Tìm hiểu quy định pháp luật về trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Đối với đất đai Nhà nước có các quyền đó là: Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai; Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất; Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về trách nhiệm của nhà nước đối với
đất đai ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn” Đề số: 119 Sinh viên : NGUYỄN THỊ QUỲNH Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N02) Mã SV : 22014599
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1
NỘI DUNG……………………………………………………………………. 2
1. QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI……………………….... 2
1.1 Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai…………………………….……. 2
1.2 Quyền quyết định mục đích sử dụng đất………………………………….…3
1.3 Quyền quy hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất………………….….3
1.4 Quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất…………………………….…3
1.5 Nhà nước trao quyền sử dụng cho người sử dụng đất……………………….4
1.6 Nhà nước quyết đinh giá đất……………………………………………........4
1.7 Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai………………………..5
1.8 Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất………………5
1.9 Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai………....………..5
2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI………………..6
2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai………………………………………6
2.2 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai…………………………………..7
2.3 Cơ quan quản lý đất đai…………………………………………………….7
2.4 Công chức địa chính ở xã, Phường, Thị trấn……………………………….7
2.5 Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất…………………………8
2.6 Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp với đồng bào
dân tộc thiểu số………………………………………………………………….9
2.7 Trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất
đai………………………………………………………………………………10
LIÊN HỆ THỰC TIỄN………………………………………………………10
KẾT LUẬN……………………………………………………………………11
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………11 MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không gì thay thế được. Nguồn lực này còn là thành phần quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Với vai trò và ý nghĩa to lớn đó, đất đai theo quy
định của hiến pháp và của luật đất đai hiện hành thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Để phát huy quyền chủ động
trong đầu tư sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai. Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng thông qua hành vi giao hoặc thuê đất.
Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối với đất đai, có đầy đủ các quyền
năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai. Các tổ chức và
cá nhân với tư cách là người sử dụng đất của Nhà nước thực hiện một cách trực
tiếp quyền chiếm hữu và sử dụng đất đai. Mối quan hệ giữa nhà nước với tư cách
là người sở hữu và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai trong cả nước với người sử
dụng đất làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật đất đai.
Mà quan hệ đất đai ở Việt Nam chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ này.
Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều
biện pháp nhằm quản lý, khai thác một cách hiệu quả đất đai, tài nguyên trong
lòng đất, rừng núi, sông, biển để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Trong
quản lý, khai thác và sử dụng đất, nhiều dự án lớn đã được Nhà nước đầu tư phát
triển nhằm phát triển kinh tế, đồng thời phục vụ hiệu quả đời sống của nhân dân.
Trong quản lý nhà nước về đất đai, Đảng, Nhà nước đã thành lập cơ quan cấp Bộ
với chức năng tham mưu cho Chính phủ trong quản lý và sử dụng đất đai, đồng
thời là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý
nhà nước đối với đất đai và các tài nguyên có trong lòng đất. Để thực hiện việc 1
quản lý, Nhà nước quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn
bản pháp luật quy định về quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai.Vậy cụ
thể pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai ở
Việt Nam ra sao? Tôi xin phép được làm rõ vấn đề này. NỘI DUNG
1. QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
Đối với đất đai Nhà nước có các quyền đó là: Quyền của đại diện chủ sở hữu về
đất đai; Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất; Nhà nước quy định hạn mức
sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng
đất; Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; Nhà nước quyết định
giá đất; Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai; Nhà nước quy định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai.
1.1 Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai
Điều 13: Nhà nước thể hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai qua các công việc sau đây:
• Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
• Quyết định mục đích sử dụng đất.
• Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
• Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
• Quyết định giá đất.
• Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
• Quyết định chính sách tài chính về đất đai. 2
• Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
1.2 Quyền quyết định mục đích sử dụng đất
Điều 14: Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1.3 Quyền quy hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất Điều 15:
1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp,hạn
mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:
a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;
b) Sử dụng đất có thời hạn.
1.4 Quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất Điều 16:
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì
lợiích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất,có
nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 3
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp, phòng, chống thiên tai.
1.5 Nhà nước trao quyền sử dụng cho người sử dụng đất Điều 17:
• Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.
• Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
• Công nhận quyền sử dụng đất.
1.6 Nhà nước quyết đinh giá đất Điều 18:
1. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.
2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
1.7 Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai (Điều 19)
• Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai.
• Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của
người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi. 4
1.8 Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 20)
Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình
thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất
và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
1.9 Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai là một trong những quyền thể
hiện vai trò quan trọng nhất của Nhà nước đối với đất đai. Nội dung quyền được
biểu hiện cụ thể theo quy định tại Điều 21 như sau:
• Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với
việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
• Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát
triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo
thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.
• Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
2.1Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại Điều 22 Luật đất đai 2013 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: 5
• Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
• Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
• Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
• Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
• Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
• Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
• Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
• Thống kê, kiểm kê đất đai.
• Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
• Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
• Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
• Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
• Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
• Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
• Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.2Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
Theo Điều 23 Luật đất đai 2013, trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai được quy định như sau: 6
• Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
• Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tạiđịa
phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
2.3 Cơ quan quản lý đất đai (Điều 24 Luật đất đai 2013) 1.
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ
trungương đến địa phương. 2.
Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môitrường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công
về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ. 2.4 Công
chức địa chính ở xã, Phường, Thị trấn (Điều 25 Luật đất đai 2013) 1.
Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định
củaLuật cán bộ, công chức. 2.
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban
nhândân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
2.5 Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất (Điều 26 Luật đất đai 2013)
Bảo đảm đối với người sử dụng đất là một trong những trách nhiệm của Nhà
nước với tư cách đại diện chủ sở hữu về đất đai, cụ thể như sau:
• Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất. 7
• Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
• Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh
tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà
nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
• Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo
nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
• Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của
Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất
đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.6 Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp với đồng
bào dân tộc thiểu số (Điều 27-luật đất đai 2013) 1.
Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu
sốphù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. 2.
Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản
xuấtnông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.
Ở nước ta, đồng bào dân tộc thiểu số thường phân bố ở những khu vực mà điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vẫn diễn ra tình trạng du canh du cư. Do 8
đó, Nhà nước tập trung vào các quy định hỗ trợ đối với các đối tượng sử dụng đất
đặc biệt này. Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở 2 khía cạnh sau:
(1)Tạo điều kiện về đất, bao gồm cả đất ở và đất sản xuất.
(2) Tạo điều kiện về nghĩa vụ tài chính (miễn/giảm) trong quá trình sử dụng đất.
Một điều cần lưu ý rằng mục đích của các chính sách hỗ trợ này là để các chủ thể
sử dụng đất thuộc diện dân tộc thiểu số có điều kiện ổn định cuộc sống cũng như
đời sống sản xuất. Do đó, để tránh tình trạng lợi dụng các chính sách này để chuyển
nhượng đất đai không phù hợp với mục đích đặt ra, Nhà nước cũng quy định giới
hạn như: QSDĐ được giao cho hộ gia đình, cá nhân theo chính sách hỗ trợ này chỉ
được chuyển nhượng, tặng cho quyền sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao
đất nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do
chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển
sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động (khoản 3 Điều 192 Luật
Đất đai 2013 và Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
2.7 Trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất
đai (điều 28-luạt đất đai 2013) 1.
Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của
tổchức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai. 2.
Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho
tổchức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật. 3.
Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản
lýđất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp. 9 4.
Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai
cótrách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Trong những năm qua, thực tiễn đã có những mâu thuẫn phát sinh liên quan
quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng
quyền của chủ sở hữu đại diện, nhất là quyền định đoạt và quyền hưởng lợi từ đất
đai chưa được định rõ. Người được Nhà nước giao đất (người sử dụng) tự coi như
người chủ sở hữu, tùy tiện mua bán, chuyển nhượng, trên thực tế Nhà nước phải
mặc cả với người sử dụng đất khi thu hồi đất sử dụng vào các mục đích công cộng
và phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó
khăn, phức tạp, dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư…Mặc dù đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà
nước rất khó khăn để thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội…Nội dung
kinh tế trong sử dụng và quản lý đất đai cần phải được thể hiện rõ hơn. Công tác
quản lý và sử dụng đất đai hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều vấn
đề bức xúc, cần tiếp tục đột phá giải quyết nhằm ổn định chính trị - xã hội, thúc
đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Làm thế nào để đất đai và các tài
nguyên quốc gia được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy hoạch, tiết kiệm và hiệu
quả. Chính sách hạn điền triển k hai như thế nào để đáp ứng yêu cầu tích tụ tập
trung ruộng đất, đi lên sản xuất lớn. KẾT LUẬN
Như vậy, để thể hiện tốt vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của mình Nhà
nước đã thông qua việc xây dựng và ban hành các quy định về quyền cũng như 10
trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất, bộ máy quản lý nhà nước về đất đai… Việc quy định như vậy tạo một
khung pháp lý vững chắc, từ đó giúp cụ thể hóa và đưa chính sách pháp luật về
đất đai được gần gũi hơn với người sử dụng đất và tạo điều kiện để người sử dụng
đất dễ dàng hơn khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, việc theo dõi đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy
định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện
nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện
theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh
giá chưa đầy đủ và chưa sâu, chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế,
còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh. Vì
vậy việc tổng hợp toàn quốc gặp nhiều khó khăn. Trong năm 20152016 một số địa
phương đã gửi công văn yêu cầu Bộ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng các chỉ tiêu
và trình tự đánh giá tình hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật đất đai 2013, điều 13 - điều 28 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat- dong-san/Luat-dat-dai-2013-
215836.aspx (truy cập ngày 12/12/2022) 11