội có xuất hiện nhà nước, là công cụ định hình, quản lý trật tự trong
phạm vi thuộc quyền quản lý của nhà nước, thực chất là thể hiện ý chí
của giai cấp cầm quyền trong hình thái xã hội đó.
(Nguồn tham khảo: https://luatduonggia.vn/ban-chat-cua-phap-
luatla-gi-phan-tich-ban-chat-va-thuoc-tinh-cua-phap-luat/)
- Bản chất của đạo đức không mang tính giai cấp. Quan điểm học thuyết
Mác – Lênin khẳng định đạo đức là sản phẩm của xã hội. Đạo đức
hình thành thông qua hành vi quan hệ giữa người với người, được xây
dựng từ sự lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn. Với tính phản
ánh sự tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội.
(Nguồn tham khảo: Giáo trình đạo đức học Mác – Lênin – TS. Đinh
Ngọc Quyên, TS. Lê Ngọc Triết, ThS. Hô Thị Thảo)
Bên cạnh đó, còn có 3 đặc điểm khác nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức: (Nguồn trích dẫn – tham Đạo đức Pháp luật khảo: Cơ
Được đúc kết từ cuộc sống, Do nhà nước ban hành.
sở nguyện vọng của nhân dân hình
và được truyền tai nhau thành qua nhiều thế hệ.
Hình Thể hiện thông qua dạng Hệ thống văn bản quy phạm thức không
thành văn như văn pháp luật: Bộ luật, Luật, Nghị thể
hóa truyền miệng, phong định, Thông tư…
hiện tục tập quán, ca dao, tục
ngữ…và dạng thành văn như kinh, sách,…
Các Tự giác, răn đe thông qua Thông qua bộ máy cơ quan như biện tác
động của dưa luận xã cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp hội, khen
chê, lên án, pháp để đảm bảo thực hiện bằng bảo khuyến khích,… các
biện pháp quyền lực nhà đảm nước, từ phổ biến, tuyên tuyền, thực lOMoARcPSD|47231818
Lương tâm con người. giáo dục, thuyết phục cho đến hiện áp dụng các
biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Downloaded by 0136_Tr?n Th?o Vy (maggiecohans274@gmail.com)
https://luathungson.vn/so-sanh-su-giong-va-khac-nhau-giua-dao-duc- vaphap-luat.html) II.
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
Pháp luật và đạo đức tồn tại với mục đích chung vì sự ổn định và phát triển của
xã hội. Hai thứ tồn tại song song, ảnh hưởng qua lại và bổ sung cho nhau trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng
khít, là nền tảng hình thành nhau, cùng hỗ trợ đôi bên trong việc điều chỉnh hành
vi của các chủ thể trong xã hội.
Đạo đức được hình thành từ khi con người có ý thức về xã hội, dựa trên mối
quan hệ giữa người với người, có sức ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có con
người tham gia. Khi nhà nước được hình thành và pháp luật ra đời, đạo đức trở
thành những quy chuẩn đầu tiên để cấu thành những điều luật có ảnh hưởng đến
xã hội. Sau này, đạo đức trở thành “nền móng” về mặt tinh thần cho pháp luật,
các chủ thể trong xã hội tuân thủ pháp luật không nhất thiết dựa vào việc họ có
hiểu biết bao nhiêu về pháp luật mà dựa vào những quy tắc đạo đức sẵn có trong
quá trình sống. Khi xây dựng những quy phạm pháp luật, nhà nước cũng xem
xét, thông qua những chuẩn mực về đạo đức sẵn có để tham khảo, bổ sung vào
pháp luật thậm chí nâng những quy phạm đạo đức thành quy phạm pháp luật.
Đạo đức được xây dựng qua nhiều thế hệ xã hội, còn pháp luật thể hiện ý chí của
nhà nước hiện thời, hai thứ bổ sung cho nhau bằng cách thừa nhận hoặc thay thế
lẫn nhau. Có những quy chuẩn đạo đức được nhà nước thừa nhận được nâng lên
thành những quy phạm pháp luật, ví dụ những điều luật dân sự về quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ đối với con cái/của con cái đối với cha mẹ là một trong những
chuẩn mức đạo đức được nhà nước thừa nhận.
“Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cha mẹ có
nghĩa vụ: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.”
“Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con có nghĩa
vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực
hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con
thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.”
(Nguồn trích dẫn: Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Đối với những quy chuẩn đạo đức không được thừa nhận, những điều này trở
thành tiền đề để nhà nước tiến hành xây dựng những quy phạm pháp luật thay
thế những quy chuẩn đạo đức đó. Theo luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn
nhân là tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, khác với
những quan niệm cũ về việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong xã hội cũ.
Những quy chuẩn đạo đức được nhà nước thừa nhận góp phần giúp củng cố
pháp luật theo chiều hướng đảm bảo pháp luật được thực hiện trên cơ sở niềm
tin, lương tâm của cá nhân và cả dư luận xã hội. Chủ thể có đạo đức sẽ có ý
thức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Pháp luật có ảnh hưởng đến phạm vi xã hội dưới quyền quản lý của nhà nước,
mang tính cưỡng chế, có sức răn đe, cảnh cáo dựa vào việc chịu trách nhiệm
với hành vi của chủ thể. Chủ thể dưới sự quản lý của nhà nước và pháp luật
được điều chỉnh về mặt nhận thức, nghiêm chỉnh hơn về đạo đức với ràng
buộc về trách nhiệm trước pháp luật.
Pháp luật có tính hiện thời, có khả năng linh hoạt thay đổi và thích nghi với
tình thế xã hội. Khi nhiều quy tắc đạo đức từ xa xưa đã không còn phù hợp,
pháp luật có vai trò điều chỉnh, thay thế những quy chuẩn “lỗi thời đó”. Vai
trò của pháp luật trước đạo đức là bảo vệ, duy trì, phát triển những quy chuẩn
đúng đắn, song cũng bổ sung, sửa đổi, thay thế những quy chuẩn không còn
phù hợp sao cho hợp nhất với tiến bộ xã hội. Ví dụ như việc nhận thức rằng
tập tục tảo hôn hiện đã không còn phù hợp qua những hậu quả và rủi ro mà
nó đem lại, Luật Hôn nhân và Gia đình đã ban hành quy đình về độ tuổi kết
hôn hợp pháp cho nam và nữ, nhằm ngăn chặn và đào thải những tập tục như thế. lOMoARcPSD|47231818 LỜI KẾT
Pháp luật và đạo đức tồn tại với mục đích chung vì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hai
thứ tồn tại song song, ảnh hưởng qua lại và bổ sung cho nhau trong suốt quá trình tồn tại
và phát triển. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng khít, là nền tảng hình thành nhau,
cùng hỗ trợ đôi bên trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội.