Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh? Liên hệ thực tiễn | Bài tiểu luận kết thúc học phần Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenikaa
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS), do tòa án, viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện (trước, trong hoặc sau khi thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và buộc phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN TG ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh? Liên hệ thực tiễn Đề số: 102 Sinh viên : Cống Hoàng Sơn Lớp
: Pháp Luật Đại Cương (N20) Mã SV : 22013469
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 Mục lục
1. Bắt buộc chữa bệnh là gì? •
2. Quy định về bắt buộc chữa bệnh theo Bộ luật Hình sự hiện hành •
3. Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh •
3.1. Chủ thể nào có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh? •
3.2. Hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh bao gồm những giấy tờ gì? •
3.3. Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh •
3.4. Tổ chức điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh •
3.5. Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh •
3.6. Liên hệ thực tiễn
1. Bắt buộc chữa bệnh là gì?
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự
(BLHS), do tòa án, viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định
pháp y tâm thần có thể ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện (trước, trong
hoặc sau khi thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự, tức là không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
và buộc phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa.
2. Quy định về bắt buộc chữa bệnh theo Bộ luật Hình sự hiện hành
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
"Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh
quyđịnh tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận
giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ
sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trướckhi
bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm
thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt
buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả
năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận
giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào
một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không
có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù."
Như vậy, bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp
luật, của Nhà nước. Mục đích của biện pháp tư pháp này là phòng ngừa khả năng
gây thiệt hại cho trật tự an toàn xã hội của những người mắc bệnh tâm thần hoặc các
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thầnhoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị
kếtán đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người đang chấp hành hình phạt mà bị mắc bệnh tới mức mất khả năng
nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Căn cứ để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với các đối tượng trên là kết
luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là Viện kiểm sát hoặc
Tòa án (tùy theo giai đoạn tố tụng: giai đoạn điều tra, truy tố hoặc giai đoạn xét xử
vụ án hình sự) căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để
ra quyết đưa người bị áp dụng biện pháp này vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để
bắt buộc chữa bệnh. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 BLHS năm 2015
thì chỉ Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp này. Sau khi khỏi bệnh, người
có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu không có lý do khác, để được miễn trách
nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt theo Điều 29 và Điều 59 BLHS năm 2015.
Về thời gian bắt buộc chữa bệnh, căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị chuyên khoa,
nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng mà viện
kiểm sát hay Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành án biện pháp này. Bắt
buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp nhằm hỗ trợ cho hình phạt, vừa nhằm thể hiện
tính nhân đạo của Pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, theo quy định tại điều 49 BLHS
năm 2015, thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế về thời hạn, người được
đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Việc
xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp
y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền. Đối với người
đang chấp hành án phạt tù thì thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn
chấp hành hình phạt tù.
Ngoài các biện pháp tư pháp cụ thể được áp dụng đối với người đã thành niên phạm
tội kể trên, BLHS còn quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội. Khi họ phạm tội, Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS, tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, tình
tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, nếu thấy
không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì áp
dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 96 BLHS năm 2015).
Như vậy, các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt mà chỉ là những biện pháp
hỗ trợ cho hình phạt, có vai trò quan trọng trong đấu tranh – phòng chống tội phạm.
Qua đó để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo
vệ trật tự pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3. Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
3.1. Chủ thể nào có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộcchữa bệnh?
Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định như sau:
+ Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có quyền đề nghị
Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai
đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp
quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.
3.2. Hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh bao gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ bao gồm:
+ Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;
+ Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; +
Tài liệu khác có liên quan.
* Lưu ý: Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp
tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định có trách nhiệm
lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra
hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong
giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
3.3. Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh
- Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữabệnh,
cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam,
cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm
vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm
thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án,
đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ
quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách
nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao
nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông
báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh về nơi người đó đang chữa bệnh.
3.4. Tổ chức điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh
- Cơ sở chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh chongười
bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử.
- Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa
bệnhđược gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành
đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của cơ sở chữa bệnh tâm thần.
- Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, cơ sở chữa bệnh tâm thần
phảilập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp
bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết để phối hợp truy tìm, đưa người
đó trở lại cơ sở chữa bệnh tâm thần.
- Kinh phí điều trị do cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc
chữabệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp
bắt buộc chữa bệnh chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
3.5. Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
- Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thủ trưởng cơ sở chữa bệnh
tâmthần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa
bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc người đó đã khỏi bệnh,
cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Tòa án hoặc
Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ra
quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
- Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư phápbắt
buộc chữa bệnh có trách nhiệm gửi quyết định cho cơ quan đề nghị áp dụng biện
pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để thông báo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần và thân nhân của người đó.
- Sau khi nhận được quyết định đình chỉ, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tưpháp
bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc giao nhận phải
lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh tâm thần.
3.6. Liên hệ thực tiễn
Trong hoạt động tố tụng hình sự, một bộ phận tội phạm đã lợi dụng các quy định
pháp luật; cố ý tạo bằng chứng là mình bị tâm thần để thoát tội; giảm nhẹ hình phạt.
Từ đó, pháp luật có nhiều quy định chặt chẽ về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều kiện áp dụng
Tại Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần,
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Ngoài ra căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015; có thể hiểu điều kiện áp dụng
biện pháp trên khi có một trong các dấu hiệu sau:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị
kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
Người đang chấp hành hình phạt mà bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thẩm quyền áp dụng
Ở giai đoạn điều tra:
Khi có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực
trách nhiệm hình sự; Cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án phải trưng cầu
giám định pháp y tâm thần.
Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; kết
luận giám định cho Viện kiểm sát.
Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh
đối với bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định
lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
Ở giai đoạn truy tố:
Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:
a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
d) Truy tố bị can trước Tòa án.
Ở giai đoạn xét xử:
Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực tố
tụng hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:
a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;
c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
Đình chỉ thi hành
Căn cứ theo Điều 454 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Khi có thông báo của thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần về việc
người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh thì cơ quan đã đề nghị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh trưng cầu giám định pháp y tâm thần về tình trạng
bệnh của người bị bắt buộc chữa bệnh.”
Nếu có kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện
kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã
đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi
ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh. Tài Liệu Tham Khảo 1.Nội dung
“Bắt buộc chữa bệnh là gì ? Quy định về bắt buộc chữa bệnh theo Bộ luật Hình sự
hiện hành” của tác giả Lê Minh Trường
Đường dẫn : https://luatminhkhue.vn/dua-vao-co-so-chua-benh-la-gi---khai-
niemve-dua-vao-co-so-chua-benh.aspx 2.Liên hệ thực tiễn
Đướng dẫn : https://luatsux.vn/ap-dung-bien-phap-bat-buoc-chua-benh/