Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương

Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng theo quy định pháp luật Việt Nam. Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công. Dấu hiệu pháp lý về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “ Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng? Liên hệ thực tiễn.”
Đề số: 76
Sinh viên : Nguyễn Trà My
Lớp : Pháp luật đại cương-2-1-22.(N24)
Mã SV : 22012999
lOMoARcPSD|47231818
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
1. Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng theo quy định pháp luật Việt Nam………………………………………….1
1.1. Khái niệm về an toàn công cộng, trật tự công
cộng……….………….1
1.2. Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng………………………………………………………………………………1
2. Dấu hiệu pháp lý về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng………………………………………………………………………………1
2.1. Các tội xâm phạm an toàn giao thông………………………………...2
2.2. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông….….5
2.3. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng…………………….6
2.4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng……………………...8
3. Liên hệ thực tiễn……………………………………………………………….9
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………11
lOMoARcPSD|47231818
1
1. Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng theo quy định pháp luật Việt Nam
1.1. Khái niệm về an toàn công cộng, trật tự công cộng
An toàn công cộng là sự an toàn trong lĩnh vực giao thông vận tải, lao
động, an toàn ở những nơi đông người, trong xây dựng, quản lý vũ khí, phương
tiện kĩ thuật, chất nổ, chất cháy, bảo vệ môi trường và trong các hoạt động y tế,
vệ sinh thực phẩm.
Trật tự công cộng trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì trật tự
công cộng được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hệ thống các quan hệ xã hội
được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy,
quy tắc về trật tự chung, an toàn chung và đòi hỏi mọi người trong xã hội phải
tuân theo để đảm bảo về cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường.
1.2. Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Các tội xâm phạm an toàn công cộng là các tội quy định đối với người (có
năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về an toàn nơi
công cộng.
Các tội xâm phạm trật tự công cộng là các tội quy định đối với người (có
năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây
nguy hiểm, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng đồng thời còn xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
2. Dấu hiệu pháp lý về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng
lOMoARcPSD|47231818
2
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy định tại
Chương XXI Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm: 4
mục với 69 tội danh (từ Điều 260 đến Điều 329).
2.1. Các tội xâm phạm an toàn giao thông
Là các tội quy định đối với người (có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16
tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 265 và khoản 4 Điều
266, người phạm tội có thể từ đủ 14 tuổi trở lên) có những hành vi vô ý gây nguy
hiểm cho xã hội xâm phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ hoặc đường hàng không.
Nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ (có 7 tội
thuộc nhóm này) bao gồm từ Điều 260 đến Điều 266. Các tội phạm xâm phạm
an toàn giao thông là các tội phạm quy định đối với người (có năng lực trách
nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 265 và khoản 4 Điều 266, người phạm tội có thể từ đủ 14 tuổi trở lên) có
những hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định
của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Hành vi của người phạm tội thuộc
nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ Điều 265)
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
toàn giao thông dường bộ thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
lOMoARcPSD|47231818
3
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ
tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt (có 5 tội thuộc
nhóm tội này): bao gồm từ Điều 267 đến Điều 271. Nhóm các tội phạm xâm
phạm an toàn giao thông đường sắt là các tội quy định đối với người (có năng
lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi vô ý gây nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao
thông đường sắt. Hành vi của người phạm tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt
hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm
hình sự: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy (có 6 tội thuộc
nhóm này): bao gồm từ Điều 272 đến Điều 276 và Điều 284. Nhóm các tội phạm
xâm phạm an toàn giao thông đường thuỷ, đường hàng hải là các tội quy định
lOMoARcPSD|47231818
4
đối với người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những
hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp
luật về an toàn giao thông đường thuỷ, đường hàng hải. Hành vi của người phạm
tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều
luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ Điều 284): Làm chết người; Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường không (có 4 tội thuộc
nhóm này): bao gồm từ Điều 277 đến Điều 280. Nhóm các tội xâm phạm an toàn
giao thông đường không là các tội quy định đối với người (có năng lực trách
nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã
hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường
không.
Nhóm các tội xâm phạm các công trình giao thông, chiếm đoạn tàu bay,
tàu biển, vi phạm các quy định về hàng không, hàng hải của Việt Nam (có 4 tội
thuộc nhóm này): bao gồm từ Điều 281, 282, 283 và 284. Nhóm các tội phạm
này là các tội quy định đối với người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ
16 tuổi trở lên, đối với các tội quy định tại Điều 282 và 283 người phạm tội có
thể là người nước ngoài) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm, xâm phạm
những quy định pháp luật về hàng hải, hàng không, quản lý các công trình giao
thông, quyền sở hữu tàu bay, tàu biển.
lOMoARcPSD|47231818
5
2.2. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông diễn biến
ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có
tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại lớn. Hậu quả
của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông là thiệt hại
gây ra cho quan hệ xã hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.
Thiệt hại được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động của tội phạm. Trong khi đó, đối tượng tác động của tội phạm là
bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động qua đó gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo
vệ. Tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là tội
phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ở Việt Nam, một hành vi chỉ được coi
là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Điều 268. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện
diện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử
dụng;
lOMoARcPSD|47231818
6
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.3. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng
Nhóm các tội phạm xâm phạm quy định về lao động, xây dựng, phòng
cháy chữa cháy, y tế và quản lý công trình điện (có 9 tội thuộc nhóm này) gồm
các Điều 296, 297, 298, 313, 314, 315, 316, 317. Nhóm các tội phạm này là các
tội quy định đối với người (có đủ năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi
trở lên) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự
quản lý Nhà nước về lao động, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, y tế và quản lý
công trình điện. Hành vi của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
trong trường hợp đã gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người
khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án tù chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy
định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
lOMoARcPSD|47231818
7
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
Nhóm các tội về khủng bố (có 5 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 299,
300, 301, 302, 303. Nhóm các tội phạm này quy định đối với những người (có
năng lực trách nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 2 của các Điều 299 và 303 người phạm tội có thể là người
từ đủ 14 tuổi trở lên, Điều 300 người phạm tội có thể là pháp nhân thương mại)
có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự, an toàn công
cộng, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác.
Điều 299. Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm
phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nhóm các tội xâm phạm chế độ quản lý Nhà về vũ khí, vật liệu nổ, chất
phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất độc, chất cháy (có 9 tội thuộc nhóm này): gồm
các Điều 304 đến Điều 312. Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với
người (có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 304 người phạm tội có thể là người từ đủ 14
tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế
độ quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất
độc, chất cháy.
Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự:
lOMoARcPSD|47231818
8
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 07 năm.
2.4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng
Nhóm các tội phạm xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng (có 6 tội
thuộc nhóm này) bao gồm các Điều 318, 321, 323, 324, 325. Nhóm các tội phạm
này là các tội quy định đối với người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ
16 tuổi trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 325 người phạm tội phải là
người từ đủ 18 tuổi trở lên, Điều 324 người phạm tội có thể là pháp nhân thương
mại) có những hành vi cố ý nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy
định của pháp luật về trật tự, an toàn công cộng, xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, tài sản của người khác.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nhóm các tội xâm phạm đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của
dân tộc (có 6 tội thuộc nhóm này) bao gồm các Điều 319, 320, 327, 328, 329.
Nhóm các tội phạm này là các tội quy định đối với người (có năng lực trách
nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 329
người phạm tội phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây
lOMoARcPSD|47231818
9
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về văn hoá, xâm
phạm đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói roán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan
khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm.
3. Liên hệ thực tiễn
Ngày 14/12/2021, Công an thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang triển khai
quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 đối tượng về hành vi gây mất trật tự
công cộng và sử dụng trái phép chất ma tuý với tổng số tiền hơn 125 triệu đồng.
Trước đó do người quen nhờ đi giải quyết mâu thuẫn trong việc kinh doanh nên
Võ Hoàng Sơn sinh năm 1982 ngụ phường 4 thành phố Mỹ Tho rủ 15 đối tượng
khác đi trên 8 xe mô tô chạy thành đoàn nẹt bô trên đường Ngô Gia Tự thuộc xã
Trung An thành phố Mỹ Tho, các đối tượng đến điểm bán hải sản của chị
Nguyễn Thị Kiều số 8 đường Ngô Gia Tự ấp Bình Tạo xã Trung An thành phố
Mỹ Tho trong lúc Sơn cùng hai đối tượng khác vào nói chuyện với chị Kiều thì
số còn lại đứng bên ngoài la hét một đối tượng trong nhóm dùng dao tự chế uy
hiếp nhóm của chị Kiều gây mất trật tự công cộng nhận được tin báo của người
dân đội Cảnh sát hình sự công an thành phố Mỹ Tho phối hợp công an xã Trung
An đến hiện trường giải quyết tình hình thu giữ một dao tự chế và đưa các đối
tượng về công an thành phố Mỹ Tho làm việc qua đó các đối tượng thừa nhận
hành vi vi phạm công an thành phố Mỹ Tho ra quyết định xử phạt vi phạm hành
lOMoARcPSD|47231818
10
chính mỗi đối tượng từ 750 nghìn đồng đến 9 triệu đồng và buộc cam kết không
tái phạm.
Trích ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân [ https://youtu.be/s-I9JJjXurA ].
lOMoARcPSD|47231818
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Địa chỉ:
https://canvas.phenikaa-uni.edu.vn/courses/3683/files/456092?
module_item_id=51239 [truy cập: 22/12/2022].
2. An toàn công cộng? [trực tuyến]. Địa chỉ:
http://lienket9tphcm.blogspot.com/2012/08/bai-12-cac-toi-xam-pham-toan-
congcong.html?m=1 [truy cập: 18/12/2022].
3. Th. S Đinh Thùy Dung (2022), từ điển pháp luật. [trực tuyến]. Địa chỉ:
https://luatduonggia.vn/trat-tu-cong-cong-la-gi-xu-phat-voi-hanh-vi-xam-
phamtrat-tu-cong-cong/ [truy cập: 18/12/2022].
4. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý các tội? [trực tuyến]. Địa chỉ:
https://luatdaitam.vn/ [truy cập: 22/12/2022].
5. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông? [trực tuyến].
Địa chỉ: https://sachphapluat.net/toi-pham-trong-linh-vuc-cong-nghe-thong-
tinmang-vien-thong-va-muc-xu-phat [truy cập: 22/12/2022].
| 1/13

Preview text:

lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “ Tìm hiểu quy định pháp luật Việt Nam về các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng? Liên hệ thực tiễn.” Đề số: 76 Sinh viên : Nguyễn Trà My Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1-22.(N24) Mã SV : 22012999 lOMoARcPSD|47231818
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
1. Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng theo quy định pháp luật Việt Nam………………………………………….1
1.1. Khái niệm về an toàn công cộng, trật tự công
cộng……….………….1
1.2. Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng………………………………………………………………………………1
2. Dấu hiệu pháp lý về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng………………………………………………………………………………1
2.1. Các tội xâm phạm an toàn giao thông………………………………...2
2.2. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông….….5
2.3. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng…………………….6
2.4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng……………………...8
3. Liên hệ thực tiễn……………………………………………………………….9
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………11 lOMoARcPSD|47231818
1. Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng theo quy định pháp luật Việt Nam
1.1. Khái niệm về an toàn công cộng, trật tự công cộng
An toàn công cộng là sự an toàn trong lĩnh vực giao thông vận tải, lao
động, an toàn ở những nơi đông người, trong xây dựng, quản lý vũ khí, phương
tiện kĩ thuật, chất nổ, chất cháy, bảo vệ môi trường và trong các hoạt động y tế, vệ sinh thực phẩm.
Trật tự công cộng trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì trật tự
công cộng được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hệ thống các quan hệ xã hội
được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy,
quy tắc về trật tự chung, an toàn chung và đòi hỏi mọi người trong xã hội phải
tuân theo để đảm bảo về cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường.
1.2. Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Các tội xâm phạm an toàn công cộng là các tội quy định đối với người (có
năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về an toàn nơi công cộng.
Các tội xâm phạm trật tự công cộng là các tội quy định đối với người (có
năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây
nguy hiểm, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng đồng thời còn xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
2. Dấu hiệu pháp lý về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 1 lOMoARcPSD|47231818
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy định tại
Chương XXI Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm: 4
mục với 69 tội danh (từ Điều 260 đến Điều 329).
2.1. Các tội xâm phạm an toàn giao thông
Là các tội quy định đối với người (có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16
tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 265 và khoản 4 Điều
266, người phạm tội có thể từ đủ 14 tuổi trở lên) có những hành vi vô ý gây nguy
hiểm cho xã hội xâm phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ hoặc đường hàng không.
Nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ (có 7 tội
thuộc nhóm này) bao gồm từ Điều 260 đến Điều 266. Các tội phạm xâm phạm
an toàn giao thông là các tội phạm quy định đối với người (có năng lực trách
nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 265 và khoản 4 Điều 266, người phạm tội có thể từ đủ 14 tuổi trở lên) có
những hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định
của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Hành vi của người phạm tội thuộc
nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ Điều 265)
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
toàn giao thông dường bộ thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 2 lOMoARcPSD|47231818
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ
tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt (có 5 tội thuộc
nhóm tội này): bao gồm từ Điều 267 đến Điều 271. Nhóm các tội phạm xâm
phạm an toàn giao thông đường sắt là các tội quy định đối với người (có năng
lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi vô ý gây nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao
thông đường sắt. Hành vi của người phạm tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt
hại và thiệt hại được định lượng trong điều luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm
hình sự: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy (có 6 tội thuộc
nhóm này): bao gồm từ Điều 272 đến Điều 276 và Điều 284. Nhóm các tội phạm
xâm phạm an toàn giao thông đường thuỷ, đường hàng hải là các tội quy định 3 lOMoARcPSD|47231818
đối với người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) có những
hành vi vô ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy định của pháp
luật về an toàn giao thông đường thuỷ, đường hàng hải. Hành vi của người phạm
tội thuộc nhóm này phải gây ra thiệt hại và thiệt hại được định lượng trong điều
luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ Điều 284): Làm chết người; Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây
thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường không (có 4 tội thuộc
nhóm này): bao gồm từ Điều 277 đến Điều 280. Nhóm các tội xâm phạm an toàn
giao thông đường không là các tội quy định đối với người (có năng lực trách
nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã
hội, xâm phạm đến những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường không.
Nhóm các tội xâm phạm các công trình giao thông, chiếm đoạn tàu bay,
tàu biển, vi phạm các quy định về hàng không, hàng hải của Việt Nam (có 4 tội
thuộc nhóm này): bao gồm từ Điều 281, 282, 283 và 284. Nhóm các tội phạm
này là các tội quy định đối với người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ
16 tuổi trở lên, đối với các tội quy định tại Điều 282 và 283 người phạm tội có
thể là người nước ngoài) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm, xâm phạm
những quy định pháp luật về hàng hải, hàng không, quản lý các công trình giao
thông, quyền sở hữu tàu bay, tàu biển. 4 lOMoARcPSD|47231818
2.2. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông diễn biến
ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có
tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại lớn. Hậu quả
của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông là thiệt hại
gây ra cho quan hệ xã hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.
Thiệt hại được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động của tội phạm. Trong khi đó, đối tượng tác động của tội phạm là
bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động qua đó gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo
vệ. Tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là tội
phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ở Việt Nam, một hành vi chỉ được coi
là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Điều 268. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện
diện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng; 5 lOMoARcPSD|47231818
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.3. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng
Nhóm các tội phạm xâm phạm quy định về lao động, xây dựng, phòng
cháy chữa cháy, y tế và quản lý công trình điện (có 9 tội thuộc nhóm này) gồm
các Điều 296, 297, 298, 313, 314, 315, 316, 317. Nhóm các tội phạm này là các
tội quy định đối với người (có đủ năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi
trở lên) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự
quản lý Nhà nước về lao động, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, y tế và quản lý
công trình điện. Hành vi của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
trong trường hợp đã gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người
khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án tù chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy
định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 6 lOMoARcPSD|47231818
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
Nhóm các tội về khủng bố (có 5 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 299,
300, 301, 302, 303. Nhóm các tội phạm này quy định đối với những người (có
năng lực trách nhiệm dân sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 2 của các Điều 299 và 303 người phạm tội có thể là người
từ đủ 14 tuổi trở lên, Điều 300 người phạm tội có thể là pháp nhân thương mại)
có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự, an toàn công
cộng, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác.
Điều 299. Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm
phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nhóm các tội xâm phạm chế độ quản lý Nhà về vũ khí, vật liệu nổ, chất
phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất độc, chất cháy (có 9 tội thuộc nhóm này): gồm
các Điều 304 đến Điều 312. Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với
người (có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 304 người phạm tội có thể là người từ đủ 14
tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế
độ quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất độc, chất cháy.
Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự: 7 lOMoARcPSD|47231818
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2.4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng
Nhóm các tội phạm xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng (có 6 tội
thuộc nhóm này) bao gồm các Điều 318, 321, 323, 324, 325. Nhóm các tội phạm
này là các tội quy định đối với người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ
16 tuổi trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 325 người phạm tội phải là
người từ đủ 18 tuổi trở lên, Điều 324 người phạm tội có thể là pháp nhân thương
mại) có những hành vi cố ý nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quy
định của pháp luật về trật tự, an toàn công cộng, xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, tài sản của người khác.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nhóm các tội xâm phạm đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của
dân tộc (có 6 tội thuộc nhóm này) bao gồm các Điều 319, 320, 327, 328, 329.
Nhóm các tội phạm này là các tội quy định đối với người (có năng lực trách
nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 329
người phạm tội phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên) có những hành vi cố ý gây 8 lOMoARcPSD|47231818
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về văn hoá, xâm
phạm đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói roán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan
khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Liên hệ thực tiễn
Ngày 14/12/2021, Công an thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang triển khai
quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 đối tượng về hành vi gây mất trật tự
công cộng và sử dụng trái phép chất ma tuý với tổng số tiền hơn 125 triệu đồng.
Trước đó do người quen nhờ đi giải quyết mâu thuẫn trong việc kinh doanh nên
Võ Hoàng Sơn sinh năm 1982 ngụ phường 4 thành phố Mỹ Tho rủ 15 đối tượng
khác đi trên 8 xe mô tô chạy thành đoàn nẹt bô trên đường Ngô Gia Tự thuộc xã
Trung An thành phố Mỹ Tho, các đối tượng đến điểm bán hải sản của chị
Nguyễn Thị Kiều số 8 đường Ngô Gia Tự ấp Bình Tạo xã Trung An thành phố
Mỹ Tho trong lúc Sơn cùng hai đối tượng khác vào nói chuyện với chị Kiều thì
số còn lại đứng bên ngoài la hét một đối tượng trong nhóm dùng dao tự chế uy
hiếp nhóm của chị Kiều gây mất trật tự công cộng nhận được tin báo của người
dân đội Cảnh sát hình sự công an thành phố Mỹ Tho phối hợp công an xã Trung
An đến hiện trường giải quyết tình hình thu giữ một dao tự chế và đưa các đối
tượng về công an thành phố Mỹ Tho làm việc qua đó các đối tượng thừa nhận
hành vi vi phạm công an thành phố Mỹ Tho ra quyết định xử phạt vi phạm hành 9 lOMoARcPSD|47231818
chính mỗi đối tượng từ 750 nghìn đồng đến 9 triệu đồng và buộc cam kết không tái phạm.
Trích ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân [ https://youtu.be/s-I9JJjXurA ]. 10 lOMoARcPSD|47231818
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Địa chỉ:
https://canvas.phenikaa-uni.edu.vn/courses/3683/files/456092?
module_item_id=51239 [truy cập: 22/12/2022].
2. An toàn công cộng? [trực tuyến]. Địa chỉ:
http://lienket9tphcm.blogspot.com/2012/08/bai-12-cac-toi-xam-pham-toan-
congcong.html?m=1 [truy cập: 18/12/2022].
3. Th. S Đinh Thùy Dung (2022), từ điển pháp luật. [trực tuyến]. Địa chỉ:
https://luatduonggia.vn/trat-tu-cong-cong-la-gi-xu-phat-voi-hanh-vi-xam-
phamtrat-tu-cong-cong/ [truy cập: 18/12/2022].
4. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý các tội? [trực tuyến]. Địa chỉ:
https://luatdaitam.vn/ [truy cập: 22/12/2022].
5. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông? [trực tuyến].
Địa chỉ: https://sachphapluat.net/toi-pham-trong-linh-vuc-cong-nghe-thong-
tinmang-vien-thong-va-muc-xu-phat [truy cập: 22/12/2022]. 11