-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận so sánh mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh và chợ truyền thống |
Tiểu luận so sánh mô hình kinhdoanh của Bách Hóa Xanh và chợ truyền thống của Trường đại học Nha Trang. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Quản trị kinh doanh (qtkd09) 12 tài liệu
Đại học Nha Trang 77 tài liệu
Tiểu luận so sánh mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh và chợ truyền thống |
Tiểu luận so sánh mô hình kinhdoanh của Bách Hóa Xanh và chợ truyền thống của Trường đại học Nha Trang. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Quản trị kinh doanh (qtkd09) 12 tài liệu
Trường: Đại học Nha Trang 77 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nha Trang
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN
SO SÁNH MÔ HÌNH KINH DOANH BÁN LẺ HIỆN ĐẠI (BÁCH
HÓA XANH) VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH CHỢ TRUYỀN THỐNG Giảng viên:
TS. Nguyễn Thị Nga
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Nguyễn Thái Thị Ngọc – 62134005
Lê Thị Ý Mỹ- 62131161
Nguyễn Ngọc Khánh Ly -
Hồ Mộng như Uyên – 62131069 62132609
Trần Thị Thảo Nhi - 62131434
Phạm Bảo Long – 62131038
Nguyễn Thị Mỹ Hảo - 62130510
Hồ Trí Vương - 62139016 Khánh Hòa – 2023 lOMoARcPSD| 40651217
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN
SO SÁNH MÔ HÌNH KINH DOANH BÁN LẺ HIỆN ĐẠI (BÁCH
HÓA XANH) VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH CHỢ TRUYỀN THỐNG Giảng viên:
TS. Nguyễn Thị Nga
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Nguyễn Thái Thị Ngọc – 62134005
Lê Thị Ý Mỹ - 62131161
Nguyễn Ngọc Khánh Ly -
Hồ Mộng Như Uyên - 62131069 62132609
Trần Thị Thảo Nhi - 62131434
Phạm Bảo Long – 62131038
Nguyễn Thị Mỹ Hảo - 62130510
Hồ Trí Vương - 62139016 Khánh Hòa – 2023 Downloaded by
Phuong Le (lephuong0301@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40651217 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH...................................1 1.1.
Khái niệm mô hình kinh doanh.....................................................................1 1.2.
Đặc điểm mô hình kinh doanh.......................................................................1 1.3.
Phân loại các mô hình kinh doanh................................................................2
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA BÁCH HÓA XANH.....................3
2.1. Tổng quan về Bách Hóa Xanh..........................................................................3
2.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển............................................................3
2.1.2. Giá trị cốt lõi................................................................................................4
2.1.3. Sản phẩm.....................................................................................................5
2.2. Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh........................................................6
2.3. Ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh...............7
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG.............9
3.1. Tổng quan về chợ truyền thống........................................................................9
3.2. Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống...................................................10
3.3. Ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh doanh của chợ truyền thống...........11
CHƯƠNG 4. SO SÁNH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA BÁCH HÓA XANH
VÀ MÔ HÌNH CHỢ TRUYỀN THỐNG.................................................................12
4.1. Giống nhau.......................................................................................................12
4.2 Khác nhau.........................................................................................................12
4.2.1. Về Quy mô.................................................................................................12
4.2.2. Về Vị trí......................................................................................................12
4.2.3. Về Hình thức kinh doanh..........................................................................12
4.2.4. Về Giá cả....................................................................................................13
4.2.5. Về Sản phẩm/chất lượng sản phẩm.........................................................13 lOMoAR cPSD| 40651217
4.2.6. Về Dịch vụ và chất lượng phục vụ...........................................................14 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KẾT
LUẬN............................................................14
5.1. Tổng kết những điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình kinh doanh...14
5.2. Đánh giá tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh Bách Hóa Xanh và
Chợ truyền thống....................................................................................................14
5.2.1. Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh...............................................14
5.2.2. Mô hình kinh doanh của Chợ truyền thống............................................15
5.3. Một số khuyến nghị/giải pháp cho các hạn chế trong 2 mô hình kinh doanh
của Bách Hóa Xanh và Chợ truyền thống............................................................15
5.3.1. Giải pháp cho các hạn chế trong mô hình kinh doanh của Bách Hóa
Xanh.....................................................................................................................15
5.3.2. Giải pháp cho các hạn chế trong mô hình kinh doanh của Chợ truyền
thống.....................................................................................................................16
KẾT LUẬN................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................18 Downloaded by
Phuong Le (lephuong0301@gmail.com) lOMoARcPSD| 40651217 MỞ ĐẦU
Bách Hóa Xanh là một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi bán lẻ thực phẩm
hàng đầu tại Việt Nam, sử dụng mô hình kinh doanh hiện đại với hệ thống cửa hàng
chuỗi và tiện ích công nghệ cao. Trong khi đó, chợ truyền thống là một hình thức bán lẻ
truyền thống phổ biến trên khắp các nước trên thế giới, tập trung vào các cửa hàng bán
lẻ nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân. So sánh giữa hai mô hình
kinh doanh này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và ưu nhược điểm của
từng mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển kinh doanh và nâng
cao hiệu quả trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm. Vì vậy chủ đề sánh mô hình kinh doanh
của Bách Hóa Xanh và chợ truyền thống để phân tích và đánh giá hiệu quả của các mô
hình kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam.
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH
Kinh doanh là một phần không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế của các tổ
chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp là
điều không hề dễ dàng, nhất là đối với những cá nhân mới bắt đầu khởi nghiệp. I.1.
Khái niệm mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch của một tổ chức hoặc công ty, nó có thể
ở dạng văn bản hoặc đồ họa, nhằm miêu tả cách công ty có kế hoạch sinh lợi nhuận bằng
các hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ khách hàng trong một thị trường cụ thể.
Mô hình kinh doanh sẽ thể hiện loại sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, phương
thức tiếp thị sản phẩm, các loại chi phí hoạt động sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp
cũng như kỳ vọng về lợi nhuận. I.2.
Đặc điểm mô hình kinh doanh
Trên thực tế, mỗi mô hình kinh doanh của từng donh nghiệp sẽ mang nét đặc
trưng riêng phù hợp với định hướng và điều kiện phát triển. Tuy nhiên đặc điểm chung
của hầu hết mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ bao gồm những thành phần cơ bản sau:
- Tầm nhìn - Sứ mệnh: Tầm nhìn và sứ mệnh quyết định giá trị cốt lõi của
doanh nghiệp. Hãy sử dụng nội dung tích cực, mang tính chất cung cấp lợi ích
cho xã hội và người dùng khi định vị tầm nhìn.
- Mục tiêu chính: Mục tiêu có thể là doanh thu, thương hiệu, văn hoá doanh
nghiệp, thị phần,... Cần xác định mục tiêu có thể đo lường được và mức độ ưu
tiên trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. lOMoARcPSD| 40651217
- Khó khăn đối với khách hàng mục tiêu: Mô hình kinh doanh là một vòng
tròn kín với trọng tâm là khách hàng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định
nhóm khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm. Song song với đó, doanh nghiệp
cũng cần phải định vị được những khó khăn khách hàng sẽ gặp phải khi trải
nghiệm sản phẩm của mình.
- Các giải pháp: Mô hình kinh doanh chất lượng sẽ có danh sách các giải pháp
cho các vấn đề khó khăn của khách hàng. Cố gắng đảm bảo rằng khách hàng
hiểu được lý do dẫn đến sự cố khi họ sử dụng sản phẩm của mình.
- Giá trị: Luôn tạo ra giá trị mới, là đơn vị tiên phong thực hiện cải tiến sản
phẩm, khiến chúng trở nên độc đáo.
- Kênh phân phối: Lựa chọn phương thức đẩy bán sản phẩm. Có thể phân phối
trực tiếp, gián tiếp, độc quyền.
- Nền tảng quảng bá sản phẩm: Lựa chọn phương tiện tiếp cận thị tường và
các kênh mà doanh nghiệp muốn sử dụng để quảng cáo và đẩy bán sản phẩm.
- Cơ hội phát triển: Yếu tố này trong mô hình kinh doanh liên quan đến việc
tìm kiếm các cách giúp doanh nghiệp phát triển hay cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Mô hình doanh thu: Được định hướng theo khuôn khổ xác định nguồn thu
nhập hợp lý có thể theo đuổi.
- Cấu trúc chi phí: Xác định các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả (chi phí
cố định, chi phí biến đổi) và ước tính mức độ ảnh hưởng của nó tới việc định giá. I.3.
Phân loại các mô hình kinh doanh
- Mô hình kinh doanh nhà sản xuất: Là mô hình kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm từ các nguyên liệu thô. Sản phẩm đó có thể bán trực
tiếp cho khách hàng hoặc bán cho người trung gian, tức là một doanh nghiệp
khác sẽ là người cuối cùng bán sản phẩm đó cho khách hàng. Những doanh
nghiệp tiêu biểu cho mô hình này có thể kể đến như: Ford, 3M, General Electric.
- Mô hình kinh doanh nhà phân phối: Có nghĩa là doanh nghiệp mua sản phẩm
từ tay nhà sản xuất và bán lại cho các nhà bán lẻ và người dân. Ví dụ tiêu biểu
có thể kể đến là Auto Dealerships – phân phối ô tô. lOMoARcPSD| 40651217
- Mô hình kinh doanh nhà bán lẻ: Là mô hình sẽ bán trực tiếp sản phẩm tới
khách hàng sau khi mua chúng từ nhà phân phối hoặc các đại lý bán buôn. Ví
dụ tiêu biểu có thể kể đến là Amazon và Tesco.
- Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại: Các doanh nghiệp sở hữu
mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại có thể là một nhà sản xuất, nhà
phân phối hoặc nhà bán lẻ. Thay vì tạo ra một sản phẩm mới, bên nhận quyền
sử dụng mô hình và thương hiệu doanh nghiệp mẹ sau khi trả tiền bản quyền
cho nó. Ví dụ như Lotteria, Highland Coffee.
- Mô hình kinh doanh cửa hàng truyền thống: Là mô hình nơi các nhà bán lẻ,
bán buôn và nhà sản xuất bán sản phẩm hoặc dịch vục trực tiếp cho khách hàng
thông qua cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn hoặc các kênh bán lẻ khác.
- Mô hình kinh doanh thương mại điện tử: Là sự nâng cấp của mô hình kinh
doanh brick-and-mortar truyền thống. Nó tập trung vào việc bán sản phẩm trên
các kênh bán hàng trực tuyến và tận dụng sự phát triển của Internet ngày nay
để tối giản chi phí đáng kể. Ví dụ như Shoppee, Tiki, Lazada.
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA BÁCH HÓA XANH
2.1. Tổng quan về Bách Hóa Xanh
2.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển Tên công ty
Công ty cổ phần thương mại Bách Hóa Xanh Thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG). lOMoARcPSD| 40651217 Trụ sở
- Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 128 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM.
- Địa chỉ Văn Phòng: Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công Nghệ Cao, P. Tân Phú, Quận 9, TP. HCM.
Năm thành lập: 2015 Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 2015: Những cửa hàng Bách hóa XANH đầu tiên với quy mô dưới 100m2
được mở tại quận Bình Tân – nơi có mật độ dân cư cao nhất TP.HCM. Đến đầu
năm 2017, Bách hóa XANH có tổng cộng 50 cửa hàng ở khu vực quận Bình Tân.
- Năm 2017: Bách hóa XANH có tổng cộng 238 cửa hàng ở quận Bình Tân và Tân
Phú với doanh thu 700 triệu đồng/tháng.
- Năm 2018: Bách hóa XANH thay đổi mô hình cửa hàng, doanh thu trung bình
mỗi cửa hàng nhanh chóng tăng lên 1.2 tỷ/tháng, tổng số cửa hàng lúc này là 405
cửa hàng (90% là ở TP.HCM).
- Tháng 10/2018: Website BachhoaXANH.com ra mắt để đáp ứng nhu cầu mua
sắm trực tuyến của người dùng ở khu vực TP.HCM.
- Năm 2019: Bách hóa XANH có hơn 900 cửa hàng tập trung ở các tỉnh miền Nam,
miền Đông và Nam Trung Bộ. Đồng thời mở bán online lần đầu tiên ở khu vực Biên Hòa (Đồng Nai).
- Tháng 8/2020: Mở bán online thêm 10 khu vực thuộc các tỉnh miền Nam, miền Đông và Nam Trung Bộ.
- Tháng 12/2020: Website BachhoaXANH.com chạm mốc 10.000 đơn/ngày.
- Tháng 8/2021: Bách hóa XANH có gần 2.000 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành
ở miền Nam, miền Đông và Nam Trung Bộ.
2.1.2. Giá trị cốt lõi
Tận tâm với Khách hàng
+ Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên số 1 trong mọi suy nghĩ và hành động của chính mình.
+ Thành thật xin lỗi và không tranh luận đúng sai là trân trọng niềm tin yêu và
ủng hộ của khách hàng.
+ Luôn chủ động cười, chào, cảm ơn khách hàng như người thân. lOMoARcPSD| 40651217
Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm
+ Nói gì, làm đó. Nhận trách nhiệm và giải quyết hậu quả khi không giữ lời.
+ Làm đúng quy trình, không làm dối, không làm tắt.
+ Sau khi đã nổ lực hết sức để làm mà vẫn không thể giữ được cam kết của mình,
bạn phải thực hiện đủ 3 việc: -
Thông tin cho người liên quan biết sớm nhất, nói rõ chuyện gì đã xảy ra
trongthực tế, được dẫn chứng bằng số liệu. -
Tự đánh giá mình đã làm gì và đã không làm gì để thực hiện cam kết
này.Nhận trách nhiệm và không đẩy trách nhiệm cho người khác. -
Đưa ra hành động mới và cam kết được đồng thuận với người liên quan đểkhôi phục lòng tin.
Yêu thương và hỗ trợ đồng đội
+ Thành thật quan tâm đến đồng đội là sẵn lòng hỗ trợ, hướng dẫn, động viên để
họ hoàn thành tốt công việc, không làm thay, không bao che.
+ Thành thật biết ơn những đồng đội đã cống hiến thời gian, sức khỏe, tuổi thanh
xuân để phát triển doanh nghiệp.
Trung trực về tiền bạc và trung thực trong các mối quan hệ với đồng đội
+ Minh bạch, rõ ràng về tiền bạc và các mối quan hệ với đồng đội.
+ Chọn cách thể hiện sự trung thực mang lại niềm vui hoặc không làm đau những người trong cuộc.
Máu lửa trong công việc
+ Luôn nói “YES”, làm thật nhanh, không ngại khó.
+ Tập trung, nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc.
+ Tìm được công việc yêu thích, thoát khỏi vùng an toàn, cháy hết mình không
ngại thay đổi, sẵn sàng học hỏi, đối đầu với tất cả những khó khăn thách thức để tìm ra
những giải pháp hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
+ Máu lửa giúp chúng ta tránh những suy nghĩ tiêu cực (luôn tìm những lý do để
bào chữa cho những kết quả không như mong đợi), thay vào đó là dám nhận lỗi, sẵn
sàng thay đổi để tạo kết quả. lOMoARcPSD| 40651217 2.1.3. Sản phẩm
Sản phẩm: dịch vụ bán lẻ thông qua 2 hình thức offline và online bao gồm các danh mục sau:
- Thực phẩm tươi sống: thịt, trứng, rau củ quả, đậu phụ…
- Thực phẩm Đóng hộp và khô: đặc sản Việt Nam, đồ chế biến sẵn…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa…
- Đồ uống: nước lọc, đồ uống có ga…
- Gia vị chế biến: đường, bột ngọt…
- Đồ ăn vặt: snack, kẹo, bánh…
- Chăm sóc nhà cửa: vệ sinh nhà cửa, vệ sinh nhà bếp, khăn giấy…
Hoạt động bán hàng offline thông qua chuỗi siêu thị với 1732 cửa hàng trên toàn
quốc, trải dài khắp 3 miền chính: miền Đông, miền Nam và Nam Trung Bộ. Hoạt động
bán hàng online thông qua website bachoaxanh.com và ứng dụng Bách Hóa Xanh.
2.2. Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh
Bách Hóa Xanh là một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ được yêu thích và tin
dùng hàng đầu tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, Bách Hóa Xanh đã nhanh
chóng phát triển và mở rộng mạng lưới cửa hàng trên toàn quốc. Hiện nay, Bách Hóa
Xanh có hơn 1.500 cửa hàng trên khắp địa bàn Việt Nam.
Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh tập trung vào cung cấp các sản phẩm
chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và không gây hại cho môi
trường. Với mục tiêu đó, Bách Hóa Xanh chỉ chọn lựa các sản phẩm từ các nhà sản xuất
có uy tín và đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh bao gồm thực phẩm
tươi sống, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô, đồ uống, mỹ phẩm, đồ gia dụng và
nhiều loại sản phẩm khác. Bách Hóa Xanh luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và cam kết
mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, cùng với dịch vụ tốt nhất
và giá cả phải chăng. Với mô hình kinh doanh bán lẻ, khách hàng có thể mua sắm các
sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng Bách Hóa Xanh. Các cửa hàng của Bách Hóa Xanh được
thiết kế thoáng mát, sạch sẽ và dễ dàng sắp xếp sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng tìm
kiếm và lựa chọn sản phẩm một cách thuận tiện.
Bách Hóa Xanh cũng phát triển một số kênh bán hàng trực tuyến, như website và
ứng dụng di động, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng trên toàn quốc. Khách
hàng có thể truy cập website hoặc ứng dụng di động của Bách Hóa Xanh để mua sắm lOMoARcPSD| 40651217
các sản phẩm và nhận được dịch vụ giao hàng tận nơi. Ngoài ra, Bách Hóa Xanh cũng
có chương trình thành viên với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng thường xuyên mua
sắm tại cửa hàng. Bách Hóa Xanh cũng thường xuyên tung ra các chương trình khuyến
mãi và giảm giá để khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và mua sắm được nhiều sản phẩm hơn.
Với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, Bách Hóa Xanh đã trở
thành một trong những chuỗi siêu thị mini được khách hàng tin tưởng và lựa chọn hàng
đầu trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Bách Hóa Xanh không chỉ là một nơi để mua
sắm, mà còn là một điểm đến tin cậy và thân thiện với khách hàng. Là một mô hình
Startup có sẵn vốn đầu tư. Mô hình Startup của Bách Hóa Xanh khá rõ khi xác lập cách
thức kinh doanh mới dựa trên thị trường tiềm năng rất lớn, và hiệu quả chỉ đến khi đạt
đến quy mô lớn. Khi càng tăng quy mô thì càng tăng lợi nhuận do lợi nhuận biên của
mô hình tạo ra; và sẽ tạo ra công ty khổng lồ về vốn hóa, doanh thu, lợi nhuận.
Bách Hóa Xanh có mô hình phát triển theo đúng như mô hình thành công Startup:
Sau 2 năm ở giai đoạn đầu (First Stage) tạo dựng quy trình, chuẩn hóa các cửa hàng và
nhân sự, hình thành và ổn định chuỗi cung ứng, họ đã vượt qua giai đoạn thứ 2 (second
Stage) với tốc độ tăng chóng mặt trong vòng 1 năm kể từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2020,
tốc độ tăng 70 cửa hàng/tháng, đưa số cửa hàng lên 1.595 cửa hàng, vượt bậc về tốc độ
tăng trưởng, bỏ xa các cửa hàng thực phẩm tiện lợi như Satrafood và Coopfood. Hiện
Bách Hóa Xanh đang chiếm 14% doanh số của các hệ thống siêu thị Việt Nam (Saigon
Coop 43%). Theo tốc độ này, dự kiến qua năm sau là Bách Hóa Xanh đã hoàn thành
giai đoạn 3 (Third Stage) để chuẩn bị IPO với thị phần lớn thứ nhì (và sẽ thành thứ nhất)
trong hệ thống siêu thị.
2.3. Ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh
Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh là một trong những mô hình kinh doanh
bán lẻ thành công nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, như bất kỳ mô hình kinh doanh nào
khác, mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh cũng có ưu điểm và hạn chế riêng. Ưu điểm:
- Tập trung vào sản phẩm chất lượng cao: Một trong những ưu điểm lớn nhất của
mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh là tập trung vào cung cấp các sản phẩm
chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và không gây hại cho
môi trường. Điều này giúp Bách Hóa Xanh thu hút được một lượng lớn khách
hàng có nhu cầu mua sắm những sản phẩm chất lượng cao và an toàn. lOMoAR cPSD| 40651217
- Mạng lưới cửa hàng rộng khắp: Bách Hóa Xanh đã xây dựng được một mạng
lưới cửa hàng rộng khắp trên toàn quốc, với hơn 1.500 cửa hàng khắp các tỉnh
thành. Điều này giúp khách hàng có thể tiện lợi và dễ dàng đến mua sắm tại cửa hàng gần nhất.
- Kênh bán hàng trực tuyến: Bách Hóa Xanh cũng phát triển một số kênh bán hàng
trực tuyến, như website và ứng dụng di động, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của
khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng có thể truy cập website hoặc ứng dụng
di động của Bách Hóa Xanh để mua sắm các sản phẩm và nhận được dịch vụ giao hàng tận nơi.
- Chương trình thành viên hấp dẫn: Bách Hóa Xanh có chương trình thành viên
với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng.
Điều này giúp Bách Hóa Xanh giữ chân được khách hàng thường xuyên mua sắm
và tăng độ trung thành của khách hàng.
- Hệ thống siêu thị: Kênh cập nhật thông tin của tất cả siêu thị Bách hóa XANH
(thời gian mở, đóng cửa, khai trương, …) và nhóm Zalo của siêu thị. Hạn chế:
- Ứng dụng và trang web của Bách Hóa Xanh chưa được áp dụng các công cụ tiên
tiến như so sánh giá giữa các sản phẩm cùng loại do các thương hiệu khác nhau
cung cấp theo thứ tự để hỗ trợ khách hàng trong quá trình trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
- Giá cả không phải là rẻ nhất: Mặc dù Bách Hóa Xanh cam kết cung cấp các sản
phẩm với giá cả phải chăng, nhưng giá cả của một số sản phẩm tại Bách Hóa
Xanh vẫn cao hơn so với các cửa hàng bán lẻ khác trên thị trường.
- Không cung cấp đầy đủ các sản phẩm: Bách Hóa Xanh tập trung vào cung cấp
các sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho sức khỏe, nhưng cửa hàng không
cung cấp đầy đủ các sản phẩm khác như các cửa hàng bán lẻ khác. Điều này có
thể khiến một số khách hàng phải tìm kiếm sản phẩm tại các cửa hàng khác.
- Sức mua, nhất là với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, tại nhiều hệ thống siêu
thị ngày một cao. Các mặt hàng tươi sống hàng hóa dồi dào nhưng nhân viên siêu
thị liên tục phải bổ sung hàng trên quầy kệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều
người tiêu dùng, các sản phẩm tươi sống tại Bách Hóa Xanh chưa thực sự “tươi”,
chưa tương xứng với mức giá.
- Không đa dạng trong phân khúc giá: Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh
tập trung vào cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, do đó không có nhiều sự lOMoARcPSD| 40651217
đa dạng trong phân khúc giá. Điều này có thể khiến một số khách hàng khó có
thể tìm thấy sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình.
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG
3.1. Tổng quan về chợ truyền thống
Chợ truyền thống là một hình thức bán lẻ truyền thống và phổ biến trên khắp các
nước trên thế giới. Chợ truyền thống thường được tổ chức tại một địa điểm cố định và
hoạt động vào các ngày cố định trong tuần. Tại chợ, các nhà bán hàng sẽ đưa ra các sản
phẩm của mình và khách hàng có thể đến mua sắm và trao đổi hàng hóa với nhà bán
hàng trực tiếp. Đây là nơi tập trung các cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán các sản phẩm đa dạng
từ thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, đến các sản phẩm công nghệ điện tử. Chợ
truyền thống không chỉ là nơi mua sắm, mà còn là nơi gặp gỡ bạn bè, trò chuyện với
nhân viên bán hàng và cảm nhận nhịp sống của địa phương. Tại Việt Nam, chợ truyền
thống là một phần quan trọng của nền kinh tế và được xem là nơi để mua bán hàng hóa và trao đổi văn hóa.
Chợ truyền thống thường được xây dựng trên một khu đất rộng lớn, với các cửa
hàng bán lẻ được sắp xếp theo từng khu vực, tạo thành một khu chợ đặc trưng. Tại chợ
truyền thống, khách hàng có thể tìm thấy các sản phẩm đa dạng, từ các sản phẩm thông
thường đến các sản phẩm hiếm, khó tìm. Ngoài ra, chợ truyền thống còn có vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Chợ truyền thống tạo ra nhiều việc làm
cho người dân địa phương, đồng thời còn là điểm tập trung của các nhà sản xuất và nhà
cung cấp địa phương. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và
tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. lOMoARcPSD| 40651217
Tuy nhiên, chợ truyền thống cũng gặp nhiều thách thức. Một trong những thách
thức lớn nhất là cạnh tranh từ các cửa hàng bán lẻ lớn và các kênh bán hàng trực tuyến.
Những kênh bán hàng này có thể cung cấp giá cả cạnh tranh hơn và tiện lợi hơn cho
khách hàng. Chợ truyền thống cũng gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm và quản lý an ninh, vệ sinh môi trường.
Tổng kết lại, chợ truyền thống là một hình thức bán lẻ truyền thống và phổ biến
trên khắp các nước trên thế giới. Chợ truyền thống có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên,
chợ truyền thống cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng khắc nghiệt từ các kênh bán hàng trực tuyến và các cửa hàng bán lẻ lớn.
3.2. Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống
Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống thường bao gồm các cửa hàng bán lẻ
nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân. Các cửa hàng này thường tập
trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như bán thực phẩm, quần áo, giày
dép, đồ gia dụng, hoặc các sản phẩm công nghệ điện tử. Mỗi cửa hàng sẽ tự quản lý và
bán các sản phẩm của mình, độc lập với các cửa hàng khác trong chợ.
Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống thường xoay quanh việc cho thuê chỗ
bán hàng cho các nhà bán hàng. Những người quản lý chợ sẽ thuê các khu vực trong chợ
và phân chia chúng thành các khu vực nhỏ hơn để cho thuê cho các nhà bán hàng. Các
nhà bán hàng sẽ trả tiền thuê chỗ để có thể bày bán hàng hóa của mình tại đó.
Ngoài việc thuê chỗ bán hàng, các nhà bán hàng còn phải trang trí gian hàng của
mình và quảng bá sản phẩm để thu hút khách hàng. Họ có thể sử dụng các biển quảng
cáo, đèn chiếu sáng hoặc các hình thức khác để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các
nhà bán hàng thường phải tự quản lý doanh thu và chi phí của mình. Họ phải tính toán
các chi phí như tiền thuê chỗ, tiền mua hàng, tiền quảng cáo, tiền vận chuyển và các chi
phí khác. Do đó, việc quản lý được lợi nhuận và chi phí của mình là rất quan trọng đối
với các nhà bán hàng tại chợ truyền thống.
Một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của chợ truyền thống là tính
cạnh tranh giữa các cửa hàng bán lẻ. Vì có nhiều cửa hàng bán lẻ cạnh tranh với nhau
trong cùng một khu chợ, các cửa hàng này thường phải thiết lập giá cả cạnh tranh để thu
hút khách hàng. Điều này có thể đưa đến một bức tranh giá cả đa dạng tại chợ, từ các
sản phẩm giá rẻ đến các sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của chợ
truyền thống cũng có những hạn chế. Một điểm yếu của chợ truyền thống là không đảm
bảo được chất lượng sản phẩm, vì các cửa hàng thường không phải tuân thủ các quy lOMoARcPSD| 40651217
định kiểm tra chất lượng sản phẩm như các cửa hàng bán lẻ lớn khác. Ngoài ra, chợ
truyền thống còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến an ninh, vệ sinh môi trường, và quản lý đất đai.
3.3. Ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh doanh của chợ truyền thống Ưu điểm -
Chợ truyền thống là nơi để các nhà bán hàng trực tiếp tiếp cận và tương
tácvới khách hàng, từ đó tạo ra sự gần gũi và tin tưởng giữa hai bên. Các nhà bán hàng
có thể tận dụng được sự tương tác này để đưa ra các lời giải thích và tư vấn cho khách
hàng, giúp tăng khả năng bán hàng và cải thiện thương hiệu của mình. -
Chợ truyền thống thường có giá cả cạnh tranh và đa dạng sản phẩm.
Kháchhàng có thể tìm thấy nhiều lựa chọn sản phẩm và so sánh giá cả giữa các nhà bán
hàng khác nhau để chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. -
Chợ truyền thống có tính đa dạng về mặt văn hóa và dân tộc, tạo ra
mộtkhông gian đa sắc màu và truyền thống của đất nước. Khách hàng có thể trải nghiệm
và khám phá nhiều nét đặc trưng của văn hóa, tập quyền và ẩm thực của địa phương mà họ đến thăm. Hạn chế -
Chợ truyền thống thường không có các tiện ích hiện đại như hệ thống
máytính, thanh toán trực tuyến hoặc các hình thức giao hàng tiện lợi. Điều này có thể
khiến cho việc mua sắm tại chợ trở nên bất tiện và mất thời gian đối với một số khách hàng. -
Chợ truyền thống thường có những vấn đề về vệ sinh và an toàn thực
phẩm.Các nhà bán hàng có thể không tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực
phẩm, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm và ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của chợ. -
Chợ truyền thống thường không có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng
hànghoá, đây là một vấn đề tiềm ẩn về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các
nhà bán hàng có thể bán hàng giả hoặc hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho khách
hàngg, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của chợ. -
Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống còn thiếu tính hiệu quả trong
việcquản lý và phát triển. Các nhà quản lý chợ thường không có nhiều kinh nghiệm
trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh và không có nhiều tài nguyên để đầu tư
vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Điều này có thể khiến cho chợ không thể cạnh
tranh với các siêu thị hay các cửa hàng bán lẻ lớn khác. lOMoARcPSD| 40651217
Trong tổng quan, mặc dù mô hình kinh doanh của chợ truyền thống có nhiều ưu
điểm như tính gần gũi, giá cả cạnh tranh và tính đa dạng về mặt văn hóa, nhưng cũng có
những hạn chế như không có các tiện ích hiện đại, vấn đề về vệ sinh và an toàn thực
phẩm, thiếu tính hiệu quả trong việc quản lý và phát triển. Do đó, việc cải thiện và phát
triển mô hình kinh doanh của chợ truyền thống là rất cần thiết để tăng tính cạnh tranh
và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại hiện đại.
CHƯƠNG 4. SO SÁNH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA BÁCH HÓA XANH
VÀ MÔ HÌNH CHỢ TRUYỀN THỐNG 4.1. Giống nhau
Cả hai đều là hai mô hình kinh doanh được dựa trên những hoạt động thương mại
mang tính truyền thống, được cơ cấu và tổ chức tại một địa điểm, để đáp ứng nhu cầu
về mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ của dân cư khu vực đó 4.2 Khác nhau
4.2.1. Về Quy mô - Chợ truyền thống
Quy mô của chợ truyền thống thường khá nhỏ và mang tính cục bộ, phụ vụ cho
nhu cầu mua bán hàng hóa của cộng đồng địa phương. Thường thì chợ truyền thống sẽ
có từ vài chục đến vài trăm gian hàng khác nhau. Tập trung chủ yếu là các mặt hàng tươi sống và gia dụng nhỏ. - Bách hóa xanh
Khác với quy mô của chợ truyền thống thì bách hóa xanh có quy mô lớn, bài bản
và chuyên nghiệp. Các chi nhánh trải dài khắp cả nước. Thường các của hàng bách hóa
xanh sẽ có diện tích khác nhau tuy thuộc vào mặt bằng nơi đó. 4.2.2. Về Vị trí - Chợ truyền thống:
Các chợ truyền thống thường sẽ được quy hoạch sẵn tại một địa điểm cụ thể, phù
hợp với nhiều yếu tố như an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy, không gây ô nhiễm
và mất mỹ quan cũng như thuận tiện cho việc đi lại của dân cư khu vực đó. Ngoài ra chợ
truyền thống thường chỉ hoạt động tại một thời điểm nhất định. - Bách hóa xanh:
Điểm khác biệt mà bách hóa xanh có đó là thường nằm ở các vị trí dễ nhận biết
như mặt tiền trên các con phố sầm uất, trong khu dân cư mà không lo ngại các vấn đề lOMoARcPSD| 40651217
mà chợ truyền thống cần lưu tâm. Ngoài ra thời gian hoạt đông của bách hóa xanh cũng
dài hơn chợ truyền thống.
4.2.3. Về Hình thức kinh doanh - Chợ truyền thống:
Không gian mua sắm chật chội không hợp vệ sinh; dịch vụ không đa dạng; ít hình
thức thanh toán. Ngoài ra chất lượng và nguồn gốc xuất xứ không không được kiểm
định là những gì đã và đang xảy ra tại các chợ hiện nay. Thế nhưng chợ truyền thống
cũng có những điểm mạnh như sự đa dạng hàng hóa cũng như thực phẩm tươi sống. - Bách hóa xanh:
Những điểm hạn chế mà chợ truyền thống gặp thì bách hóa xanh lại làm rất vô
cùng tốt. Từ thái độ phục vụ, không gian mua sắm thoải mái sạch sẽ, đa dạng trong hình
thức thanh toán, chất lượng và xuất xứ rõ ràng. Thế nhưng nếu để so sánh về đa dạng
cũng như thực phẩm tươi sống với chợ truyền thống thì đó là một bài toán khó cho bách hóa xanh. 4.2.4. Về Giá cả - Chợ truyền thống:
Theo thời giá là câu nói quen thuộc của các tiểu thương khi có các vấn đề thay
đổi giá cả. Việc thách giá và trả giá khi đi chợ được xem là điều bình thường và cần thiết
khi mua sắm tại đây. Sự không rõ ràng trong việc niêm yết giá cả là việc không còn mới
khi mà nhắc đến mô hình chợ nhưng nhìn chung giá cả ở chợ sẽ cạnh tranh hơn vì tại
chợ truyền thống có nhiều cửa hàng bán lẻ cạnh tranh với nhau nên giá cả phải cạnh
tranh để thu hút khách hàng. - Bách hóa xanh:
Giá cả rõ ràng, ưu đãi thường xuyên, ngoài ra việc tự do thoải mái, nhìn ngắm
chọn lựa mặt hàng mình muốn mua mà không quan tâm đến thái độ của người bán từ đó
đem lại sự thoải mái cho người mua. Bách hóa Xanh chỉ tập trung vào cung cấp các sản
phẩm chất lượng nên không cần thiết lập giá cả cạnh tranh quá mạnh.
4.2.5. Về Sản phẩm/chất lượng sản phẩm - Chợ truyền thống:
Điểm mạnh của các chợ là thực phẩm tươi sống hàng ngày, các sản phẩm đặc sản
của địa phương cũng như đa dạng về các mặt hàng khác như quần áo, điện gia dụng...Tuy
đa dạng mặt hàng nhưng chất lượng và xuất xứ thì thường sẽ không có sự đảm bảo bằng bách hóa xanh. lOMoARcPSD| 40651217 - Bách hóa xanh:
Tuy các sản phẩm thực phẩm thường sẽ không có sự đa dạng bằng chợ nhưng đổi
lại bách hóa xanh lại xây dựng niềm tin khách hàng bằng sự an toàn và đảm bảo về chất
lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Ngoài ra bách hóa xanh cũng có các mặt hàng
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
4.2.6. Về Dịch vụ và chất lượng phục vụ - Chợ truyền thống:
Chợ truyền thống gặp khó khăn khi mà các vấn đề về dịch vụ cũng như thái độ
của người bán luôn là vấn đề tranh cãi. Chặt chém, chèo kéo khách hàng là những hành
vi gây mất điểm của người tiêu dùng khi nhắc đến chợ. - Bách hóa xanh:
Như đã nhắc ở trên bách hóa xanh ghi điểm trong lòng khách hàng nhờ thái độ
phục vụ tận tâm từ người bảo vệ đến thu ngân, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu với
thái độ phục vụ tận tâm.
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
5.1. Tổng kết những điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình kinh doanh
Chợ truyền thống và Bách Hóa Xanh là hai mô hình kinh doanh đều được dựa
trên những hoạt động thương mại mang tính truyến thống được đặt tại một địa điểm cố
định để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng.
Bên cạnh những điểm giống nhau thì hai mô hình này vẫn có những khác điểm
khác biệt như về giá cả sản phẩm, hình thức thanh toán, quy mô, chất lượng sản phẩm
cũng như chất lượng phục vụ.
5.2. Đánh giá tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh Bách Hóa Xanh và
Chợ truyền thống
5.2.1. Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh
- Bách hóa xanh đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian ngắn. Với
việc mở rộng mạng lưới cửa hàng và đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của
khách hàng, mô hình này đã thu hút được sự quan tâm và lòng tin từ người tiêu dùng.
- Thị trường bách hóa tiện lợi tại Việt Nam còn rất tiềm năng. Với sự phát triển
kinh tế, gia tăng số lượng người sống trong các đô thị và nhu cầu mua sắm hàng
ngày tăng cao đẫn đến có một thị trường lớn cho các cửa hàng bách hóa tiện lợi
phát triển như Bách hóa xanh. lOMoARcPSD| 40651217
- Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi và nhanh chóng trong
việc mua sắm hàng ngày. Mô hình Bách hóa xanh đáp ứng được yêu cầu này
bằng cách đặt cửa hàng ở các vị trí thuận tiện và cung cấp các sản phẩm đa dạng.
- Bách hóa xanh đã phát triển ứng dụng di động để khách hàng có thể mua sắm
trực tuyến dễ dàng. Với sự tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam,
cung cấp kênh mua sắm trực tuyến có thể tăng thêm tiềm năng phát triển cho mô hình này.
5.2.2. Mô hình kinh doanh của Chợ truyền thống
- Chợ truyền thống tạo ra một môi trường mua sắm gần gũi và tương tác giữa người
mua và người bán. Điều này có thể thu hút một phần đông người tiêu dùng có
nhu cầu tương tác trực tiếp, thích khám phá sản phẩm và thỏa thuận giá cả.
- Chợ truyền thống thường cung cấp đa dạng các mặt hàng từ thực phẩm tươi sống,
đồ gia dụng, quần áo, đến hóa mỹ phẩm và nhu yếu phẩm khác. Điều này tạo ra
sự đa dạng và lựa chọn cho khách hàng.
- Chợ truyền thống thường cung cấp các sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Dẫn đến
hấp dẫn những người tiêu dùng quan tâm đến giá trị và tiết kiệm trong quá trình mua sắm.
- Chợ truyền thống thường là nơi tập trung của nhiều tiểu thương và nhà sản xuất
địa phương. Mô hình này có thể tạo ra việc làm và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
5.3. Một số khuyến nghị/giải pháp cho các hạn chế trong 2 mô hình kinh doanh
của Bách Hóa Xanh và Chợ truyền thống
5.3.1. Giải pháp cho các hạn chế trong mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh
- Bách Hóa Xanh có thể tăng cường sự đa dạng sản phẩm bằng cách mở rộng danh
mục hàng hóa. Điều này có thể bao gồm việc bổ sung các sản phẩm tươi sống,
đồ đạc gia đình, sản phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, và các sản phẩm khác để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Đa dạng hóa phân khúc giá: Bách Hóa Xanh nên tìm cách đa dạng hóa phân khúc
giá để đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng, giúp thu hút được nhiều khách
hàng hơn và tăng doanh số bán hàng.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân
khách hàng. Bách Hóa Xanh nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, kiểm soát chất
lượng sản phẩm, và đảm bảo sản phẩm tươi mới, an toàn và chất lượng cao. lOMoARcPSD| 40651217
- Bách Hóa Xanh có thể mở rộng mạng lưới cửa hàng để tiếp cận được nhiều khách
hàng hơn. Việc mở rộng vào các khu vực mới và các địa điểm thuận tiện sẽ giúp
tăng tầm ảnh hưởng và khả năng tiếp cận khách hàng.
- Bách Hóa Xanh nên đẩy mạnh phát triển công nghệ để tăng cường hiệu quả và
khả năng cạnh tranh: Bao gồm việc đầu tư vào hệ thống quản lý thông minh, cần
cải thiện phát triển ứng dụng di động cho đặt hàng và thanh toán trực tuyến, cải
thiện hệ thống quản lý kho hàng và giao nhận, và sử dụng công nghệ để thu thập
và phân tích dữ liệu khách hàng để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
- Đội ngũ nhân viên là một tài nguyên quan trọng trong mô hình kinh doanh của
Bách Hóa Xanh. Để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng,
công ty cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên. Cung cấp đào tạo chuyên
sâu về sản phẩm, kỹ năng giao tiếp và tư vấn, và khuyến khích nhân viên đóng
góp ý kiến và ý tưởng để nâng cao hoạt động của công ty.
- Bách Hóa Xanh có thể xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác và nhà
cung cấp để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm. Giúp công ty
đàm phán được giá cả và điều kiện tốt hơn, và đồng thời đảm bảo sự đáp ứng
nhanh chóng và linh hoạt đối với nhu cầu của khách hàng.
5.3.2. Giải pháp cho các hạn chế trong mô hình kinh doanh của Chợ truyền thống
- Tạo ra một không gian mua sắm hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng. Đầu tư
vào việc cải thiện bố trí cửa hàng, tăng cường ánh sáng và thông gió, cung cấp
không gian để thư giãn và thưởng thức thực phẩm tươi sống. Đồng thời, đảm bảo
sự sạch sẽ và an toàn vệ sinh trong các gian hàng.
- Đầu tư vào hoạt động quảng cáo và quảng bá để nâng cao nhận diện thương hiệu
của chợ truyền thống. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực
tuyến, tổ chức các sự kiện và chương trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tạo mối quan hệ đáng tin cậy với người bán và nhà cung cấp để đảm bảo nguồn
cung ổn định và chất lượng sản phẩm. Giúp cho đảm bảo giá cả cạnh tranh và đa dạng hàng hóa.
- Áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, giao dịch và tương tác với
khách hàng. Xây dựng hệ thống quản lý thông minh, cung cấp dịch vụ đặt hàng
và thanh toán trực tuyến, tận dụng ứng dụng di động để cung cấp thông tin và
khuyến mãi cho khách hàng. lOMoARcPSD| 40651217
- Tập trung vào cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tạo sự thoải mái cho khách
hàng. Các tiểu thương cần phải nên học hỏi thêm cách quản lý và giao tiếp để có
được kỹ năng giao tiếp tốt, tư vấn sản phẩm và xử lý các yêu cầu khách hàng một
cách chuyên nghiệp. Đồng thời, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các
yêu cầu và phản hồi của khách hàng.
- Cần nên đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng hóa tránh việc bán những mặt
hàng giả cho người tiêu dùng sẽ tạo cho họ cảm giác không tin tưởng khi mua
sản phẩm ở những khu chợ truyền thống. KẾT LUẬN
Mặc dù có những điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh
và chợ truyền thống, nhưng cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bách
Hóa Xanh tập trung vào việc sử dụng công nghệ và mô hình chuỗi cửa hàng để tối ưu
hóa hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra các sản phẩm thực phẩm tươi sống, đảm
bảo chất lượng. Trong khi đó, chợ truyền thống có sự đa dạng về sản phẩm, giá cả cạnh
tranh và tạo nên một không khí thân thiện, gần gũi với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh trong thị trường bán
lẻ thực phẩm, cần phải kết hợp những ưu điểm của hai mô hình kinh doanh này. Bách
Hóa Xanh có thể học hỏi từ chợ truyền thống về sự đa dạng sản phẩm, cách bài trí cửa
hàng để thu hút khách hàng, đồng thời cải thiện các dịch vụ sau bán hàng để tạo niềm
tin và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Chợ truyền thống cũng có thể học hỏi từ
Bách Hóa Xanh về cách sử dụng công nghệ để quản lý và tối ưu hóa hoạt động kinh
doanh, đưa ra các sản phẩm thực phẩm tươi sống và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Để phát triển hiệu quả trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, cần kết hợp những ưu
điểm của các mô hình kinh doanh khác nhau, đồng thời tìm ra các giải pháp phù hợp để
cải thiện những điểm yếu và tận dụng những cơ hội kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình kinh doanh hiệu quả hiện nay.
https://bizfly.vn/techblog/mo-hinh-kinh-doanh.html [truy cập ngày 25/05/2023]
2. Mô hình kinh doanh là gì? Tổng hợp những mô hình thành công năm 2022.
https://marketingai.vn/mo-hinh-kinh-doanh-la-gi/ [truy cập ngày 25/05/2023]
3. Công ty cổ phần thương mại Bách Hóa Xanh. lOMoARcPSD| 40651217
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Bách Hóa Xanh (infodoanhnghiep.com) [truy cập ngày 28/05/2023]
4. Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh (Kỳ 1): Một "Start up đặc biệt"
Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh (Kỳ 1): Một "Start up đặc biệt" |
DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH (diendandoanhnghiep.vn) [truy cập 27/05/2023] 5. Trang web Bách Hóa Xanh
Siêu thị Bách hoá XANH - Mua bán thực phẩm, sản phẩm gia đình (bachhoaxanh.com) [truy cập ngày 28/05/2023]
6. Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh
Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh | Brade Mar [truy cập ngày 28/05/2023]
7. Thách thức lớn nhất của Bách Hóa Xanhhttps://m.theleader.vn/thach-thuc-lon-
nhat-cua-bach-hoa-xanh1537924868208.htm [truy cập ngày 30/05/2023]
8. Chợ truyền thống ở đô thịhttps://tuoitre.vn/cho-truyen-thong-o-do-thi- 20220415114152417.htm [truy cập ngày 30/05/2023]
9. So sánh siêu thị và chợ truyền thống
So Sánh Siêu Thị Và Chợ Truyền Thống Hiện nay - (isaac.vn) [truy cập ngày 30/05/2023]