Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục rút gọn? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Chương 1: các quy định về thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Chương 2: thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong luật hình sự Việt Nam. Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục rút gọn?
Liên hệthực tiễn” Đề số: 101 Sinh viên : VŨ ĐỨC NGUYÊN Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N29) Mã SV : 22010327
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 lOMoARcPSD|47231818 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG BỘ
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015………………………………...
1. Khái niệm thủ tục rút gọn
2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
3. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
4. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
4.1 Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú
4.2 Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng
4.3 Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng
4.4 Người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng, lý lịch rõ ràng
5. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM……………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………... MỞ ĐẦU 1.Mục tiêu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn như: khái niệm, ý
nghĩa và liên hệ với thực tiến và đưa ra những ví dụ củ thể để hiểu rõ vấn đề một cách hoàn chỉnh nhất
2.Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định về thủ tục rút gọn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam -
Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
3.Phạm vi nghiên cứu
- Các quy định về thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của Việt Nam
- Thực tiễn thi hành quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và 2015 về thủtục rút gọn lOMoARcPSD|47231818
4.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm duy vật lịch sử,
duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước
về cải cách tư pháp. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu
5.Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình 7 sự năm 2015
Chương 2: Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn
CHƯƠNG 1 Các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ
luật Tố tụng hình 7 sự năm 2015
1. Khái niệm thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn là một loại thủ tục tố tụng đặc biệt, giảm thiểu về trình tự, thủ
tục, rút ngắn về thời hạn tố tụng, được áp dụng khi có những điều kiện do luật tố
tụng hình sự quy định nhằm giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, chi phí và các nguồn lực khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như của các cơ quan, tổ chức cá nhân khác
trong quá trình tố tụng hình sự
2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự có ý nghĩa như sau: -
Giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết nhanh
chóng,kịp thời nhiều vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ
và lai lịch của người phạm tội rõ ràng. -
Tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí của các cơ quan tiến hành tố
tụng,người tiến hành tố tụng, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung
giải quyết những vụ án phức tạp hơn, nghiêm trọng và đẩy nhanh được tốc độ xử lý
vụ án của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án
kéo dài và việc vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thời
hạn giải quyết vụ án hình sự. lOMoARcPSD|47231818 -
Việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tạo điều kiện để những thiệt hại
dohành vi phạm tội gây ra nhanh chóng được khắc phục, góp phần bảo đảm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. -
Đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa hoạt động tố tụng hình sự, mở rộng quyền
củanhững người tham gia tố tụng. Những vụ án ít nghiêm trọng, ít phức tạp được
giải quyết nhanh chóng theo thủ tục rút gọn quy định tạo điều kiện để người dân yên
tâm tham gia vào các quan hệ kinh tế xã hội khác mà không bị ràng buộc bởi các
quan hệ tố tụng hình sự. -
Việc áp dụng thủ tục rút gọn đáp ứng được yêu cầu của nhân dân là xử lý
kịpthời, nhanh chóng các hành vi phạm tội và người phạm tội, qua đó phát huy tác
dụng giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm.
3. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
Điều 455 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn như sau:
“Điều 455. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được
thực hiện theo quy định của Chương này và những quy định khác của Bộ luật này
không trái với quy định của Chương này”.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì thủ tục rút gọn không được áp dụng
trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự mà chỉ áp dụng trong các giai đoạn
điều tra, truy tố và xét xử. Việc áp dụng thủ tục rút gọn cho các giai đoạn này vì đây
là các giai đoạn thể hiện rõ nét nhất chức năng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án, cũng như mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa ba cơ quan này trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.
Thủ tục rút gọn cũng không được áp dụng với thủ tục xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì nếu sau khi
xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm thì khi đó tính chất của vụ án đã phức tạp (hoặc là cơ quan tiến hành tố tụng
đã đánh giá sai tính chất của vụ án hoặc là có sự vi phạm trong quá trình tiến hành
tố tụng hoặc có tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi nội dung của bản án,
quyết định..). Do vậy, khi vụ án được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái
thẩm thì vụ án cần được xem xét thận trọng nên cần có thời gian để nghiên cứu,
đánh giá toàn diện các tình tiết của vụ án. lOMoARcPSD|47231818
Quy định được áp dụng TTRG trong xét xử phúc thẩm đối với những vụ án
trước đó đã áp dụng TTRG để giải quyết là cần thiết. Xuất phát từ thực 44 tiễn xét
xử các vụ án hình sự ở nước ta trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực đã tồn tại
không ít các trường hợp kháng cáo của bị cáo mà dẫn đến không làm cho tính chất
của vụ án trở nên tính phức tạp [15]. BLTTHS năm 2003 không quy định áp dụng
TTRG trong xét xử phúc thẩm, nên đã dẫn đến có nhiều ý kiến trái chiều. Có quan
điểm cho rằng “nếu vụ án phải xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì tính chất “sự
việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” không còn nữa, vụ án đã trở thành phức
tạp vì “khi bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đã bị kháng cáo, kháng nghị
là đã có sự không thống nhất giữa Toà án với Viện kiểm sát hoặc giữa Toà án với
những người tham gia tố tụng có quyền kháng cáo trong việc giải quyết vụ án”.
Một số quan điểm khác lại cho rằng “trên thực tiễn có nhiều trường hợp vụ án bị
xét xử phúc thẩm cũng không làm tính chất của vụ án trở nên phức tạp” [18]. Ví
dụ: bị cáo kháng cáo xin được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt với tâm lý cầu may,
hoặc người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo vì họ có quan hệ hôn nhân,
huyết thống với bị cáo… chứ không phải vì phản đối bản án tòa án cấp sơ thẩm,
cũng không phải vì bản án không đảm bảo tính hợp pháp hay tính không có căn cứ
4. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định tại Khoản 1 Điều 456 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
4.1 Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú
Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người phạm tội tự thú
thường nhận tội ngay, chứng cứ của vụ án tương đối đầy đủ hay dễ bị phát hiện. Do
vậy, việc quy định điều kiện phạm tội quả tang hay tự thú là một trong những điều
kiện rõ ràng để áp dụng thủ tục rút gọn, bảo đảm vụ án được tiến hành tố tụng nhanh
chóng trong một thời gian hợp lý. Điều kiện này sẽ là một trong những yếu tố tiên
quyết để vụ án được xét xử nhanh chóng, chính xác.
4.2 Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng -
Sự việc phạm tội đơn giản là sự việc phạm tội mà những tình tiết cần chứng
minhtrong vụ án không quá phức tạp và dễ xác định được các tình tiết chứng cứ
phạm tội. Các tình tiết của hành vi phạm tội đơn giản, vụ án thường ít bị cáo hoặc
có thể có nhiều bị cáo nhưng không phải trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc đồng
phạm phức tạp và khó xác định vai trò, vị trí của từng đối tượng. Các dấu hiệu về
lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự, động cơ, mục đích phạm tội rõ. -
Chứng cứ rõ ràng là chứng cứ không thể gây nghi ngờ gì về các thuộc tính
củachứng cứ và giá trị chứng minh của nó. Đó là những chứng cứ phản ánh đầy đủ, lOMoARcPSD|47231818
chính xác và toàn diện những vấn đề phải chứng minh trong vụ án, xác định được
nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu cấu thành tội phạm, xác định trách nhiệm
hình sự và mức hình phạt.
4.3 Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng
Đặt ra điều kiện về loại tội phạm để áo dụng thủ tục rút gọn nhằm một mặt khoanh
vùng rõ ràng các loại tội phạm có thể được áp dụng thủ tục rút gọn giúp cho các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có căn cứ nhận định ngay được loại
án cần tiến hành theo thủ tục này, mặt khác cũng tránh được khả năng tùy tiện của
các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng
pháp luật để gaiir quyết các loại án hình sự.
4.4 Người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng, lý lịch rõ ràng -
Đây là điều kiện thuộc về đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Qua việc
xácđịnh nơi cư trú, lý lịch các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được nhiều
yếu tố về nhân thân của người phạm tội, giải quyết nhanh chóng vụ án đồng thời là
cơ sở để xem xét áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc miễn chấp hành
hình phạt tù cho hưởng án treo trên cơ sở đó có những quyết định đúng đắn trong
việc định tội và quyết định hình phạt. -
Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng được coi là điều kiện để áp dụng
thủtục rút gọn vì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không phải mất nhiều thời gian để
điều tra xác minh nên có thể rút ngắn thời gian giải quyết vụ án mà vẫn đảm bảo cho
việc xem xét, giải quyết những vấn đề của vụ án được chính xác.
Ngoài ra Khoản 2 Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thủ tục
rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm như sau:
“2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện: a)
Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng
cáo,kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo; b)
Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ
cácđiều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm
nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo”.
Như vậy, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm phải có 05 điều kiện để áp dụng thủ tục
rút gọn, nhiều hơn 01 điều kiện so với giai đoạn xét xử sơ thẩm, đó là điều kiện về
kháng cáo, kháng nghị. Nội dung kháng cáo, kháng nghị phải đề nghị giảm hình phạt
hoặc cho bị cáo được hưởng án treo. lOMoARcPSD|47231818
5. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
Điều 457 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyết định áp dụng
thủ tục rút gọn như sau:
“Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn 1.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy địnhtại Điều 456
của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Thủ tục rút gọn được áp dụng kể từ khi ra quyết định cho đến khi kết thúc việc xét
xử phúc thẩm, trừ trường hợp bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 458 của Bộ luật này. 2.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáohoặc người
đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện
kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. 3.
Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơquan điều tra
không đúng pháp luật thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định,
Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi cho Cơ quan điều tra. 4.
Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòaán không
đúng pháp luật thì Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
Chánh án Tòa án phải xem xét, trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được
kiến nghị của Viện kiểm sát. 5.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can,bị cáo hoặc
người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời
hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và
phải được giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại”.
Theo đó, thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về 03 cơ quan tiến hành
tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Khi thỏa mãn các điều
kiện, các cơ quan này tùy theo từng giai đoạn tố tụng cụ thể phải ra quyết
định áp dụng thủ tục rút gọn.
Thời điểm ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là sau 24 giờ kể từ khi xét
thấy vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Như vậy, trong các giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử bất kỳ thời điểm nào, khi vụ án có đủ điều kiện lOMoARcPSD|47231818
thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở giai đoạn đó phải có trách
nhiệm áp dụng ngay thủ tục rút gọn để bảo đảm giải quyết vụ án một cách
nhanh chóng. Với chức năng là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện
kiểm sát sẽ kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
CHƯƠNG 2 Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong
luật hình sự Việt Nam
Thủ tục rút gọn đã được Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Nghệ An áp dụng để giải
quyết một số vụ án đủ điều kiện theo quy định pháp luật và đã đạt được những kết quả nhất định.
+ Nghiên cứu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm 2 cấp
của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, như sau:
– Năm 2014 (tính từ ngày 01/10/2013 đến 30/9/2014):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 2408 vụ – 4701 bị cáo.
Đã giải quyết, xét xử: 2237 vụ – 4330 bị cáo (đạt tỉ lệ: 92,8%). Trong đó có 10 vụ
án được xét xử theo thủ tục rút gọn, chiếm tỉ lệ 0,44%. – Năm 2015 (tính từ ngày 01/10/2014 đến 30/9/2015):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là 2481 vụ – 4658 bị cáo
Đã giải quyết, xét xử: 2326 vụ – 4295 bị cáo (đạt tỉ lệ: 93,7%). Trong đó có 08 vụ
án được xét xử theo thủ tục rút gọn (chiếm tỉ lệ 0,3%). – Năm 2016 (tính từ ngày 01/10/2015 đến 30/9/2016):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 2561 vụ – 4513 bị cáo.
Đã giải quyết, xét xử: 2306 vụ – 4172 bị cáo (đạt tỉ lệ: 90%). Trong đó có 21 vụ án
được xét xử theo thủ tục rút gọn (chiếm tỉ lệ 0,9%) – Năm 2017 (tính từ ngày 01/10/2016 đến 30/9/2017):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 1877 vụ – 3239 bị cáo.
Đã giải quyết, xét xử: 1841 vụ – 3157 bị cáo (đạt tỉ lệ: 98%). Trong đó có 09 vụ án
được xét xử theo thủ tục rút gọn (chiếm tỉ lệ 0,5%)
+ Tòa án nhân dân huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An hàng năm thụ lý, xét xử giải quyết
các vụ án hình sự, cụ thể như sau:
– Năm 2014 (tính từ ngày 01/10/2013 đến 30/9/2014):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 82 vụ – 117 bị cáo.
Đã giải quyết, xét xử: 82 vụ – 117 bị cáo, đạt 100%. Trong đó có 01 vụ án được xét
xử theo thủ tục rút gọn (chiếm tỉ lệ 1,2%).
– Năm 2015 (tính từ ngày 01/10/2014 đến 30/9/2015):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 83 vụ – 148 bị cáo. lOMoARcPSD|47231818
Đã giải quyết, xét xử: 82 vụ – 145 bị cáo, đạt tỉ lệ 98%. Trong đó không có vụ án
nào được xét xử theo thủ tục rút gọn.
– Năm 2016 (tính từ ngày 01/10/2015 đến 30/9/2016):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 68 vụ – 147 bị cáo.
Đã giải quyết, xét xử: 64 vụ – 140, đạt tỉ lệ 94%. Trong đó không có vụ án nào được
xét xử theo thủ tục rút gọn.
– Năm 2017 (tính từ ngày 01/10/2016 đến 30/9/2017):
Tổng số vụ án hình sự thụ lý là: 74 vụ – 158 bị cáo.
Đã giải quyết, xét xử: 72 vụ – 150 bị cáo, đạt tỉ lệ 97%. Trong đó không có vụ án
nào được xét xử theo thủ tục rút gọn.
Qua số liệu thực tế nêu trên, có thể thấy tại Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Nghệ
An việc áp dụng thủ tục rút gọn đã được thực hiện trong thực tiễn, mặc dù tỷ lệ áp
dụng không cao, chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án được xét xử.
Tòa án nhân dân các huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh Nghệ An có áp dụng
thủ tục rút gọn để giải quyết những vụ án hình sự có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự, tuy nhiên việc áp dụng thủ tục này này cũng rất ít, thường
tập trung ở một số TAND địa phương hàng năm thụ lý số lượng lớn về các tội “Trộm
cắp tài sản”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”,
“Đánh bạc”, “Cố ý gây thương tích” và các Tòa án có lượng án hình sự phải giải
quyết hàng năm lớn như TAND Thành phố Vinh, Thị xã Hoàng Mai, TAND huyện
Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Yên Thành…. còn tại nhiều huyện thủ tục này
có năm hầu như không được áp dụng.
Việc giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn chưa được sự quan tâm
của các cơ quan tiến hành tố tụng và lượng án giải quyết theo thủ tục rút gọn
hàng năm của TAND 2 cấp tỉnh Nghệ An vẫn chưa vượt quá 1% tổng số án
hình sự đã xét xử sơ thẩm. Ở các TAND địa phương mà lượng án thụ lý giải
quyết hàng năm ít thì việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết những vụ án
đủ điều kiện nêu trên lại càng không được quan tâm dẫn đến một thực trạng
là ngành Toà án nhân nhiều huyện có năm không hề xử một vụ nào theo thủ
tục này, toàn tỉnh thì xử số lượng rất ít so với số lượng vụ án giải quyết như đã nêu trên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2. Nguyễn, T. Y. (2019). Thủ tục rút gọn theo Bộ luật Tố tụng hình sự lOMoARcPSD|47231818
Việt Nam năm 2015. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
3. Báo cáo tổng kết công tác ngành TAND tỉnh Nghệ An và TAND
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An các năm 2014, 2015, 2016, 2017.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày
17/04/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật hình
sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp
năm 2013, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 8.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ
chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2014, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 9.
9. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quy chế tạm thời số 03 ngày
29/12/2017 quy định về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc khởi tố, điều tra và truy tố.
10. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quy chế số 505 ngày 18/12/2017
quy định về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự.