Tóm tắt bài học các chương và câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenikaa
Quan điểm nào lý giải sự ra đời của Nhà nước là do đấng siêu nhiên bên ngoài (thần linh, thượng đế) tạo ra? Nhà nước thu thuế để làm gì? Làm rõ hình thái kinh tế-xã hội nào dưới đây chưa có Nhà nước? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
Pháp luật đại cương
1.1.1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC • Thuyết thần học
• Thuyết khế ước xã hội • Thuyết gia trưởng • Thuyết Mac-lenin Thuyết Thần Học
Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Do
vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên và đương nhiên . Quyền lực
của nhà nước là vĩnh cửu và sự tuân theo quyền lực nhà nước là
cần thiết và tất yếu.
Đại biểu của thuyết này: Luther, Bossuet, Calvin, Langnet, Althisus, … Thuyết Gia Trưởng
Nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia
trưởng, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người; vì
vậy cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền
lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền lực gia trưởng của
người đứng đầu gia đình.
Đại biểu thuyết này: Aristotle, Bodin, More,… Thuyết khế ước xã hội
Nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) được ký kết giữa
những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà lOMoARcPSD|47231818
nước. Vì vậy, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong
xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ
họ, bảo vệ lợi ích của họ.
Đại biểu thuyết này: Aristotle, Bodin, More,… Thuyết Mãc- lenin
Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cữu, bất biến.
Nhà nước là phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.
Chế độ cộng sản nguyên thủy và quyền lực thị tộc:
• Cơ sở kinh tế: sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải.
• Tổ chức xã hội:
▪ Thị tộc: được tổ chức theo huyết thống, quyền lực mang tính xã hội; ▪ Bào tộc; ▪ Bộ lạc;
▪ Liên minh bộ lạc
Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện nhà nước
3 lần phân công lao động xã hội
• Chăn nuôi phát triển mạnh, tách ra khỏi trồng trọt
• Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp
• Thương nghiệp phát triển
Sự xuất hiện của nhà nước
• Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và vào lúc nào mà ở đó đã xuất hiện
sự phân chia xã hội thành giai cấp.
• Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội. lOMoARcPSD|47231818
Câu 1: Quan điểm nào lý giải sự ra đời của Nhà nước là do đấng siêu nhiên
bên ngoài (thần linh, thượng đế) tạo ra? A. Thuyết thần học. B. Thuyết gia trưởng.
C. Thuyết khế ước xã hội.
D. Học thuyết Mác – Lênin
1.1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC Khái niệm
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt,
nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị Đặc điểm:
• Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
• Phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
• Có chủ quyền quốc gia
• Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật
• Ban hành và tổ chức thu thuế
( Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước ) Câu 2: Nhà nước thu thuế để làm gì? A. Chứng tỏ
quyền lực của Nhà nước.
B. Phục vụ cho hoạt động chi tiêu công của Nhà nước.
C. Phục vụ cho hoạt động từ thiện
1.1.3. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
a. Tính giai cấp : Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này
đối với giai cấp khác.
b. Tính xã hội : Nhà nước giải quyết các công việc mang tính xã hội,
phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.
Chức năng của Nhà nước: Là những phương diện, những mặt
hoạt động cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ
đặt ra trước Nhà nước Phân loại: • Đối nội • Đối ngoại lOMoARcPSD|47231818 Đối nội Đối ngoại
Những mặt hoạt động chủ yếu của nhà Vai trò của nhà nước trong quan hệ
nước trong nội bộ một nước • Tổ chức với các nước và các dân tộc khác
và quản lý nền kinh tế; • Tổ chức và •
Phòng thủ đất nước;
quản lý nền văn hóa, giáo dục, khoa •
Thiết lập quan hệ ngoại giao học - công nghệ; với các quốc gia khác.
• Giữ vững an ninh, chính trị, trấn áp
sự phản kháng của giai cấp đối kháng;
• Bảo vệ trật tự pháp luật và quyền
lợi của giai cấp cầm quyền
Hình thức thức hiện chức năng của nhà nước: hình thức pháp lý
• Xây dựng pháp luật; • Chấp hành pháp luật;
• Bảo vệ pháp luật.
1.1.4. CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
Khái niệm: Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc
thù của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát
triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Các kiểu nhà nước: Chiếm hữu nô lệ Phong kiến Tư sản Xã hội chủ nghĩa
Kiểu Nhà nước Chiếm hữu nô lệ Phong kiến Tư sản Xã hội chủ nghĩa Chế độ sở hữu Chế độ sở
Quan hệ sản Quan hệ sản của chủ nô đối hữu của chủ xuất tư bản xuất dựa trên với tư liệu sản nô đối với tư chủ nghĩa chế độ công xuất, sản phẩm
liệu sản xuất, dựa trên chế hữu về tư liệu Cơ sở kinh tế lao động và
sản phẩm lao độ tư hữu tư sản xuất - quan người nô lệ động và bản về tư hệ sản xuất xã người nô lệ.
liệu sản xuất hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD|47231818 và bóc lột giá trị thặng dư.
2 giai cấp chính: 2 giai cấp 2 giai cấp 2 giai cấp chủ nô - nô lệ;
chính: địa chủ chính: tư sản chính: công
ngoài ra, thợ thủ - nông dân; - vô sản; nhân - thiểu số
Tổ chức xã hội công, người lao ngoài ra, thợ ngoài ra, chống đối; động tự do khác. ngoài ra, nông thủ công, nông dân, thương tiểu tư sản, dân, nhân dân nhân… lao động… trí thức…
Câu 3: Cơ sở phân chia các kiểu Nhà nước? A. Chế độ kinh tế. B. Chế độ chính trị.
C. Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội
1.1.5. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
Khái niệm: Hình thức Nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và
những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước: a. Hình thức chính thể b. Hình thức cấu trúc c. Chế độ chính trị
Hình thức chính Là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan
thể :
tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan
hệ cơ bản của các cơ quan đó lOMoARcPSD|47231818
Hình thức cấu Cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nước theo
trúc :
lãnh thổ, mối quan hệ giữa các chủ thể của lãnh thổ đó
của quyền lực nhà nước. Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang • 1 chính quyền TW; • 1 chính quyền TW;
• Chính quyền địa phương là các
• 2 hoặc nhiều nhà nước thành
đơn vị hành chính phụ thuộc viên hợp thành.
Chế độ chính trị : Hệ thống các nguyên tắc, phương thức, biện pháp mà các cơ
quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước
Chế độ chính trị gồm
Chế độ (Phương pháp) dân chủ: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Chế độ (Phương pháp) phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, cực quyền Câu hỏi ôn tập:
Câu 1 : Các nhà nước đều có chức năng nào dưới đây?
A. Đối nội và đối ngoại lOMoARcPSD|47231818
B. Tổ chức và quản lý nền kinh tế
C. Thiết lập mqh ngoại giao
D. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Câu 2: Làm rõ hình thái kinh tế-xã hội nào dưới đây chưa có Nhà nước?
A. Hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa
B. Hình thái kte-xh chủ nghĩa
C. Hình thái kte-xh chiếm hữu nô lệ
D. Hình thái kte-xh cộng sản nguyên thủy
1.2.2. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhà nước thống nhất các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm
2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp
năm 2013: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2. Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; …”
Nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Điều 5 Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc
gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam…”
Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên
thế giới. Điều 12 Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt lOMoARcPSD|47231818
Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ptr.
Câu 4: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất nào? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất nhân đạo.
D. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
1.2.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
• Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân.
• Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
• Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối
với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được hiểu là? A. Đảng
xây dựng pháp luật để các cơ quan nhà nước thực thi.
B. Chỉ các đảng viên mới là người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
C. Đảng xây dựng chủ trương, nhà nước cụ thể hóa các chủ trương đó. lOMoARcPSD|47231818
1.2.4. CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.2.4. CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong quan hệ đối
nội và đối ngoại, là người đứng đầu cơ quan hành pháp
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp
Câu 6: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong bộ máy Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào? A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước. lOMoARcPSD|47231818
C. Thủ tướng chính phủ. D. Quốc hội
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam thì khẳng định nào sau đây đúng:
A.Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
B. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đại diện cho
nhân dân ở địa phương.
C.Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành
D. Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Câu 2: Bộ giáo dục và Đào tạo trong bộ máy nhà nước Việt Nam là cơ quan thuộc:
A. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
B. Hệ thống cơ quan Kiểm sát
C. Hệ thốg cơ quan quyền lực nhà nước
D. Hệ thống cơ quan Xét xử
Câu hỏi thường gặp:
Thuyết thần học quan niệm nhà nước ra đời do nguyên nhân?
Trả lời: Theo quan niệm của thuyết thần học, Nhà nước là do thượng đế sáng
tạo ra để bảo vệ trật tự chung.
Thuyết khế ước xh quan niệm nhà nước ra đời do nguyên nhân nào?
Trả lời: Theo quan niệm của thuyết khế ước xã hội, Nhà nước là kết quả của
một khế ước ( Hợp đồng ) được ký kết giữa những con người sống trong
trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Các đặc điểm cơ bản của nhà nước là gì?
• Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
• Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vi hành chính lãnh thổ
• Nhà nước có chủ quyền quốc gia
• Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật
• Nhà nước ban hành và tổ chức thuế lOMoARcPSD|47231818
Bản chất của nhà nước CHXHCN việt nam
• Nhà nước pháp quyền XHCN
• Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
• Nhà nước thống nhất các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam
• Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới.
Nguyên tắc pháp chế XHCN được hiểu là gì?
Trả lời: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nhà nước CHXH Việt Nam là cơ quan nào?
Trả lời: Quốc hội, vì Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhận chuyển giao quyền lực trực tiếp từ nhân dân
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
2.1.1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
Theo thuyết thần học:
• “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm -
Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ
những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người
yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.”
• Vua Hammurabi (trị vì khoảng 1796 TCN – 1750 TCN) tin tưởng rằng ông
được các vị thần lựa chọn để đưa luật pháp tới thần dân Babylon thời đó.
Theo thuyết Mac-lenin: lOMoARcPSD|47231818
• Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng lịch sử cùng xuất hiện, cùng tồn tại,
cùng phát triển và cùng tiêu vong.
• Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân
làm xuất hiện pháp luật
Câu 1: Quan điểm nào lý giải sự ra đời của Pháp luật là do đấng siêu
nhiên bên ngoài (thần linh, thượng đế) tạo ra? A. Thuyết thần học. B. Thuyết gia trưởng.
C. Thuyết khế ước xã hội.
D. Học thuyết Mác – Lênin
2.1.2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT Tính giai cấp Giá trị xã hội
Câu 2: Giá trị xã hội của pháp luật thể hiện ở điểm nào?
A. Pháp luật biểu thị ý chí của giai cấp thống trị.
B. Pháp luật là thước đo của hành vi con người.
C. Pháp luật phản ánh trình độ văn minh của dân tộc.
THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT lOMoARcPSD|47231818
Tính quy phạm phổ biến Tính bắt buộc chung
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT
Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội Chức năng giáo dục
Câu 3: Tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện qua điểm nào?
A. Pháp luật áp dụng đối với mọi thành viên trong toàn xã hội.
B. Pháp luật do nhà nước ban hành.
C. Pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định.
D. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung.
2.1.3. CÁC KIỂU PHÁP LUẬT VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
Khái niệm: Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc
thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát
triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Các kiểu pháp luật:
Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ
Kiểu pháp luật phong kiến
Kiểu pháp luật tư sản
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
Khái niệm: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị nâng ý chí
của giai cấp mình lên thành luật.
Các hình thức pháp luật: Tập quán pháp Tiền lệ pháp / Án lệ
Văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật:
Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định, chứa đựng có quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội. lOMoARcPSD|47231818
Câu 5: Hình thức pháp luật nào là hình thức chủ yếu ở Việt Nam? A. Tập quán pháp. B. Tiền lệ pháp. C. Án lệ.
D. Văn bản quy phạm pháp luật.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Pháp luật xuất hiện là do yếu tố nào?
A. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
B. Xuất phát từ những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo trong xã hội. C. Nhà nước đặt ra
D. Xuất phát từ ý chí của giai cấp thống trị trong xã
CHƯƠNG 3 : VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Khái niệm quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung, được biểu thị
bằng hình thức nhất định, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện,
nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Cấu thành của quy phạm pháp luật: là những bộ phận hợp thành nên quy phạm pháp luật.
3.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Giả định : Bộ phận nêu lên (dự liệu) điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời
sống và khi chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó sẽ phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. lOMoARcPSD|47231818
Quy định: Bộ phận nêu lên cách xử sự mà các chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn
cảnh quy phạm pháp luật đã giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Chế tài: Bộ phận dự kiến về những biện pháp được áp dụng đối với chủ đề khi ở vào
điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật đã giả định mà không thực hiện đúng quy
định của quy phạm pháp luật
3.1.3. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh
Quy phạm pháp luật dứt khoát
Quy phạm pháp luật không dứt khoát Quy phạm pháp luật hướng dẫn.
2. Căn cứ vào cách thức xử sự.
Quy phạm pháp luật cấm đoán
Quy phạm pháp luật mệnh lệnh
Quy phạm pháp luật tùy nghi lOMoARcPSD|47231818
3. Căn cứ vào cách thể hiện nội dung
Quy phạm pháp luật định nghĩa
Quy phạm pháp luật điều chỉnh
Quy phạm pháp luật bảo vệ
3.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Đặc điểm
• Văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành. Việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
• Nội dung văn bản quy phạm pháp luật chứa các quy phạm pháp luật.
• Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 1: Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Luật giáo dục được Quốc hội thông qua.
B. Thư chúc tết của Chủ tịch nước.
C. Quyết định trao tặng học bổng của Hiệu trưởng trường ĐH Phenikaa.
D. Công điện phòng chống bão lụt của Chủ tịch UBND tỉnh.
3.2.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA lOMoARcPSD|47231818 VIỆT NAM
3.1.3. HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CỦA VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT lOMoARcPSD|47231818
3.1.3. HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
• Nguyên tắc áp dụng từ thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực;
• Nguyên tắc áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn;
• Nguyên tắc áp dụng văn bản được ban hành sau;
• Nguyên tắc áp dụng hiệu lực trở về trước có lợi cho đối tượng;
• Nguyên tắc áp dụng không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế;
• Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung; Câu 2:
Hiệu lực theo thời gian được xác định như thế nào? A. Từ thời điểm
phát sinh hiệu lực của văn bản.
B. Từ khi chấm dứt hiệu lực của văn bản.
C. Từ thời điểm văn bản được ký ban hành.
D. Từ thời điểm phát sinh hiệu lực đến khi khi chấm dứt hiệu lực của văn bản. lOMoARcPSD|47231818
CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
4.1.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong
đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.
4.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
QHPL là quan hệ có tính ý chí.
QHPL có tính cụ thể, xác định.
QHPL có nội dung biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ.
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng với quan hệ pháp luật? A.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm xã hội điều chỉnh B.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm tập quán điềuchỉnh. C.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm đạo đức điều chỉnh. D.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điềuchỉnh. lOMoARcPSD|47231818
4.2. CẤU THÀNH CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
4.2.1. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Chủ thể của quan hệ pháp luật là các cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên
tham gia quan hệ pháp luật có các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy phạm pháp luật.
4.2.2. KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ đó.