Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về các tội phạm tham nhũng? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương

Hành vi khách quan có nhiều dạng khác nhau nhưng có chung một đặc điểm đó là nó được gắn với công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ quyền hạn và chỉ do người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Hậu quả mà các tội phạm tham nhũng gây ra làm thiệt hại nghiệm trọng cả về vật chất lẫn lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về các tội phạm tham nhũng?
Liên hệ thực tiễn.”
Đề số: 77
Sinh viên : TRẦN MAI PHƯƠNG
Lớp : Pháp luật đại cương-2-1.22.(N15)
Mã SV : 22013749
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
Từ viết tắt................................................................................................................. 3
I, MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
II, NỘI
DUNG.................................................................................................41. Khái
niệm tham nhũng và tội phạm tham nhũng ......................................................... 4
2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng ........................ 5
2.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng ........................................................... 5
2.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng ................................................. 5
2.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng ............................................................... 5
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng ..................................................... 6
3. Phân loại tội phạm tham nhũng ..................................................................... 6
4. Liên hệ thực tiễn ............................................................................................... 7
III, Kết Luận..................................................................................................10
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá
trình học môn
pháp luật đại
cương em đã được
giảng viên truyền
đạt cho những
kiến thức lý luận
nhưng chưa có cơ
hội
được va chạm thực tiễn, qua bài tập lớn kết thúc học phần, em đã có cơ hội
tìm hiểu sâu hơn về môn Pháp luật đại cương.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Th.S.
Nguyễn Phương Thảo đã chỉ bảo giúp đỡ em trong bài tập lớn.
Do chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên bài còn nhiều thiếu sót
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em rất mong sẽ nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Từ viết tắt
I, MỞ ĐẦU
Tham nhũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối của hầu hết các
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam (gọi tắt là VN).
Trở thành một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế, chính trị nước nhà. Chính vì vấn nạn này du nhập vào các quốc gia công
nghiệp hóa, các nước đang phát triển đã gây ra một sự cản trở lớn trong đầu tư
trong và ngoài nước, xâm hại đến bộ máy Nhà nước, mất cân bằng trong xã
hội, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, không những thế nó còn tiềm ẩn nhiều xung đột lợi ích trong bộ máy
chính trị và làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh công tác phòng chống nạn tham nhũng, xác
Viết tắt
Viết đầy đủ
BLHS
Bộ luật hình sự
CSĐT
Cảnh sát điều tra
VN
Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
định đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, khó khăn, lâu dài vì nó đe dọa đến
sự tồn vong của chính quyền.
II, NỘI DUNG
1. Khái niệm tham nhũng và tội phạm tham nhũng.
a, Khái niệm tham nhũng
Theo tìm hiểu, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về tham nhũng được áp
dụng trên phạm vi toàn cầu. Tham nhũng là một khái niệm rộng và được đề
cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:
chính trị- pháp lý- kinh tế - xã hội,... Nhưng theo ý nghĩa thông dụng nhất,
tham nhũng được hiểu là việc lợi dụng quyền hành để vụ lợi, ăn hối lộ tiền
của và tài sản của Nhà nước.
Có một số quan điểm như sau:
- Theo tác phẩm Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc
gia, trang 355-356 (2011), Bác từng giải thích:
“Tham ô là gì?
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công làm của tư
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội.
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng
cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.
- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi.
b, Khái niệm các tội phạm tham nhũng
Qua khái niệm về tội phạm ở Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sựcác phần
tội phạm về tham nhũng thể hiểu khái niệm về tội phạm tham nhũng như
sau:
“Các tội tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định trong Bộ luật hình sự (gọi tắt là BLHS), xâm phạm hoạt động đúng đắn,
bình thường của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức và của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi
hành công vụ, nhiệm vụ nhằm mục đích trục lợi”.
2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng.
2.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng
Khách thể của tội phạm tham nhũng là quan hệ xã hội đảm bảo hoạt động
đúng đắn và uy tín của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng
Hành vi khách quan có nhiều dạng khác nhau nhưng có chung một đặc
điểm đó là nó được gắn với công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ quyền
hạn và chỉ do người có chức vụ quyền hạn thực hiện.
Hậu quả mà các tội phạm tham nhũng gây ra làm thiệt hại nghiệm trọng cả
về vật chất lẫn lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân.
Có thể nói, giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ và hậu quả do tội phạm đó gây ra có mối quan hệ nhân
quả với nhau. Hành vi phạm tội chính là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh
hậu quả, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác
định rõ hậu quả xảy ra là hậu quả phát sinh từ hành vi đó.
2.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng
Chủ thể của tội phạm tham nhũng ngoài những dấu hiệu về độ tuổi và năng
lực trách nhiệm hình sự phải là những người có chức vụ và quyền hạn. Điều
277 - BLHS 1999 quy định: " Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ".
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng
Nội dung của mặt chủ quan gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Trong tội phạm tham nhũng, người có chức có quyền nhận thức được hành vi
của mình gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân, thấy trước
được hậu quả xảy ra nhưng vẫn làm trái với công vụ được giao, điều đó thể
hiện người đó đặt lợi ích của riêng mình lên trên lợi ích chung, có thể làm mọi
thứ miễn sao đạt được lợi ích họ mong muốn. Từ đó suy ra, tội phạm tham
nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ
lợi cá nhân.
3. Phân loại tội phạm tham nhũng
a, Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS-2015)
Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản của cơ quan, tổ
chức được giao chiếm đoạt tài sản mình đang quản lí. Có thể dùng thủ đoạn
gian dối như lập chứng từ giả, tẩy xóa, sữa chữa sổ sách,...
b, Tội nhận hối lộ
Theo khoản 1 Điều 354 BLHS(2015), là người lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây
cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
c, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS-
2015)
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, tiền dùng vào
mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có
công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc cái loại tiền, tài sản trợ cấp,
quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc những vùng kinh tế
dặc biệt khó khăn. d, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi thành công
vụ (Điều 356
BLHS-2015)
Hành vi lợi dụng chức quyền làm trái công vụ, hậu quả của tội phạm được
quy định là thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng trở lên đến dưới 200 triệu đồng
hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
e, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Theo khoản 1 điều 357 BLHS-2015 có ghi người nào vì vụ lợi hoặc động
cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt
hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác
đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị
phạt tù từ 01 đến 07 năm. f, Tội lợi đụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để
trục lợi (Điều 358 BLHS-2015)
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung
gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, lợi ích khác để dùng ảnh hưởng của
mình thúc đẩy người khác làm việc không được phép làm. h, Tội giả mạo
trong công tác (Điều 359 BLHS-2015)
Hành vi khách quan của tội này được quy định hành vì lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi: sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ,
tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ của người chức vụ, quyền
hạn.
4. Liên hệ thực tiễn.
Trên thực tế những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế trên toàn
thế giới cho thấy sự chệch hướng của con đường phát triển kinh tế, thậm chí
những quốc gia hùng mạnh nhất, vững chãi nhất cũng không tránh khỏi những
ảnh hưởng tiêu cực của nạn tham nhũng. Một vài ví dụ cụ thể như sau: Theo
báo cáo dựa trên số liệu phân tích thống kế tham nhũng khu vực công do Bộ
Tư pháp Mỹ công bố. “Báo cáo kết hợp dữ liệu từ năm 1976 đến năm
2020 cho thấy Chicago tiếp tục là thành phố có tỉ lệ tham nhũng nhất nước
Mỹ và Illinois (tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ, tiểu bang đông dân nhất vùng
Trung Tây nước Mỹ) xếp thứ 3 về tham nhũng”. Một vài vụ án từng gây chấn
động Illinois nói riêng cả nước Mỹ nói chung, George Ryan (Thống đốc
Illinois từ 1999 đến 2003, từng được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2005), bị
cáo buộc tham nhũng, hối lộ gian lận khi chuyển những hợp đồng béo bở
của tiểu bang cho Warner (nhà vận động hành lang) bạn bè, người thân khác,
vào tháng 4/2006 ông bị phán quyết 6 năm rưỡi giam. Còn ông Rod
Blagojevich, cựu Thống đốc bang Illinois, bị tuyên 14 năm tù giam vì tội tham
nhũng, trong đó tội định bán chiếc ghế Thượng Nghị sỹ Illinois bỏ trống sau
khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống tháng 11/2008.
Một ví dụ nổi bật khác về tham nhũng của chính phủ làm xói mòn nền
kinh tế quốc gia là ở Inđônêxia. Tại đây các ngân hàng Nhà nước cung cấp
tiền cho những dự án có dính líu đến gia đình và bạn bè của cựu Tổng thống
Suharto. Vào những năm 1990, ngân hàng đã cho phép các khoản nợ tồn đọng
tới mức không kiểm soát được và phá vỡ nguyên tắc ngăn ngừa vay ngoại tệ
tràn la. Hậu quả là khi giá trị của đồng Rupiah tụt xuống vào năm 1997, toàn
bộ hệ thống tài chính bắt đầu sụp đổ. Phá sản và sa thải hàng loạt đã làm cho
một nửa số dân trong 200 triệu người của Inđônêxia rơi vào nghèo đói.
Việt Nam, tham nhũng cũng đang là một vấn đề đáng báo động, những
năm vừa qua chính phủ ta đã bắt tay đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết
vấn đề này nhưng nạn tham ô như “con sâu mọt” đã len lỏi sâu vào bộ máy
Nhà nước, không dễ dàng gì để loại bỏ được vấn nạn này, thứ mà đã phát triển
song song với sự tồn tại của xã hội. Chính phủ cũng phải thừa nhận rằng “Khi
xã hội nói đến “chạy chọt” là nói đến đi cửa sau, việc không dàng hoàng.
Nhưng càng nhức nhối hơn khi người ta thấy chạy chọt được việc hơn là
không chạy. Ai không chạy bị xem như kẻ hâm, kẻ không thức thời, bị thiệt
thòi nên đua nhau “chạy””. Trên tình hình thực tế, theo báo cáo của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180
quốc gia và nằm trong 2/3 quốc gia trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng.
Từ năm 1993 đến 2004 lực lượng công an đã phát hiện 9960 vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng, gây thiệt hại đến 7558 tỷ đồng. Có liên quan đến các vụ án
tham nhũng có một Bộ trưởng, 5 thứ trưởng, 14 chủ tịch và phó chủ tịch
UBND Tỉnh, hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đốc đã bị xử lý hình sự. Và
riêng năm 2004 Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra nhiều vụ án trọng điểm, phát
hiện và xử lý nhiều sai phạm, thu về cho ngân sách nhà nước trên 1 nghìn tỷ
đồng. Theo báo cáo của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao năm 2004 đã phát
hiện và khởi tố 200 vụ án tham nhũng,...
*Một số vụ án ở Việt Nam:
- Vụ án tại chi nhánh gạo Sơn La ( Công ty cổ phần tập đoàn Tân Long): bà
Trần Thị Khánh (1998, trú tại Tổ 1 phường Quyết Tâm, Sơn La) trong quá
trình giữ chức vụ kế toán chi nhánh gạo Sơn La thuộc Công ty Cổ phần tập
đoàn Tân Long đã thu các khoản tiền hàng do nhân viên và khách hàng nộp
với tổng số tiền hơn 651 triệu đồng. Sau đó, Khánh chỉ nộp về công ty số tiền
489,4 triệu đồng, còn lại số tiền 161,6 triệu đồng tiêu xài cá nhân hết và
không có khả năng chi trả. Ngày 20/2/2022, cơ quan cảnh sát điều tra (gọi tắt
là CSĐT) Công an thành phố Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án, bị can
Trần Thị Khánh về tội “Tham ô tài sản”.
- Tại Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn (gọi tắt là TNHH) MTV Ngân
hàng Việt Nam thịnh vượng: vào 28/2/2022 Cơ quan CSĐT Công an Sơn La
đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Đức Thành (1984, trú
tại Sơn La) về tội 'Tham ô tài sản'. Thành là nhân viên thu hồi nợ tại nhà của
Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng VN thịnh vượng. Trong khoảng
thời gian từ tháng 5/2020 đến tháng 11/2020, Thành đã thu tiền thanh toán
khoản vay của một số khách hàng nhưng không nộp về cho công ty theo quy
định. Qua đó, đã chiếm đoạt số tiền gần 22 triệu đồng.
- Vụ tham nhũng ở Bộ Thương mại: một số đối tượng có chức quyền đã móc
ngoặc trong đường dây chạy quota xuất nhập khẩu hàng dệt may. Trong số đó
nổi lên một số cán bộ như Mai Thanh Hải (con trai ông Mai Văn Dân
nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại). Trần Văn Sửu – Nguyên trưởng phòng
quản lý xuất nhập khẩu Bộ Thương mại… Hiện nay, các đối tượng trên đã bị
khởi tố, bắt tạm giam và đang chờ ngày ra trước vành móng ngựa. - Vụ tham
ô ở Công ty tiếp thị đầu tư Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: vụ án này đã
được xét xử vào năm 2003. Cùng với Lã Thị Kim Oanh - kẻ cầm đầu, còn có
hai vị nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên đới
chịu trách nhiệm. Với sự giúp của một số quan chức, Lã Thị Kim Oanh đã chỉ
đạo cấp dưới cố ý làm trái, tham ô gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 100 tỷ
đồng. Lã Thị Kim Oanh nhận án tử hình, còn hai vị nguyên Thứ trưởng nhận
án tù treo.
- Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 9.911 tỷ VN đồng xảy ra tại
Viettinbank, đây là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Vụ án có 23 bị cáo, và 47 luật sư bảo vệ cho bị cáo cũng như nguyên cáo.
Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2007 đến thời điểm khởi tố tháng 9/2011.
Huỳnh Thị Huyền Như nhận mức án tù chung thân còn các đồng phạm khác
nhận mức án tù từ 1 – 20 năm tù giam.
Trên đây là một số ví dụ thực tế về tình trạng tham nhũng ở nước ta
nhưng ngoài những trường hợp lớn đã bị phát hiện và phanh phui, hẳn là còn
rất nhiều những vụ tham ô, hối lộ khác chưa bị phát hiện.
III, Kết Luận
Bước vào thế ký 21, Việt Nam đang chào đón những cơ hội và con đường
rộng mở mới, nhưng tham nhũng vẫn là một thách thức lớn đối với tình hình
kinh tế Nước nhà cũng như các mối quan hệ xã hội. Để bước tiếp trên con
đường xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình và giàu mạnh, Đảng và Nhà
nước ta phải đối mặt với không ít cản trở và một trong những nguy cơ to lớn
nhất đang tồn tại mà buộc ta phải xử lý triệt để đó là vấn đề về tội phạm tham
nhũng. Hành vi tội phạm tham nhũng không chỉ gây thiệt hại đến tài sản của
Nhà nước mà còn làm chệch đi quỹ đạo phát triển đất nước, chức năng phát
triển đất nước bị suy giảm, gây hậu quả to lớn về kinh tế, mà kinh tế chính là
trụ cột của mỗi quốc gia bởi nó chi phối đến tất cả lĩnh vực khác. Khi kinh tế
bị ảnh hưởng nặng nề, các vấn đề xã hội khác cũng không thể phát triển. Tóm
gọn lại, tham nhũng là hành vi tội phạm nguy hiểm có khả năng kìm hãm,
ngăn cản sự phát triển kinh tế - chính trị của cả một quốc gia, đe dọa đến sự
ổn định của chính quyền cũng như sự tồn vong của đất nước.
Qua những hậu quả đã nếu ra, chúng ta nhận thức được rõ ràng ảnh hưởng
tiêu cực của tội phạm tham nhũng lên bộ máy Nhà nước, cần phải có những
biện pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng chống vấn nạn gây nhức nhối này,
lấy lại sự trong sạch và công bằng cho xã hội, để sống và hòa nhập trong một
tập thể nhân văn, môi trường phát triển lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, “Hồ Chí Minh Toàn Tập”, NXB. Chính trị Quốc gia, năm
2011, tập 7, tr. 355-356.
2.
Hân Nguyễn. (2022, 9 28). Pháp Luật: Bản tin 113. Được truy lục từ Tiên
Phong: https://tienphong.vn/son-la-khoi-to-13-vu-an-tham-nhung-trong-
nam2022-post1473346.tpo [Truy cập 14/12/2022].
3.
Hoài Phương. (2022, 5 13). Quốc tế. Được truy lục từ Thanh tra:
https://thanhtra.com.vn/quoc-te/chicago-tiep-tuc-la-thanh-pho-tham-
nhungnhat-nuoc-my-197159.html [Truy cập 14/12/2022].
4.
Lê Xuân Lịch. (2022, 8 11). Tin tức: Tin tổng hợp. Được truy lục từ Trang tin
điện tủ BAN QUẢN LÝ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH:
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/12523-bai-2-tinh-hinh-
thamnhung-o-viet-nam.html# [Truy cập 14/12/2022] 5. Quốc hội (2015), Bộ
luật Hình sự, Hà Nội.
6. Quốc hội (2018), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
7. Quốc hội (1999), Bộ Luật Hình sự, Hà Nội.
8.
Trần Thị Mai. (2010, 5 8). Luận Văn - Báo Cáo: Kinh tế - Thương mại. Được
truy lục từ TaiLieu.vn: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-toi-pham-tham-
nhungmot-so-van-de-ly-luan-thuc-te-va-nhung-anh-huong-toi-nen-kinh-te-
199530.html [Truy cập 14/12/2022].
9.
Trần Thị Cúc. (2022, 5 22). Kiến thức pháp luật: Pháp luật hình sự. Được
truy lục từ Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/tac-hai-cua-tham-
nhungdoi-voi-nen-kinh-te-hien-nay.aspx [Truy cập 14/12/2022].
| 1/11

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về các tội phạm tham nhũng?
Liên hệ thực tiễn.” Đề số: 77 Sinh viên : TRẦN MAI PHƯƠNG Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N15) Mã SV : 22013749 HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
Từ viết tắt................................................................................................................. 3
I, MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3 II, NỘI
DUNG.................................................................................................41. Khái
niệm tham nhũng và tội phạm tham nhũng ......................................................... 4

2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng ........................ 5
2.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng ........................................................... 5
2.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng ................................................. 5
2.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng ............................................................... 5
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng ..................................................... 6
3. Phân loại tội phạm tham nhũng ..................................................................... 6
4. Liên hệ thực tiễn ............................................................................................... 7
III, Kết Luận..................................................................................................10 1 Viết tắt
Viết đầy đủ LỜI CẢM ƠN BLHS Trong suốt quá Bộ luật hình sự trình học môn CSĐT
Cảnh sát điều tra pháp luật đại cương em đã được VN Việt Nam giảng viên truyền đạt cho những TNHH
Trách nhiệm hữu hạn kiến thức lý luận nhưng chưa có cơ hội
được va chạm thực tiễn, qua bài tập lớn kết thúc học phần, em đã có cơ hội
tìm hiểu sâu hơn về môn Pháp luật đại cương.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Th.S.
Nguyễn Phương Thảo đã chỉ bảo giúp đỡ em trong bài tập lớn.
Do chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên bài còn nhiều thiếu sót
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em rất mong sẽ nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn! Từ viết tắt I, MỞ ĐẦU
Tham nhũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối của hầu hết các
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam (gọi tắt là VN).
Trở thành một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế, chính trị nước nhà. Chính vì vấn nạn này du nhập vào các quốc gia công
nghiệp hóa, các nước đang phát triển đã gây ra một sự cản trở lớn trong đầu tư
trong và ngoài nước, xâm hại đến bộ máy Nhà nước, mất cân bằng trong xã
hội, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, không những thế nó còn tiềm ẩn nhiều xung đột lợi ích trong bộ máy
chính trị và làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh công tác phòng chống nạn tham nhũng, xác
định đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, khó khăn, lâu dài vì nó đe dọa đến
sự tồn vong của chính quyền. II, NỘI DUNG
1. Khái niệm tham nhũng và tội phạm tham nhũng.
a, Khái niệm tham nhũng
Theo tìm hiểu, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về tham nhũng được áp
dụng trên phạm vi toàn cầu. Tham nhũng là một khái niệm rộng và được đề
cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:
chính trị- pháp lý- kinh tế - xã hội,... Nhưng theo ý nghĩa thông dụng nhất,
tham nhũng được hiểu là việc lợi dụng quyền hành để vụ lợi, ăn hối lộ tiền
của và tài sản của Nhà nước.
Có một số quan điểm như sau:
- Theo tác phẩm Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc
gia, trang 355-356 (2011), Bác từng giải thích: “Tham ô là gì?
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công làm của tư
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội.
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng
cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.
- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi.
b, Khái niệm các tội phạm tham nhũng
Qua khái niệm về tội phạm ở Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự và các phần
tội phạm về tham nhũng có thể hiểu khái niệm về tội phạm tham nhũng như sau:
“Các tội tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định trong Bộ luật hình sự (gọi tắt là BLHS), xâm phạm hoạt động đúng đắn,
bình thường của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức và của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi
hành công vụ, nhiệm vụ nhằm mục đích trục lợi”.
2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng.
2.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng
Khách thể của tội phạm tham nhũng là quan hệ xã hội đảm bảo hoạt động
đúng đắn và uy tín của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng
Hành vi khách quan có nhiều dạng khác nhau nhưng có chung một đặc
điểm đó là nó được gắn với công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ quyền
hạn và chỉ do người có chức vụ quyền hạn thực hiện.
Hậu quả mà các tội phạm tham nhũng gây ra làm thiệt hại nghiệm trọng cả
về vật chất lẫn lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Có thể nói, giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ và hậu quả do tội phạm đó gây ra có mối quan hệ nhân
quả với nhau. Hành vi phạm tội chính là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh
hậu quả, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác
định rõ hậu quả xảy ra là hậu quả phát sinh từ hành vi đó.
2.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng
Chủ thể của tội phạm tham nhũng ngoài những dấu hiệu về độ tuổi và năng
lực trách nhiệm hình sự phải là những người có chức vụ và quyền hạn. Điều
277 - BLHS 1999 quy định: " Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ".
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng
Nội dung của mặt chủ quan gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Trong tội phạm tham nhũng, người có chức có quyền nhận thức được hành vi
của mình gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân, thấy trước
được hậu quả xảy ra nhưng vẫn làm trái với công vụ được giao, điều đó thể
hiện người đó đặt lợi ích của riêng mình lên trên lợi ích chung, có thể làm mọi
thứ miễn sao đạt được lợi ích họ mong muốn. Từ đó suy ra, tội phạm tham
nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ lợi cá nhân.
3. Phân loại tội phạm tham nhũng
a, Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS-2015)
Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản của cơ quan, tổ
chức được giao chiếm đoạt tài sản mình đang quản lí. Có thể dùng thủ đoạn
gian dối như lập chứng từ giả, tẩy xóa, sữa chữa sổ sách,...
b, Tội nhận hối lộ
Theo khoản 1 Điều 354 BLHS(2015), là người lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây
cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
c, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS- 2015)
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, tiền dùng vào
mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có
công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc cái loại tiền, tài sản trợ cấp,
quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc những vùng kinh tế
dặc biệt khó khăn. d, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi thành công vụ (Điều 356 BLHS-2015)
Hành vi lợi dụng chức quyền làm trái công vụ, hậu quả của tội phạm được
quy định là thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng trở lên đến dưới 200 triệu đồng
hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
e, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Theo khoản 1 điều 357 BLHS-2015 có ghi người nào vì vụ lợi hoặc động
cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt
hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác
đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị
phạt tù từ 01 đến 07 năm. f, Tội lợi đụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để

trục lợi (Điều 358 BLHS-2015)
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung
gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, lợi ích khác để dùng ảnh hưởng của
mình thúc đẩy người khác làm việc không được phép làm. h, Tội giả mạo
trong công tác (Điều 359 BLHS-2015)

Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vì lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi: sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ,
tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
4. Liên hệ thực tiễn.
Trên thực tế những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế trên toàn
thế giới cho thấy sự chệch hướng của con đường phát triển kinh tế, thậm chí
những quốc gia hùng mạnh nhất, vững chãi nhất cũng không tránh khỏi những
ảnh hưởng tiêu cực của nạn tham nhũng. Một vài ví dụ cụ thể như sau: Theo
báo cáo dựa trên số liệu phân tích thống kế tham nhũng khu vực công do Bộ
Tư pháp Mỹ công bố. “Báo cáo kết hợp dữ liệu từ năm 1976 đến năm
2020 cho thấy Chicago tiếp tục là thành phố có tỉ lệ tham nhũng nhất nước
Mỹ và Illinois (tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ, tiểu bang đông dân nhất vùng
Trung Tây nước Mỹ) xếp thứ 3 về tham nhũng”. Một vài vụ án từng gây chấn
động Illinois nói riêng và cả nước Mỹ nói chung, George Ryan (Thống đốc
Illinois từ 1999 đến 2003, từng được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2005), bị
cáo buộc tham nhũng, hối lộ và gian lận khi chuyển những hợp đồng béo bở
của tiểu bang cho Warner (nhà vận động hành lang) và bạn bè, người thân khác,
vào tháng 4/2006 ông bị phán quyết 6 năm rưỡi tù giam. Còn có ông Rod
Blagojevich, cựu Thống đốc bang Illinois, bị tuyên 14 năm tù giam vì tội tham
nhũng, trong đó có tội định bán chiếc ghế Thượng Nghị sỹ Illinois bỏ trống sau
khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống tháng 11/2008.
Một ví dụ nổi bật khác về tham nhũng của chính phủ làm xói mòn nền
kinh tế quốc gia là ở Inđônêxia. Tại đây các ngân hàng Nhà nước cung cấp
tiền cho những dự án có dính líu đến gia đình và bạn bè của cựu Tổng thống
Suharto. Vào những năm 1990, ngân hàng đã cho phép các khoản nợ tồn đọng
tới mức không kiểm soát được và phá vỡ nguyên tắc ngăn ngừa vay ngoại tệ
tràn la. Hậu quả là khi giá trị của đồng Rupiah tụt xuống vào năm 1997, toàn
bộ hệ thống tài chính bắt đầu sụp đổ. Phá sản và sa thải hàng loạt đã làm cho
một nửa số dân trong 200 triệu người của Inđônêxia rơi vào nghèo đói.
Ở Việt Nam, tham nhũng cũng đang là một vấn đề đáng báo động, những
năm vừa qua chính phủ ta đã bắt tay đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết
vấn đề này nhưng nạn tham ô như “con sâu mọt” đã len lỏi sâu vào bộ máy
Nhà nước, không dễ dàng gì để loại bỏ được vấn nạn này, thứ mà đã phát triển
song song với sự tồn tại của xã hội. Chính phủ cũng phải thừa nhận rằng “Khi
xã hội nói đến “chạy chọt” là nói đến đi cửa sau, việc không dàng hoàng.
Nhưng càng nhức nhối hơn khi người ta thấy chạy chọt được việc hơn là
không chạy. Ai không chạy bị xem như kẻ hâm, kẻ không thức thời, bị thiệt
thòi nên đua nhau “chạy””.
Trên tình hình thực tế, theo báo cáo của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180
quốc gia và nằm trong 2/3 quốc gia trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng.
Từ năm 1993 đến 2004 lực lượng công an đã phát hiện 9960 vụ việc có dấu
hiệu tham nhũng, gây thiệt hại đến 7558 tỷ đồng. Có liên quan đến các vụ án
tham nhũng có một Bộ trưởng, 5 thứ trưởng, 14 chủ tịch và phó chủ tịch
UBND Tỉnh, hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đốc đã bị xử lý hình sự. Và
riêng năm 2004 Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra nhiều vụ án trọng điểm, phát
hiện và xử lý nhiều sai phạm, thu về cho ngân sách nhà nước trên 1 nghìn tỷ
đồng. Theo báo cáo của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao năm 2004 đã phát
hiện và khởi tố 200 vụ án tham nhũng,...
*Một số vụ án ở Việt Nam:
- Vụ án tại chi nhánh gạo Sơn La ( Công ty cổ phần tập đoàn Tân Long): bà
Trần Thị Khánh (1998, trú tại Tổ 1 phường Quyết Tâm, Sơn La) trong quá
trình giữ chức vụ kế toán chi nhánh gạo Sơn La thuộc Công ty Cổ phần tập
đoàn Tân Long đã thu các khoản tiền hàng do nhân viên và khách hàng nộp
với tổng số tiền hơn 651 triệu đồng. Sau đó, Khánh chỉ nộp về công ty số tiền
489,4 triệu đồng, còn lại số tiền 161,6 triệu đồng tiêu xài cá nhân hết và
không có khả năng chi trả. Ngày 20/2/2022, cơ quan cảnh sát điều tra (gọi tắt
là CSĐT) Công an thành phố Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án, bị can
Trần Thị Khánh về tội “Tham ô tài sản”.
- Tại Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn (gọi tắt là TNHH) MTV Ngân
hàng Việt Nam thịnh vượng: vào 28/2/2022 Cơ quan CSĐT Công an Sơn La
đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Đức Thành (1984, trú
tại Sơn La) về tội 'Tham ô tài sản'. Thành là nhân viên thu hồi nợ tại nhà của
Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng VN thịnh vượng. Trong khoảng
thời gian từ tháng 5/2020 đến tháng 11/2020, Thành đã thu tiền thanh toán
khoản vay của một số khách hàng nhưng không nộp về cho công ty theo quy
định. Qua đó, đã chiếm đoạt số tiền gần 22 triệu đồng.
- Vụ tham nhũng ở Bộ Thương mại: một số đối tượng có chức quyền đã móc
ngoặc trong đường dây chạy quota xuất nhập khẩu hàng dệt may. Trong số đó
nổi lên một số cán bộ như Mai Thanh Hải (con trai ông Mai Văn Dân –
nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại). Trần Văn Sửu – Nguyên trưởng phòng
quản lý xuất nhập khẩu Bộ Thương mại… Hiện nay, các đối tượng trên đã bị
khởi tố, bắt tạm giam và đang chờ ngày ra trước vành móng ngựa. - Vụ tham
ô ở Công ty tiếp thị đầu tư Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: vụ án này đã
được xét xử vào năm 2003. Cùng với Lã Thị Kim Oanh - kẻ cầm đầu, còn có
hai vị nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên đới
chịu trách nhiệm. Với sự giúp của một số quan chức, Lã Thị Kim Oanh đã chỉ
đạo cấp dưới cố ý làm trái, tham ô gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 100 tỷ
đồng. Lã Thị Kim Oanh nhận án tử hình, còn hai vị nguyên Thứ trưởng nhận án tù treo.
- Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 9.911 tỷ VN đồng xảy ra tại
Viettinbank, đây là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Vụ án có 23 bị cáo, và 47 luật sư bảo vệ cho bị cáo cũng như nguyên cáo.
Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2007 đến thời điểm khởi tố tháng 9/2011.
Huỳnh Thị Huyền Như nhận mức án tù chung thân còn các đồng phạm khác
nhận mức án tù từ 1 – 20 năm tù giam.
Trên đây là một số ví dụ thực tế về tình trạng tham nhũng ở nước ta
nhưng ngoài những trường hợp lớn đã bị phát hiện và phanh phui, hẳn là còn
rất nhiều những vụ tham ô, hối lộ khác chưa bị phát hiện. III, Kết Luận
Bước vào thế ký 21, Việt Nam đang chào đón những cơ hội và con đường
rộng mở mới, nhưng tham nhũng vẫn là một thách thức lớn đối với tình hình
kinh tế Nước nhà cũng như các mối quan hệ xã hội. Để bước tiếp trên con
đường xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình và giàu mạnh, Đảng và Nhà
nước ta phải đối mặt với không ít cản trở và một trong những nguy cơ to lớn
nhất đang tồn tại mà buộc ta phải xử lý triệt để đó là vấn đề về tội phạm tham
nhũng. Hành vi tội phạm tham nhũng không chỉ gây thiệt hại đến tài sản của
Nhà nước mà còn làm chệch đi quỹ đạo phát triển đất nước, chức năng phát
triển đất nước bị suy giảm, gây hậu quả to lớn về kinh tế, mà kinh tế chính là
trụ cột của mỗi quốc gia bởi nó chi phối đến tất cả lĩnh vực khác. Khi kinh tế
bị ảnh hưởng nặng nề, các vấn đề xã hội khác cũng không thể phát triển. Tóm
gọn lại, tham nhũng là hành vi tội phạm nguy hiểm có khả năng kìm hãm,
ngăn cản sự phát triển kinh tế - chính trị của cả một quốc gia, đe dọa đến sự
ổn định của chính quyền cũng như sự tồn vong của đất nước.
Qua những hậu quả đã nếu ra, chúng ta nhận thức được rõ ràng ảnh hưởng
tiêu cực của tội phạm tham nhũng lên bộ máy Nhà nước, cần phải có những
biện pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng chống vấn nạn gây nhức nhối này,
lấy lại sự trong sạch và công bằng cho xã hội, để sống và hòa nhập trong một
tập thể nhân văn, môi trường phát triển lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, “Hồ Chí Minh Toàn Tập”, NXB. Chính trị Quốc gia, năm 2011, tập 7, tr. 355-356. 2.
Hân Nguyễn. (2022, 9 28). Pháp Luật: Bản tin 113. Được truy lục từ Tiên
Phong: https://tienphong.vn/son-la-khoi-to-13-vu-an-tham-nhung-trong-
nam2022-post1473346.tpo [Truy cập 14/12/2022]. 3.
Hoài Phương. (2022, 5 13). Quốc tế. Được truy lục từ Thanh tra:
https://thanhtra.com.vn/quoc-te/chicago-tiep-tuc-la-thanh-pho-tham-
nhungnhat-nuoc-my-197159.html [Truy cập 14/12/2022]. 4.
Lê Xuân Lịch. (2022, 8 11). Tin tức: Tin tổng hợp. Được truy lục từ Trang tin
điện tủ BAN QUẢN LÝ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH:
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/12523-bai-2-tinh-hinh-
thamnhung-o-viet-nam.html# [Truy cập 14/12/2022] 5. Quốc hội (2015), Bộ
luật Hình sự
, Hà Nội.
6. Quốc hội (2018), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
7. Quốc hội (1999), Bộ Luật Hình sự, Hà Nội. 8.
Trần Thị Mai. (2010, 5 8). Luận Văn - Báo Cáo: Kinh tế - Thương mại. Được
truy lục từ TaiLieu.vn: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-toi-pham-tham-
nhungmot-so-van-de-ly-luan-thuc-te-va-nhung-anh-huong-toi-nen-kinh-te-
199530.html [Truy cập 14/12/2022]. 9.
Trần Thị Cúc. (2022, 5 22). Kiến thức pháp luật: Pháp luật hình sự. Được
truy lục từ Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/tac-hai-cua-tham-
nhungdoi-voi-nen-kinh-te-hien-nay.aspx [Truy cập 14/12/2022].