Tìm hiểu quy định về tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ư ́ng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định về tiền lương trong pháp luật lao động Việt
Nam? Liên hệ thực tiễn.” Đề số: 44 Sinh viên : HỒ VĂN TÙNG Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N31) Mã SV : 22014058 HÀ NỘI, THÁNG 12/2022
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
NỘI DUNG ........................................................................................................... 4
I. Tiền lương ...................................................................................................... 4
1. Khái niệm tiền lương ............................................................................... 4
2. Đặc điểm của tiền lương .......................................................................... 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ................................................. 4
4. Nguyên tắc trả lương ............................................................................... 5
5. Mức lương tối thiểu ................................................................................. 6
a. Khái niệm .................................................................................................. 6
b.Đặc điểm .................................................................................................... 6
c. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng ....................................... 6
6. Quy chế trả lương .................................................................................... 7
II. Một số quy định của pháp luật về tiền lương ........................................... 7
1. Khái niệm tiền lương ............................................................................... 7
2. Mức lương tối thiểu ................................................................................. 8
3. Trả lương ................................................................................................... 8
4. Hình thức trả lương ................................................................................. 9
5. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm .................................. 9
III. Thực trạng về tiền lương trên thị trường lao động .............................. 10
TỔNG KẾT ........................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................13 LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lao động là hoạt động vô cùng quan trọng của con người, nó không chỉ góp phần
tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại
những giá trị tinh thần làm phong phú thêm đời sống con người. Tuy nhiên, để các
sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiêu quả cao không ̣ phải là
chuyên dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó ̣ sẽ cạn
kiêt nếu không được kịp thời phục hồi. Vì thế, việ c quy định một tiềṇ lương,
thời giờ làm viêc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rấṭ quan trọng
đối với chất lượng lao động.
Trong thời đại ngày nay, với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn
đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao động. Lao
động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biển đổi các vật
tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người. Trong
doanh nghiệp, lao động là yếu tổ cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải
trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh,
Tiên lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương
ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cổng hiển. Tiền lương
là nguồn thu nhập chủ yểu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được
hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng...
Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành
sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. 3 NỘI DUNG I. Tiền lương
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo thỏa thuận để thực hiên công việ c, bao gồm: mức lương theọ công
viêc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.̣ Mức
lương theo công viêc hoặc chức danh không được thấp hơn mức ̣ lương
tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
2. Đặc điểm của tiền lương
Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn
ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.Trong
quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với
quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc
của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lương
là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên
cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thoả mãn các
nhu cầu tiêu dùng của người lao động.
Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ để
quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động,
người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát
người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo
tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử
dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng
lao động của mình để trả công xứng đáng.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
• Nhân tố thuộc về thị trường lao động: Quan hệ cung-cầu lao động
Khi cung về lao động lớn hơn nhu cầu về lao động thì tiền lương có
xu hướng giảm và ngược lại, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về
lao động thì tiền lương có xu hướng tăng và khi cung về lao động
bằng cầu về lao động thì thị trường lao động đạt được trạng thái cân 4
bằng. Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, bị phá vỡ khi các
nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động thay đổi như giá cả, năng
suất lao động, …Nếu chi phí sinh hoạt tăng lên thì tiền lương thực tế
giảm, buộc các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho
người lao động để đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ. Nhân tố liên
quan đến môi trường doanh nghiệp
Các chính sách về lương, phụ cấp, giá thành được doanh nghiệp áp
dụng một cách triệt để sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất
lượng, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân. Khả năng tài chính của
doanh nghiệp cũng tác động mạnh tới mức tiền lương, với những
doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi tiền lương cho
người lao động sẽ thuận tiện. Ngược lại, nếu khả năng tài chính hạn
hẹp thì tiền lương của người lao động sẽ bấp bênh. Ngoài ra, cơ cấu
tổ chức hợp lý hay không cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền lương.
• Nhóm nhân tố liên quan đến bản thân người lao động
Trình độ người lao động: Những người lao động có trình độ cao sẽ có
thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp. Thâm niên công
tác và kinh nghiệm làm việc thì mức thu nhập của họ cũng ngày càng
tăng lên. Ngoài ra, mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm,
đảm bảo chất lượng hay không cũng ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.
4. Nguyên tắc trả lương
(1)Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn
cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận
lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người
được người lao động ủy quyền hợp pháp.
(2)Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào
quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép
buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng 5
dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người
sử dụng lao động chỉ định."1
5. Mức lương tối thiểu a. Khái niệm
“Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho
người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện
lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của
người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội”2 b. Đặc điểm
• Được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn
nhất, chưa qua đào tạo nghề
• Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất,
không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng, thần kinh, cơ bắp.
• Tương ứng với môi trường và điều kiện lao động bìnhthường
• Bảo đảm nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết
cho bản thân người lao động
• Phù hợp với giá sinh hoạt ở vùng và điều kiện kinh tế xã hội chung của quốc gia.
c. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều
2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể:
• Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo
quy định của Bộ luật Lao động.
1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 2
Khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019 6
• Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
o Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
o Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân
có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
• Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc
thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.2
6. Quy chế trả lương
Quy chế trả lương là những quy định liên quan đến việc xếp lương, tăng
lương, trả lương… cho các đối tượng người lao động khác nhau trông doanh
nghiệp. Bao gồm hai loại quy chế cơ bản sau:
• Quy chế xếp lương, tăng lương và các quy định cụ thể về hình
thức trả lương, đồng tiền sử dụng để trả lương, cách tính lương
trong các điều kiện khác nhau của công việc và môi trường làm việc.
• Quy chế trả lương cho các cá nhân người lao động lành nghề,
thâm niên, năng suất lao động, trình độ học vấn khác nhau, cùng
làm một công việc như nhau. II.
Một số quy định của pháp luật về tiền lương
Nhằm đảm bảo cho sự công bằng trong lao động và hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp diễn ra thông suốt thì Nhà nước ta đã đề ra một
số quy định chung mang tính pháp luật về công tác trả lương cho nhười lao
động tại các doanh nghiệp.
1. Khái niệm tiền lương
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động:
2 https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/44553/luong-
toithieu-la-gi-muc-luong-toi-thieu-vung-qua-cac 7 1.
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương
theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 2.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp
hơnmức lương tối thiểu. 3.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình
đẳng,không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
2. Mức lương tối thiểu
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động: 1.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho
ngườilao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động
bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động
và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 2.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng,giờ. 3.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối
thiểucủa người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương
tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất
nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. 3. Trả lương
Theo Điều 95 Bộ luật Lao động: 1.
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ
vàotiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. 8 2.
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả
chongười lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao
động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ. 3.
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo
bảngkê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền
lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và
số tiền bị khấu trừ (nếu có).
4. Hình thức trả lương
Theo Điều 96 Bộ luật Lao động: 1.
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về
hìnhthức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. 2.
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân
củangười lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được
mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên
quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
5. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giátiền
lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng
300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng
lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 9
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít
nhấtbằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền
lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trảlương
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động
còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương
hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm
việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
III. Thực trạng về tiền lương trên thị trường lao động
Trong nhiều năm qua, nhà nước luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền
lương bằng cách xây dựng hệ thống lương nhằm đáp ứng được nhu cầu của
xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngoài
những thành công đã đạt được vẫn còn những hạn chế và bất cập.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung
cho người lao động trong khu vực hành chính – sự nghiệp đã điều chỉnh 7
lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần.
Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết định tăng lên mức
1.050.000 nghìn đồng/tháng. Việc điều chỉnh này được thực hiện trên cơ sở
các mức đã dự kiến trong Đề án tiền lương giai đoạn 2003 – 2007 và 2008
– 2012, có điều chỉnh theo mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và
khả năng của NSNN. Tuy nhiên căn cứ thực tế mức sống hiện nay, mức
lương tối thiểu này hoàn toàn là không đủ để người lao động có thể sống
được trong một tháng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.
Hồ Chí Minh. Khi lạm phát ngày càng đẩy giá cả tiêu dùng leo thang đến chóng mặt.
Vụ tiền lương của Bộ Nội Vụ cho biết sẽ cố gắng để điều chỉnh mức lương
tối thiểu của công chức lên 3 triệu đồng một tháng vào năm 2018. Quan hệ
lương tối thiểu – trung bình – tối đa chưa hợp lý, mức lương chưa trả đúng
với năng lực làm việc, chức danh. Cũng theo thông báo của Bộ Nội vụ, giai 10
đoạn 2016-2020 sẽ thực hiện mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu – trung
bình – tối đa từ mức 1 – 2,34 – 10 hiện nay lên mức 1 – 3,2 – 15.
Theo kết quả điều tra của Công đoàn Viên chức Việt Nam, tiền lương cứng
của cán bộ viên chức khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và
chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%),
còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%.Với chi
phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát, những cải cách
tăng lương của Nhà nước vẫn chỉ như muối bỏ bể, nếu chỉ căn cứ vào mức
lương hiện nay thì không đủ chi phí cho từng cá nhân chứ chưa nói đến
chuyện lo lắng cho gia đình, con cái. Thực tế cán bộ công chức nhà nước
đa phần đều có thu nhập ngoài lương, và mức thu nhập này cũng không kiểm soát được.
Những vấn đề trên cho thấy được một phần những điểm bất cập của hệ
thống tiền lương tại Việt Nam hiện nay. Những năm tới, hy vọng với mong
muốn chủ trương cải cách và đổi mới vấn đề tiền lương của Đảng và Nhà
nước, những bất cập và hạn chế trên sẽ được giảm bớt, người lao động sẽ
có được mức lương cao hơn ổn định hơn để có thể đảm bảo được cuộc sống của mình.3 TỔNG KẾT
Tiền lương có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xã hội. Tiền lương được coi là
đòn bẩy đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Do vây,
chính sách về tiền lương luôn là một chính sách quan trọng với mỗi quốc
gia. Tiền lương kích thích năng suất lao động, tác động mạnh mẽ đến ý thức,
thái độ của người lao động. Tiền lương luôn mang trong nó mục đích tự
thân, nghĩa là trước khi là một phần của chi phí sản xuất, tiền lương là
phương tiện cho việc thực hiện ý đồ kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận của các
chủ doanh nghiệp. Việc giải quyết các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ
3 http://www.sam.edu.vn/thuc-trang-ve-van-de-tien-luong-o-viet-nam 11
và sự tác động qua lại với nhiều vấn đề kinh tế khác nhau, đặc biệt với sự
phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao động. Trong doanh nghiệp,
tiền lương phải đảm bảo được sụ công bằng và khuyến khích người lao động
tăng khả năng làm việc.
Đối với doanh nghiệp, đề tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường
thì mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng, một cách thức
trả lương thích hợp. Trả lương theo sản phẩm đang là một phương pháp
được sử dụng rộng rãi tại. các doanh nghiệp bởi các ưu điểm của nó và việc
hoàn thiện công tác trả lương này đang thực sự tở nên cần thiết, giúp cho
doanh nghiệp có thẻ đứng vừng trong cạnh tranh và phát triển một cách bên vừng. 12 lOMoARcPSD|47206417 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, từ https://thuvienphapluat.vn/p hapluat/viec-tra-luong-cho- nguoi-lao-dong-can-dam- bao-nguyen-tac-gi-congty- cham-tra-luong-cho-nguoi- lao-do-741906-22786.html
Khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 20192. từ
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-
phapluat/chinh-sach-moi/44553/luong-toi-thieu-la-gi-muc-luong-toi- thieuvung-qua-cac 3.
Đối tượng áp dụng mức
lương tối thiểu vùng quy
định tại Điều 2 Nghị định 38/2022, NĐ-CP từ https://thuvienphapluat.vn/c hinh-sach-phap- luatmoi/vn/thoi-su-phap- luat/chinh-sach- moi/44553/luong-toi-thieu- la-gimuc-luong-toi-thieu- vung-qua-cac 4.
Thực trạng về vấn đề tiền lương ở Việt Nam từ http://www.sam.edu.vn/thu c-trang-ve-van-de-tien- luong-o-viet-nam