Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an ninh xã hội, phúc lợi xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ kinh tế của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn” Mã đề: 21012595 Sinh viên
: HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp : K15- NGÔN NGỮ ANH Mã SV : 21012595
Giảng viên bộ môn : NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
HÀ NỘI, THÁNG 10/2021 Lời cảm ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ
trợ, thời gian từ khi bắt đầu bước vào môi trường đại học đến nay em đã nhận
được không ít sự quan tâm, giúp đỡ của các quý thầy cô và bạn bè xung quanh.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Phương Thảo. Trong
quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn pháp luật đại cương em đã nhận được sự
giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô. Cô là người đã giúp em
tích lũy thêm nhiều bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề pháp luật Việt Nam từ xưa và nay
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn pháp luật đại cương của em vẫn còn những
hạn chế nhất định. Do đó, trong bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình hoàn thành . Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng
người”. Em mong cô luôn có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ
sinh viên đến những bến bờ tri thức của nhân loại. MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu hướng dẫn
Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường xuất phát từ chính nhu cầu của cả
hai bên, đó là mối quan hệ tất yếu, tương tác phụ thuộc nhau. Biểu hiện kết quả
của sự tương tác giữa nhà nước và thị trường là sự phát triển của kinh tế xã hội
ở mỗi quốc gia. Việc xử lý mối quan hệ này được biểu hiện tập trung ở hệ
thống thể chế phát triển. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đời sống, thể chế
kinh tế được ra đời nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế của xã hội.
Bài tiểu luận “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ kinh tế của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam” phân tích và làm rõ những quy định pháp luật của nhà
nước CHXHCN Việt Nam về chế độ kinh tế. 1
2. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ thể kinh tế, thành phần kinh tế, các ngành kinh doanh
- Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
- Chế độ pháp luật về kinh tế trong Hiến pháp 2013
- Thực tiễn về chế độ kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Chế độ kinh tế ở Việt Nam qua từng thời kì: từ 1945 cho đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu - Lập luận - Phân tích - Giải thích - Trích dẫn dẫn chứng - Liên hệ mở rộng 5. Bố cục
Phần I: Khái quát vê chế độ kinh tế: các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế, các ngành kinh doanh
Phần II: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế. Vai trò của pháp luật đối với
việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Phần III: Chế độ kinh tế được quy định như thế nào trong hiến pháp 2013
Phần IV: Liên hệ thực tiễn: đặt vấn đề, liên hệ thực tiễn .
PHẦN I: Khái quát về chế độ kinh tế Khái niệm
Chế độ kinh tế là chế độ pháp lí bao gồm tổng thể các quy phạm của luật
Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về nền kinh tế liên quan đến việc xác
định mục đích chính sách của nền kinh tế, cũng như phương hướng phát triển
nền kinh tế, quy định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản
lý nền kinh tế quốc dân. 2
Kinh tế được hiểu là tổng thể các hoạt động liên quan đến quá trình trong
sản xuất, lưu thông , phân phối và tiêu thụ của cải trong xã hội . Chế độ kinh tế
được Đảng xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh
và hình thức phân phối. 1. Thành phần kinh tế là gì?
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một
hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.Thành phần kinh tế không tồn tại
biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu
kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế bao gồm:
+Thành phần kinh tế nhà nước;
+ Thành phần kinh tế tập thể;
+ Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) +
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Các thành phần kinh tế có vai trò chi phối nền kinh tế quốc dân của nước ta.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành
quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài,
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế
tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Cả hai hình thái kinh tế này
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư
nhân là một trong những động lực của nền kinh tế và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài được khuyến khích phát triển.
2. Thế nào là chủ thể kinh tế?
Chủ thể kinh tế là bất kỳ những đối tượng nào (có thể là tổ chức, cá nhân,
hợp tác xã, hộ gia đình…) thực hiện hoạt động kinh doanh, và thu lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chủ thể kinh tế bao gồm:
- Các cơ quan quản lí kinh tế
+ Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh
Công dân chỉ trở thành chủ thể kinh tế sau khi đã thỏa mãn những điều kiện
do pháp luật quy định (ví dụ sau khi đã tiến hành đăng kí kinh doanh) 3
Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng điều tiết, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế- xã hội, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
phân phối thông qua hệ thống an ninh xã hội, phúc lợi xã hội.
Phần II: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế. Chế độ kinh tế được quy
định như thế nào trong hiến pháp 2013?
1. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
Pháp luật là một trong những hiện tượng cơ bản của kiến trúc thượng tầng
xã hội, nó luôn luôn phải phù hợp với kết cấu hạ tầng – nền tảng kinh tế.
Nhưng pháp luật không phụ thuộc máy móc vào cơ sở kinh tế. Với tư cách là
công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất đối với các quan hệ xã hội, pháp luật có
tính độc lập tương đối với cơ sở kinh tế, do chỗ nó có thể kìm hãm đáng kể sự
phát triển kinh tế nếu pháp luật lạc hậu so với quan hệ kinh tế, hoặc thúc đẩy
kinh tế phát triển nhanh hơn nếu nó có nội dung tiến bộ. Bằng chứng rõ ràng
cho kết luận này là sự kìm hãm của pháp luật đối với sự phát triển của kinh tế ở
cả nước trong thời kì cuối của chế độ phong kiến, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
và chiến tranh đế quốc; hoặc tác động tích cực tới nền kinh tế như pháp luật ở
thời kì đầu của chế độ phong kiến tư bản chủ nghĩa…
Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp
luật, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật
2. Chế độ kinh tế được quy định trong các hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
a. Hiến pháp là gì?
Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố
bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản
chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Hiến pháp dùng để xác định thể
chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật.
b. Chế độ kinh tế qua bản hiến pháp hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
2013 (Trích “Chương III, điều 50, 51, 52, 53 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013)
Điều 50: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc
lập, thủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; gắn kết chặt chẽ với phát 4
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
=> Quy định rõ hơn về tính chất, quy mô nền kinh tế thể hiện khá bao quát và
toàn diện về bản chất của nền kinh tế, vừa thể hiện động lực và mục tiêu phát
triển lâu dài, bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa;
đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn
hóa, thực hiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, đó là những yếu tố
quan trọng không thể thiếu trong định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển
một nền kinh tế bền vững ở hiện tại và tương lai. Vấn đề hội nhập kinh tế cũng
đặt trong bối cảnh mới, đó là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng
trên các lĩnh vực vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Điều 51:
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tếquốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá
nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các
ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ
chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
=> Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ quan điểm của Đảng và
Nhà nước về các thành phần kinh tế là chủ thể của nền kinh tế đều bình đẳng
trước pháp luật, tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của
pháp luật, chứ không có sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, các
chủ thể kinh tế khác nhau, qua đó nhằm huy động toàn diện, đồng bộ tất các
các nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Khoản 2 điều 51, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác được đối xử
bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp ngoài nhà nước cùng hoạt động trong một hành lang pháp lý chung và
theo cơ chế thị trường, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Lần đầu tiên, vị
trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp được ghi nhận trong Hiến pháp 5
- Khoản 3 điều 51, những quy định nêu trên trong văn bản có giá trị pháp lý
cao nhất, thể hiện sự đổi mới toàn diện, vừa là chuẩn mực của nhà nước pháp
quyền, vừa như lời kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, doanh nhân
thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tin tưởng, phát huy vai trò
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nhiệm vụ xây dựng kinh tế
là trung tâm và doanh nghiệp, doanh nhân là đội quân xung kích. Doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường,
xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp.
Điều 52: Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh
tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp,
phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm
tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
=> Nhà nước Việt Nam đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể
chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh;
không can thiệp trực tiếp, mà sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực
củanhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, không làm méo mó thị
trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Điều 53 : Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý.
=> Thể hiện sự ghi nhận, tôn trọng sự đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các quyền về tài sản và sở hữu trí tuệ, tiếp
tục khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước
đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Điều 54:
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triểnđất nước, được quản lý theo pháp luât.̣
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. 6
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp
thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế
xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh
bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
=> Khoản 1: Về quản lý và sử dụng đất đai: Đất đai là lãnh thổ thiêng liêng
của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng phát triển đất.
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã xác định từ năm
1980 đến nay là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lí
- Khoản 2: Thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nước là bảo vệ quyền sử
dụng đất của công dân vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phòng chống và xử
lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về đất đai.
- Khoản 3: Mục đích là ngăn ngừa tình trạng thu hồi đất một cách tràn lan, tùy
tiện trong các dự án phát triển kinh tế, xã hội gây bức xúc trong nhân dân, làm
phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp và gây bất ổn trong xã hội tại các địa phương hiện nay.
PHẦN III: Liên hệ thực tiễn về chế độ kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Đặt vấn đề
Thông qua bản hiến pháp 2013, một trong những nội dung quan trọng là nội
dung quy định tại Chương III về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ và môi trường. Nội dung Chương này đã thể chế hóa chủ trương
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước
ta hiện nay, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
trong thời kỳ mới Hiến pháp đã làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế, vai trò
quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tuy
nhiên, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh,
bền vững, Đảng và Nhà nước đang nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để
hoàn thiện hơn nền kinh tế nước nhà và định hướng XHCN ở Việt Nam.
2. Liên hệ thực tiễn 7
Về một số điều, khoản trong hiến pháp 2013 được áp dụng vào thực tiễn
Được hiến pháp 2013 tại khoản 1 của điều 51 công nhận có nhiều loại hình
doanh nghiệp, đa thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo theo luật doanh nghiệp 2019
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến ngày 31-12-2018, tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động là trên 714 nghìn doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang
hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh là trên 626 nghìn doanh nghiệp.
Trong đó, DNNN chiếm 0,38% về số lượng doanh nghiệp, 7,6% lao động,
28,6% tổng nguồn vốn và riêng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm
0,18% về số lượng doanh nghiệp, 4,3% lao động, 12,9% tổng nguồn vốn. Về
kết quả sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ đóng góp của DNNN về doanh thu và lợi
nhuận ngày càng giảm mạnh. Tỷ trọng doanh thu thuần của DNNN năm 2015
đạt 18,2%, năm 2018 là 14,5%. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế của DNNN năm
2015 đạt 28,4%, năm 2018 là 21,2%.
Về hiệu quả sản xuất, kinh doanh theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020
của Tổng cục Thống kê, khu vực DNNN có 2.269 doanh nghiệp đang hoạt
động có kết quả sản xuất, kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối), trong đó có 1.773 doanh
nghiệp kinh doanh có lãi (chiếm 78,5%), 51 doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn
(chiếm 2,2%) và 436 doanh nghiệp kinh doanh lỗ (chiếm 19,3%). Khu vực
DNNN thu hút 1,13 triệu lao động (chiếm 7,6% lao động của toàn bộ khu vực
doanh nghiệp). Mặc dù chỉ chiếm 0,37% về số lượng doanh nghiệp nhưng khu
vực DNNN thu hút vốn cho sản xuất, kinh doanh đạt 9,65 triệu tỷ đồng (chiếm
24,8% tổng vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp) do khu vực này chủ yếu là
doanh nghiệp có quy mô lớn.
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện để doanh nghiệp, các tổ chức khác đầu
tư sản xuất kinh doanh được quy định trong Luật đầu tư 2014 . Các ngành nghề
được chính phủ đặc biệt ưu đãi đầu tư: - Công nghệ cao, công nghệ thông tin,
- Công nghiệp, nông nghiệp
- Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng
- Văn hóa, xã hội, thể thao, y tế
- Khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu
Hoặc các ngành nghề khác như: Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm
của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh 8
nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh được pháp
luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” (Điều 51, Hiến pháp năm 2013). Dựa
vào các quy định nền tảng đó, hàng loạt các đạo luật, bộ luật mới về kinh tế -
dân sự - lao động lần lượt ra đời (điều mà trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp không thể có), như Bộ Luật Dân sự (năm 1995, 2005, 2015); Bộ
Luật Lao động (năm 1995, 2003, 2006, 2012), Luật Doanh nghiệp (năm 1999,
2003, 2006, 2014), Luật Đầu tư (năm 2005, 2014), Luật Thương mại (năm
1997, 2005), Luật Việc làm (năm 2013), Luật Đất đai (năm 2003, 2013), Luật
Phá sản (năm 2004, 2014), Luật Kinh doanh bất động sản (năm 2014), Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (năm 2016), Luật Thuế tiêu
thụ đặc biệt sửa đổi (năm 2014) và hàng chục đạo luật, bộ luật khác.
Cần khẳng định rằng, nếu không có những tư duy pháp lý mới về kinh tế của
Hiến pháp năm 2013 làm nền tảng, thì không thể có sự đổi mới, hoàn thiện
pháp luật về kinh tế, kiến tạo được một trật tự các quan hệ kinh tế mới làm chỗ
dựa vững chắc cho đổi mới các yếu tố của thượng tầng kiến trúc, giữ vững sự
ổn định và phát triển xã hội. Không dựa trên những quy định gốc về chế độ
kinh tế của Hiến pháp thì không thể xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế - dân sự - lao động đồng bộ và
thống nhất như hiện nay. Nhờ có các quy định nền tảng về kinh tế của Hiến
pháp năm 2013 mà pháp luật nói chung, pháp luật về kinh tế nói riêng thực sự
trở thành một lực lượng vật chất góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. IV. Kết luận
Sau 75 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến
nay, nước ta đã đạt được những dấu ấn to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên
các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt của
đất nước. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, qua quá trình phấn đấu, chuyển
đổi mô hình, hoàn thiện môi trường thể chế, kinh doanh, hội nhập kinh tế sâu
rộng, đến nay nền kinh tế nước ta từng bước gia tăng về quy mô; được xếp vào
hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới; trở thành một
nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền tảng quan
trọng để nước ta tiếp tục hoàn thiện đường lối xây dựng, phát triển đất nước trong
thời kỳ mới. Tài liệu tham khảo 9
1. Lê Thị Oanh - Chế độ kinh tế là gì ? Quy định về chế độ kinh tế (07/08/2021)
2. “ Pháp luật là một trong những hiện tượng cơ bản… chế độ phong kiến
tư bản chủ nghĩa “ Mục 5.1 Pháp luật và kinh tế, II Chương I Những
vấn đề cơ bản của Nhà nước và Pháp luật/ Giáo trình pháp luật đại
cương, TS. Lê Minh Toàn
3. Điều 50,51,52,53, 54 chương III hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam/
Thư viện pháp luật
4. Những dấu ấn quan trọng về KT-XH trong hành trình 75 năm thành
lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê, Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê (Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020), TS. Nguyễn Thị Hương
5. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lựa chọn
đúng của Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam
6. Ngọc Hải – Chế định về kinh tế quy định trong Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
7. Nguyễn Văn Bảy - Những điểm mới về kinh tế trong Hiến pháp năm
2013, Sở tư pháp Kon Tum
8. Quân đội nhân dân Việt Nam/ Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng/ Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, TS LÊ HỮU THÀNH (Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
9. Báo cáo tình hình kinh tế / Tổng cục thống kê. 10