Tìm hiểu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương
Cơ sở lý luận về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam. Thực tiễn tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá tình hình áp dụng hình phạt với tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA DƯỢC BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI SỐ 103:
“Tìm hiểu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong pháp luật
hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam?
Liên hệ thực tiễn.”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG
Sinh viên thực hiện: Trần Khánh Vượng Mã sinh viên: 21011981 Lớp: Dược 2 Khóa: K15
HÀ NỘI,THÁNG 10/2021 1 A.MỞ ĐẦU
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, đề cập đến nhiều hành vi xâm
phạm hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình, là một tội đã được chính thức
thừa nhận trong thời hiện đại. Cùng với ngoại tình, bạo dâm, loạn luân, tấn công
tình dục bởi một nhân vật có thẩm quyền (bao gồm cả hiếp dâm), lạm dụng trẻ em
(bao gồm cả loạn luân), và hiếp dâm trong hôn nhân (hoặc hiếp dâm vợ chồng),
đây là một trong những tội ác nghiêm trọng nhất chống lại định chế hôn nhân và gia đình.
Chế độ hôn nhân và gia đình giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nên
được bảo vệ bằng nhiều loại phương tiện trong đó có phương tiện pháp luật thuộc
pháp luật hình sự.Thông qua việc quy định những hành vi cụ thể nào là tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình cùng các biện pháp xử lý hình sự đối với người
thực hiện hành vi nguy hiểm đó.Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy
định những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình bị xem là tội phạm và
quy định các hình phạt đối với các hành vi đó từ Điều 181 đến Điều 187 thuộc
chương XVII Phần các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Các hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình đôi khi xảy đến rất đơn
giản,nhưng có lúc phát sinh rất nghiêm trọng,phức tạp,thậm chí rất khó để phân
cách giữa đạo đức và tội phạm hình sự.Trong cuộc sống công nghệ hóa hiện đại
hóa ngày nay,đất nước ngày một hội nhập phát triển bên cạnh đó thực tế vẫn còn
nhiều hành vi xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình,gây ảnh hưởng đến trật
tự an toàn,sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Các vấn đề áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc xác định tội
danh,quy định hình phạt cùng nhiều vấn đề khác vẫn còn hạn chế dẫn đến việc
định tội chưa đúng,mức hình phạt chưa chính xác,…khiến bản án bị hủy,làm oan.
Với những ý nghĩa đó việc lựa chọn đề tài tiểu luận:”Tìm hiểu tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình” là cần thiết nhằm nâng cao hiểu biết công tác ngăn
chặn tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình của Đảng và Nhà nước và đề xuất
giải pháp để hạn chế tội phạm này.
Trong quá trình tìm hiểu,không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế về sự
hiểu biết trong lần đầu làm tiểu luận,mong được cô đóng góp ý kiến và nhận xét về
bài tiểu luận để những bài lần sau được hoàn thiện hơn ạ.
Em xin trân thành cảm ơn ạ. Vượng
Trần Khánh Vượng 2 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU MỤC LỤC B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành
của nước CHXHCN Việt Nam
1.1. Khái niệm chế độ hôn nhân và gia đình
1.2. Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 1.2.1: Khái niệm
1.2.2: Cấu thành tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Chương 2: Thực tiễn tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
2.1. Tổng quan tình hình tội phạm
2.2. Đánh giá tình hình áp dụng hình phạt với tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam 2.2.1. Ưu điểm 2.2.2. Hạn chế
2.3. Nguyên nhân và giải pháp 2.3.1. Nguyên nhân 2.3.2. Giải pháp C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Bộ luật hình sự 2015 (và sửa đổi,bổ sung 2017)
3. Luận án Tiến sĩ: CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM của tác giả Nguyễn Thị Lan
4. Bình luận khoa học các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (HocLuat.vn)
5. Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
theo pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả Lê Hoàng Tấn (VIỆN HÀN
LÂM KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM) 3
B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam
1.1. Khái niệm chế độ hôn nhân và gia đình
Theo khoản 3 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết
hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa
các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên
quan đến hôn nhân và gia đình.
1.2. Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 1.2.1. Khái niệm
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội,do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho chế độ hôn nhân và gia đình.
1.2.2. Cấu thành tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định những hành vi vi
phạm chế độ hôn nhân và gia đình bị xem là tội phạm và quy định các hình
phạt đối với các hành vi đó từ Điều 181 đến Điều 187 thuộc chương XVII
Phần các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:
Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản
trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược
đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử 4
phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi,bổ sung 2017)
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng,
có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt
việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi,bổ sung 2017)
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết
hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm.
Điều 184. Tội loạn luân (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017)
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực
hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ
khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Bộ luật hình sự 2015 sửa
đổi,bổ sung 2017)
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc
một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; 5
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo
Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Bộ luật hình sự
2015 sửa đổi,bổ sung 2017)
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc
cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người
được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại
Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Bộ luật hình
sự 2015 sửa đổi,bổ sung 2017)
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chương 2: Thực tiễn tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
2.1. Tổng quan tình hình tội phạm
Tình trạng xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam dần trở nên nổi
cộm trong những năm gần đây. Các mối quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội
Việt Nam phần lớn mang tính gia trưởng, trong đó nam giới kiểm soát hầu hết các
khía cạnh của cuộc sống. Phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, một tình
trạng phổ biến ở Việt Nam do họ còn thiếu nhận thức về pháp luật.Các chuẩn mực
xã hội vẫn còn ăn sâu trong quan niệm truyền thống rằng phụ nữ thua kém nam
giới. Điều này thể hiện rõ qua số trường hợp phụ nữ đã kết hôn là nạn nhân của
bạo lực cả về thể xác và tâm lý do chồng của họ ngày càng gia tăng. Thực tiễn tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia trong xã hội hiện đại đang dần có những hình 6
thức mới. Bên cạnh việc xâm hại đến quyền của cá nhân, tội này còn xâm phạm
đến trật tự, đạo đức công cộng, làm xói mòn tình đoàn kết xã hội, gây nguy hại đến
an ninh quốc gia, làm suy yếu thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam. Ngoài
việc trừng trị những kẻ phạm tội này thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật hình
sự, cần huy động mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần trong xã hội để hiểu rõ
hơn về truyền thống hôn nhân và gia đình.Luật pháp ở Việt Nam rất khoan dung
đối với các vấn đề như ly hôn và tái hôn. Chính phủ Việt Nam nên làm việc theo
hướng làm cho luật pháp chặt chẽ và có những chế tài nghiêm khắc hơn để bảo vệ
các gia đình Việt Nam khỏi những hành vi như vậy. Tình hình tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam diễn biến vô cùng phức tạp với tính chất nguy
hiểm cũng như tỉ lệ tăng cao.Tình trạng sử dụng bạo lực trong hôn nhân và gia
đình đã và đang là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Một kết quả nghiên cứu
khảo sát thì thấy số phụ nữ đã lập gia đình có gần 50% đã từng bị bạo hành, nhưng
có rất ít vụ bạo lực gia đình được trình báo với cơ quan điều tra để xử lý hình sự và
chỉ khoảng 1% số vụ bạo lực gia đình bị xử lý hình sự với các tội danh như giết
người, vô ý làm chết người, cố ý gây thương tích, có 61% vụ việc được giải quyết
bằng hòa giải hoặc tranh chấp dân sự .Thực tế này cho thấy chính sách hình sự
trong việc bảo vệ phụ nữ trước tình trạng bạo lực gia đình đã chưa đạt được hiệu
quả. Hành hung và ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng mình là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng
không chỉ với chuẩn mực đạo đức xã hội mà ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng,
sức khỏe của người bị hại. Tất cả những hành vi xâm hại đến nhân quyền trong
chính gia đình cần được xử lí nghiêm minh để không gây ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội.
Ví dụ: Anh A có hành vi chửi mắng,đánh đập mẹ ruột của mình là bà B,thường
nhốt bà trong nhà kho và dùng những lời nói của mình trong bữa cơm rằng bà chỉ
ăn cơm thừa.Hành vi trên được anh A thực hiện liên tục trong suốt một khoảng thời
gian dài,khiến bà B tinh thần hoảng loạn;đến bữa ăn bà không dám ăn dẫn đến sức
khỏe giảm sút trầm trọng,bị bệnh và qua đời. Hành vi của anh A đã vi phạm Điều
185 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) và phải chịu trách nhiệm hình sự án 3 năm tù.
2.2. Đánh giá tình hình áp dụng hình phạt với tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam 2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm gần đây,nhờ những chế tài xử lý nghiêm minh của pháp luật
trong việc xử lý tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nên tỉ lệ phạm tội đã có
xu hướng giảm.Trong đó không thể không kể đến Luật Hình sự cung cấp một bộ 7
luật và hình phạt quan trọng để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Một trong
những đặc điểm chính của luật hình sự là hình phạt - các hình phạt có thể từ phạt
tiền hoặc ngồi tù cho đến những hậu quả ít nghiêm trọng hơn như phục vụ cộng
đồng. Nhưng có một điều chắc chắn: tội phạm cần bị trừng phạt để không phạm tội
nữa. Nó cũng giúp mọi người yên tâm khi biết rằng tội phạm đã bị trừng phạt và sẽ
không tái phạm hành động nữa. Và sự yên tâm này là một trong những ưu điểm
chính của luật hình sự về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình vì nó ngăn
ngừa sự vi phạm và lạm dụng trong hôn nhân, mang lại cảm giác công bằng cho
nạn nhân và duy trì trật tự xã hội.
i. Các hình phạt do Bộ luật Hình sự áp dụng nghiêm khắc hơn các hình
phạt của các ngành luật khác. ii.
Nó bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình một cách hiệu quả hơn, vì khi
có hành vi phạm tội chống lại chế độ này thì mọi thành viên trong xã hội
đều cảm nhận được hậu quả của nó như nhau.
iii. Tăng cường bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, giảm mất trật tự xã
hội, ổn định xã hội. 2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm về công tác ngăn chặn tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình, Luật Hình sự Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập. Nó còn
những hạn chế do không có khả năng bồi thường cho những thiệt hại mà nạn nhân
phải gánh chịu, các mức án không cân xứng dành cho những người phạm tội khác
nhau phạm tội tương tự, bản án không đầy đủ đối với tội phạm, và thiếu số liệu
thống kê đáng tin cậy về loại tội phạm này.Có những tội danh suốt một thời gian
dài không có xét xử, mặc dù hành vi này đang diễn ra ở nhiều địa phương,nhất là
các vùng dân tộc ít người ở các bản làng xa xôi.
2.3. Nguyên nhân và giải pháp 2.3.1. Nguyên nhân
Do chính sách pháp luật về hình sự của Nhà nước đề ra những vấn đề liên
quan đến án lệ được quy định và áp dụng một cách chậm chạp làm cho việc áp
dụng pháp luật trở nên thụ động, khô cứng, máy móc, thiếu sự vận dụng vào thực
tiễn sinh động của khách quan. Do hiểu biết của người dân vẫn còn hạn chế, những
người tuy là nạn nhân của sự bất bình đẳng nhưng họ chưa mạnh dạn tự tin để đấu
tranh chống lại bởi họ nghĩ rằng cùng là gia đình nên cúi mình nhẫn nhịn sự gia
trưởng và các hành động bạo lực vì tưởng rằng sự nhẫn nhịn trên là để bảo vệ cho
hạnh phúc gia đình không bị đổ vỡ. Đặc biệt là ở cấp cơ sở nhiều địa phương vẫn
chưa quan tâm, chưa quyết liệt trong nhiệm vụ xử lý các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình. 8 2.3.2. Giải pháp i.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự. ii.
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm và sự quan tâm của Nhà nước và xã hội
đối với những người làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình. iii.
Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm
nâng cao hiểu biết về việc ngân chặn phòng ngừa các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình. C.KẾT LUẬN
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho chế độ
hôn nhân và gia đình về cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện, tổ chức tảo hôn, mang thai hộ,v.v.. Nhận
thức đúng đắn về pháp luật và luật hình sự về hôn nhân và gia đình góp phần tạo
dựng những mối quan hệ tốt đẹp và nâng cao ý thức gìn giữ phong tục, đạo đức,
chuẩn mực với xã hội. Do đó tầm quan trọng của nó đòi hỏi các cấp, các ngành và
toàn xã hội phải chung tay nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa
đối với loại tội phạm này để đất nước ngày một tươi đẹp và phát triển. 9