Phân tích các đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước ? Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị sự nghiệp của nhà nước | Bài tập lớn môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenikaa
Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công về cơ bản thì giống nhau, về chi phí hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức các hoạt động, trong khi đó các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác hoàn toàn với các cơ quan hành chính. Về vấn đề cải cách tách rời chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp. Trong cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức làm việc với viên chức trong đơn vị sự nghiệp nhà nước trước giờ vẫn có chế độ giống nhau về tiền lương, thưởng cũng như các đãi ngộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Phân tích các đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước ? Phân biệt cơ
quan hành chính nhà nước với các đơn vị sự nghiệp của nhà nước” Đề số: 7 Sinh viên : LÊ NGỌC ANH Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1-22(N18) Mã SV : 22011722
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 1 Mục lục
Phần A : Mở đầu……………………………………………………...
Lời mở đầu……………………………………
Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………
Phần B : Nội dung…………………………………………………
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC……………………………......... I.
Khái niệm chung………………………………………………......... II.
Quy định về bộ máy nhà nước…………………………………..........
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.Khái niệm……………………………………………………
2. Đặc điểm cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước……………
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm………………………………………………………………
2. Phân loại đơn vị sự nghiệp………………………………………………….
PHÂN BIỆT CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỚI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Cơ quan hành chính nhà nước
2. Đơn vị sự nghiệp nhà nước PHẦN C: Kết luận 2 PHẦN A: MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Ông cha ta đã lao động cần cù sáng tạo để xây
dựng, gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc. Và hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn
kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và
thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân do dân và vì dân, thay mặt nhân dân, chịu
trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống và xã hội. Để thực hiện tốt
chức năng quản lí của Nhà nước, bộ máy Nhà nước cần được tổ chức một cách
chặt chẽ, khoa học. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước bắt đầu
Trung ương đến các địa phương, luôn tổ chức theo những nguyên tắc như một
thể thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức trách, nhiệm
vụ của Nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước gồm những cơ quan như: Cơ quan
quyền lực; Cơ quan hành chính; Cơ quan xét xử; Cơ quan kiểm sát. Trong số đó,
cơ quan hành chính là cơ quan thực hiện quyền hành pháp mà đứng đầu là Chính
phủ. Cơ quan hành chính là bao gồm Chính phủ và UBND Nghiên cứu địa vị pháp
lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước để xác định vai trò của cơ quan
hành chính nhà nước với cương vị là chủ thể của pháp luật hành chính và cũng là
chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua bài tiểu luận này, ta có thể hiểu rõ như thế nào là:
- Bộ máy hành chính Nhà nước. 3
- Đặc điểm Cơ quan hành chính hành chính Nhà nước.
- Phân loại cơ quản hành chính Nhà nước với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. PHẦN B: NỘI DUNG
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. Khái niệm chung:
Bộ máy hành chính Nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng chung của các nước đó
là bộ máy thực thi quyền hành pháp. Tức là triển khai tổ chức thực hiện pháp luật;
đưa pháp luật vào đời sống. Đây là bộ máy đang tồn tại và sử dụng ở rất
nhiều nước trên thế giới. Nó được hiểu theo nghĩa hẹp, đúng với bộ máy hành
chính nhà nước ở Việt Nam. Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác đều
ghi “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí nguyện vọng của Nhân dân”. “ Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nghiệp trước Nhân dân địa phương”. Bởi vậy, phạm vi hành chính nhà nước chỉ
bao gồm chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
II. Quy định về bộ máy Nhà nước:
Bộ máy hành chính Nhà nước tùy theo mỗi quốc gia được tổ chức thành những
hệ thống thống nhất theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương, đứng
đầu luôn là Chính phủ. Để thực thi được quyền hành pháp có hiệu lực và phổ 4
biến nhất, bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc thứ bậc, cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo, cấp dưới làm theo chỉ đạo và chịu sự
kiểm soát và giám sát của cấp trên trong các hoạt động. Bộ máy hành chính
nhà nước dù là một bộ máy thống nhất, trải dài từ Trung ương đến địa
phương, song nó thường được chia thành hai bộ phận: thứ nhất, bộ máy hành
chính nhà nước ở Trung ương nghĩa là bộ máy của Chính phủ và các cơ quan
thuộc chính phủ có nghĩa vụ quản lý hành chính toàn quốc; thứ hai, bộ máy hành
chính nhà nước ở địa phương bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước
tại địa phương để thực thi nhiệm vụ điều hành hành chính nhà nước tại địa
phương. Được hiểu là bộ máy hành chính nhà nước Trung ương và địa phương. ____________________________
1. Điều 119, Chương IX: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN, Hiến Pháp năm 2013.
2. Điều 94, CHƯƠNG VII: CHÍNH PHỦ, Hiến Pháp năm 2013
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm: 5
Cơ quan hành chính nhà nước là Cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công
tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo giám sát việc thực hiện các chính
sách, kế hoạch của nhà nước. Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được
hình thành từ các cơ quan quyền lực có cùng cấp, Chính phủ là cơ quan hành
chính cao nhất và cũng là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ do chính
Quốc hội thành lập, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính ở địa phương và là
cơ quan chấp hành và thực thi của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân và
cơ quan cùng cấp bầu lên và. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tạo nên hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có thì quyền
hạn ban hành các văn bản pháp luật như nghị định,quyết định, chỉ thị và xđược
áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.
2. Đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước: *Đặc điểm chung:
- Cơ quan hành chính nhà nước trên danh nghĩa Nhà nước khi tham gia các quan
hệ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hướng tới một mục đích lợi ích chung.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước mang một cơ cấu tổ chức phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do chính pháp luật quy định.
- Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và thành lập hoạt động dựa
vàoquy định của pháp luật.
- Nhân sự cốt cán của cơ quan hành chính là công chức và đội ngũ cán bộ. *Đặc điểm riêng: 6
- Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý, điều hành và chấp hành hànhchính nhà nước.
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến
cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo nên một thể thống nhất, được tổ chức theo hệ
thống cấp bậc, có mối quan hệ gắn kết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động
nhằm thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nước.
- Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định
dựa trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn luôn mang tính tổng hợp.
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm:
Đơn vị sự nghiệp còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức do cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội xác lập theo
quy định của pháp luật với tư cách cá nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ
quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học,
văn hóa,… và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định.
2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp có hai loại :
-Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn.
-Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn.
Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp : 7 –
Là những đơn vị không tham gia sản xuất vật chất nhưng đóng vai trò cần
thiếtcho xã hội, nhằm duy trì ổn định bộ máy quản lí Nhà nước các cấp, bảo
đảm ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. –
Hoạt động rất phong phú, đa dạng nhiều loại hình, phức tạp nhưng đều
mang tính chất phục vụ, đối với cơ quan hành chính dường như không có doanh
thu, hoặc có rất ít, các khoản chi phí hầu như do Ngân sách Nhà nước cấp. –
Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp mang nhiều yếu tố xã hội liên quan mật
thiết đến nhiều chính sách khác nhau trong nền kinh tế, cũng là một tất yếu
khách quan và thể hiện tính ưu thế của xã hội, để nâng cao đời sống vật chất,
cũng như tinh thần, sức khoẻ cho nhân dân.
PHÂN BIỆT CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỚI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Thứ nhất , cơ quan hành chính nhà nước
Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công về
cơ bản thì giống nhau, về chi phí hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
về biên chế và tổ chức các hoạt động, trong khi đó các đơn vị sự nghiệp công lập
lại có những đặc điểm khác hoàn toàn với các cơ quan hành chính.
Về vấn đề cải cách tách rời chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính
với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp.
–Trong cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức làm việc với
viên chức trong đơn vị sự nghiệp nhà nước trước giờ vẫn có chế độ giống nhau
về tiền lương, thưởng cũng như các đãi ngộ. 8 –
Vấn đề tách rời cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công
để đặt được hiệu quả hoạt động của những cơ quan này, tách đơn vị sự nghiệp ở
đây có thể hiểu là các đơn vị sự nghiệp công.
Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước có thể hiểu là hệ thống các cơ quan thực
hiện lập pháp, hành pháp và tư pháp tổ chức từ trung ương đến các địa phương. Gồm có: –
Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp ở địa phương. –
Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các cơ quan hành chính nhà
nước ở Trung ương như: Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan
hành chính nhà nước ở các địa phương gồm: UBND các cấp, các cơ quan có
chuyên môn thuộc UBND các cấp. –
Các cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát các cấp. Cơ quan hành chính nhà
nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, có phương tiện hoạt động
chủ yếu là hoạt động chấp hành. –
Điều hành bao gồm cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền thì do pháp luật quyđịnh. –
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và điều hành dựa
trêncơ sở các nguyên tắc do luật định. Cơ quan hành chính nhà nước mang chức
năng quản lí, thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành trên tất cả lĩnh vực
của xã hội, các cơ quan nhà nước khác thì chỉ tham gia vào hoạt động quản lý
trong phạm vi, lĩnh vực giới hạn nhất định. 9 –
Cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt
chẽ và có đối tượng quản lý rất lớn. –
Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý dưới hai hình thức là
ban hành những văn bản quy phạm và các văn bản cá biệt dựa trên cơ sở hiến
pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính cấp trên nhằm
chấp hành, làm theo các văn bản đó. Song trực tiếplãnh đạo, điều hành, kiểm
soát… hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và bao gồm
cả các đơn vị cơ sở thuộc của mình. –
Một trong những chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của Luật hành chính
chính là cơ quan hành chính nhà nước.
Chốt lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cốt lõi của bộ máy nhà nước,
trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, trong
phạm vi thẩm quyền để thưc hiện hoạt động chấp hành – điều hành và tham gia
chính vào các hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ hai, về đơn vị sự nghiệp
–Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã
hội đã cấu thành nên đơn vị sự nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của
pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng biệt, thực hiện chức
năng là phục vụ quản lý nhà nước hoặc là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công
trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Trong các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn
vị cơ bản thực hiện các nhiệm vụ của ngành yêu cầu. 10 –
Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức nối tiếp nhau lần lượt chính
thức có hiệu lực đã có tác động không nhỏ đến bộ máy nhà nước từ trung ương
đến các địa phương bởi vì những quy định mới đều liên quan đến nguồn nhân
lực vô hình chung tạo nên các tác động mạnh mẽ đến cơ cấu của tổ chức bộ máy. –
Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập được tạo nên nhằm cung cấp các dịch
vụ công mà Nhà nước chịu trách nhiệm chủ yếu là bảo đảm với mục đích phục
vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và một số lĩnh vực khác mà
khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng được. Ví dụ: Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là một đơn vị
trực thuộc công lập. Bệnh viện Bạch Mai trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hà Nội
cũng là đơn vị sự nghiệp công lập.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và tổng hợp các kiến thức về hệ thống cơ quan hành
chính Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta càng hiểu rõ hơn
về bộ máy hành chính của nhà nước ta, qua đó còn hiểu thêm được về tầm quan
trọng của việc xây dựng, cải thiện và đổi mới bộ máy hành chính. Bộ máy hành
chính nói chung, bên trong có các cấp trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà
nước là then chốt trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế thị trường và việc hội nhập quốc tế, qua đó không ngừng nâng
cao vị thế, uy tín của đất nước ta trên các trường quốc tế. Song, cho ta thấy vẫn 11
còn có những mặt hạn chế cần được khắc phục giải quyết cấp bách để hướng
nước ta đến bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả, có năng lực kiến tạo và phát triển, liêm chính, sẵn sàng phục vụ nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Minh Toàn, năm xuất bản 2019, Giáo trình Pháp luật đại cương Dùng
trong các trường đại học cao đẳng và trung cấp, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật WED THAM KHẢO
1. Bộ máy hành chính nhà nước https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/
1. 2. http://www.chinhphu.vn/
3. So sánh đơn vị sự nghiệp nhà nước với cơ quan hành chính nhà nước
https://luatduonggia.vn/don-vi-su-nghiep-la-gi-so-sanh-co-quan-hanh-chinh-va-donvi- su-nghiep/ 12