Tìm hiểu quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Đối với cá nhân cư trú hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng kí thường trú hoặc có nhà để thuê ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam?
Liên hệ thực tiễn.” Đề số: 47 Sinh viên : NGUYỄN MỸ HUYỀN Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N25) Mã SV : 22013747 Năm học : 2022 – 2023
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 lOMoARcPSD|47231818 MỤC LỤC Trang
A. Khái quát chung về thuế và thuế thu nhập cá nhân..............................01 I.
Khái niệm thuế........................................................................................01
II. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân......................................01
B. Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam......................01 I.
Các văn bản hiện hành về thuế thu nhập cá nhân......................................01 II.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân........................................................04
III. Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân........................................05
IV. Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân.......................................06 V.
Căn cứ tính thuế thu nhập cá
nhân.............................................................07
1. Đối với cá nhân cư
trú............................................................................07
2. Đối với cá nhân không cư
trú.................................................................09
C. Liên hệ thực tiễn............................................................................................10
D. Tài liệu tham khảo
A. Khái quát chung về thuế và thuế thu nhập cá nhân 2
I. Khái niệm thuế
Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân
phải nộp cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm
sử dụng cho mục đích công cộng.
II. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền thuế mà người có thu nhập
phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách
nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân
kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.
Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân thường mang tính chất lũy tiến cao.
Thuế thu nhập cá nhân không cấu thành trong giá bán (giá thanh toán)
hàng hóa, dịch vụ nên nó không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ.
B. Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
I. Các văn bản hiện hành về thuế thu nhập cá nhân
1 . Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.
2 . Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012.
3. Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 Luật
4. Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu
nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân. Nghị định 5. Nghị định 12/2015/NĐ-
CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật
về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
6. Quyết định 102/2008/QĐ-BTC về mẫu chứng từ thu thuế thu nhập
cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Quyết
7. Quyết định 814/QĐ-BTC năm 2010 đính chính Thông tư định
37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
8. Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân.
9. Thông tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế
thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành.
10. Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động
kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung
về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13
11. Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định
91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định
về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 4 lOMoARcPSD|47231818
12. Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC,
111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC,
85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách,
đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
13. Thông tư 96/2016/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu
nhập cá nhân đối với Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương
trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Thông
trưởng Bộ Tài chính ban hành tư
14. Thông tư 42/2019/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 128/2014/TT-BTC
hướng dẫn về giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc
tại khu kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
15. Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản
lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính do Bộ Tài chính ban hành
16. Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh do Bộ Tài chính ban hành
17. Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị
định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
18. Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành
19. Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Thuế thu nhập
cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành
20. Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện
Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Văn
Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và bản
Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hợp hành nhất
21. Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định
hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá
nhân sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
22. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư
hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
*Nguồn: Pháp lý khởi nghiệp II. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007, và luật
sửa đổi bổ sung số 26/2012/QH13 ,đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:
Đối với cá nhân cư trú hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam từ 183
ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ
ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao
gồm có nơi ở đăng kí thường trú hoặc có nhà để thuê ở tại Việt Nam theo hợp
đồng thuê có thời hạn. 6
Đối với cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
II. Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền
lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân của người lao động, bao gồm :
1. Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Thu nhập đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng.
7. Thu nhập từ bản quyền.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
Người lao động chỉ bị tính thuế thu nhập cá nhân khi chịu đến ngưỡng đóng thuế
từ 11 triệu/tháng trở lên sau khi đã trừ hết các khoản thu nhập không bị tính thuế.
III. Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, quy định
các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền
vớiđất ở thuộc diện miễn thuế thu nhập cá nhân.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông –lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả, tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự
nguyện cho trả hàng tháng.
11. Thu nhập từ học bổng.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng nhân thọ, phi nhân thọ và các khoản bồi
thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép thành lập, công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo.
15.Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm
việc cho các hàng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm
việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt
động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. IV. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân
1. Đối với cá nhân cư trú 8
1.1. Căn cứ tính thuế với cá nhân kinh doanh
Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu
đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
1.1.1. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính
thuế, thuế suất và các khoản thu nhập khác
*Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiến công là thu nhập tính
thuế, thuế suất
Thứ nhất, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
Các khoản đóng góp bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề
phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện (Chính phủ quy định
mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện này);
Các khoản giảm trừ gia cảnh;
Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
* Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu
nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kì tính thuế.
*Khoản giảm trừ gia cảnh
*Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
Thứ hai, thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được
áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần cụ thể như sau:
Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế suất thuế thuế/năm (triệu đồng)
thuế/tháng (triệu đồng) (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Cách tính thuế:
Số thuế theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập X thuế suất tương ứng
*Căn cứ tính thuế đối với các khoản thu nhập khác
*Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 5%
*Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 20%
* Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng X Thuế suất 2%
*Đối với thu nhập từ trúng thưởng
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 10%
*Đối với thu nhập từ bản quyền
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 5%
*Đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 5%
*Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thế X Thuế suất 10%
2. Đối với cá nhân không cư trú 10
* Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành
nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa;
5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;
2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
*Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập
chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.
*Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn được xác định bằng tổng số tiền mà cá
nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt
Nam nhân với thuế suất 5%.
*Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn xác định bằng tổng số tiền mà cá
nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá
nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng
được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
*Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá
chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.
*Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại được xác định
bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao,
chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%, theo từng hợp đồng nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
*Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng được xác định bằng thu nhập chịu thuế
nhân với thuế suất 10%.
*Thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng được xác định bằng thu nhập chịu
thuế nhân với thuế suất 10%.
C. Liên hệ thực tiễn
Ông X là công dân Việt Nam là kỹ sư phần mềm tại Google Việt Nam có thu
nhập từ tiền lương, tiền công là 200.923 USD/năm (khoảng 4,6 tỷ đồng/năm), số
thuế thu nhập phải nộp là bao nhiêu ?
Dựa vào bảng lũy tiến từng phần, ta thấy thu nhập của ông X thuộc bậc 7 tương
ứng với phần thu nhập tính thuế/năm trên 960 triệu đồng, thuế suất là 35%.
Áp dụng công thức tính thuế, ta có:
4 600 000 000 x 35% = 1 610 000 000 (1,61 tỷ) đồng
Vậy số thuế thu nhập phải nộp của ông X là 1,61 tỷ đồng.
D. Tài liệu tham khảo 1.
Bảo Quyến, 2021, Tổng hợp văn bản về Thuế thu nhập cá nhân, Pháp lý khởi nghiệp. 2.
Nông Thị Nhung, 2021, Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất hiện
nay, Luật Minh Khuê. 3.
Nông Thị Nhung, 2022, Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thực trạng, kiến
nghị về thuế thu nhập cá nhân?, Luật Minh Khuê. 3.
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên và PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu (đồng chủ biên),
2008, Giáo trình thuế (dành cho đối tượng không chuyên), Nxb. Tài chính. 4.
Nguyễn Văn Phi, 2022, Thuế thu nhập cá nhân là gì; đặc điểm của thuế
thu nhập cá nhân, Luật Hoàng Phi 12 4.
PTS.TS. Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), 2020, Giáo trình luật thuế Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân. 5.
Phan Thế Thịnh, 2020, Khái niệm thuế thu nhập cá nhân là gì và những
điều cần lưu ý, ACMAN.