Quiz: TOP 80 Câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ năng bán hàng (Có đáp án) | Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Câu hỏi trắc nghiệm
Sự di chuyển dọc đường cầu do: Giá của hàng hoá được xét.
Sự di chuyển dọc đường cầu do: Giá của hàng hoá được xét.
Sự dịch chuyển đường cầu do: Tất cả các ý trên đều đúng (Giá của hàng hoá liên quan ; Thị hiếu của người mua ; Thu nhập của người tiêu dùng).
Sự di chuyển dọc đường cung : Giá của hàng hoá được xét.
Sự di chuyển dọc đường cung : Giá của hàng hoá được xét.
Sự dịch chuyển dọc đường cung : Giá của hàng hoá được xét.
Sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường do : 6 trường hợp từ phía cung, cầu.
Theo quan niệm cổ điển thì bán hàng là bán hàng chính là hoạt động trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán đối với người mua để đổi lại từ người mua tiền, các phẩm hoăc giá trị trao đổi đã được thỏa thuận.
Quan điểm: “Bán hàng là một hình thức giới thiệu trực tiếp về hàng hóa, dịch vụ thông qua sự trao đổi, trò chuyện với người mua tiềm năng để bán được hang” là quan điểm của: Philip Kotler.
Bán hàng được coi như một nghề khi: Tất cả các ý trên đều đúng (Công việc có tính ổn định ; Mang lại thu nhập cho người thực hiện ; Trong thực hiện có những tiêu chuẩn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện).
Tính tới nay, lịch sử bán hàng trải qua 5 thời kỳ.
Theo Philip Kotler: Sự thỏa mãn chính là sự hài lòng hay sự thất vọng của khách hàng khi họ so sánh những gì nhận được từ sản phẩm với những gì họ mong đợi.
Vai trò của hoạt động bán hàng đối với nền kinh tế : Tất cả các ý trên đều đúng (Nếu hàng hóa không được bán ra, nó sẽ tồn tại trong kho ; Bán hàng tạo ra các tiện ích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ; Bán hàng làm tăng tổng cầu).
Vai trò của hoạt động bán hàng đối với doanh nghiệp là : Tất cả các ý trên đều đúng (Bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp thông qua thực hiện chức năng luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu ; Bán hàng còn là nghiệp vụ quan trọng thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp: lợi nhuận, vị thế, sự an toàn trong kinh doanh ; Nhân viên bán hàng là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng).
Đối với người tiêu dùng và bản thân người bán hàng : Tất cả các ý trên đều đúng (Bán hàng sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ; Bán hàng là công việc tạo nên thu nhập cho người bán hàng ; Bán hàng giúp người bán hàng được phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ qua những kinh nghiệm bán hàng và hoạt động đào tạo kỹ năng bán hàng của doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan).
Cơ hội của nghề bán hàng : Tất cả các ý trên đều đúng (Khen thưởng về tài chính ; Cơ hội chứng tỏ bản thân ; Cơ hội thăng tiến).
Thách thức của nghề bán hàng : Mơ hồ về vai trò.
Bán hàng được phân loại thành bán sỉ và bán lẻ là cách phân loại: Theo quy mô bán hàng.
Những nhiệm vụ của người bán hàng dưới đây là đầy đủ nhất: Tiếp nhận, đảm bảo số lượng, chất lượng của hàng hoá, trưng bày sản phẩm, kiểm kê, tư vấn bán hàng, giải quyết khiếu nại nếu có, lập báo cáo chi tiết định kỳ.
Kỹ năng bán hàng : Là sự tổng hòa của các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, thuyết phục và đàm phán.
Nhân viên bán hàng của công ty A có đam mê công việc, luôn tạo ra động lực với nghề và sẵn sàng đối mặt với khó khăn đem đến. Đây là phẩm chất năng lực của nhân viên bán hàng: Có niềm đam mê cháy bỏng muốn theo đuổi nghề.
Người bán hàng cần lưu tâm điều sau khi thực hiện khẩu hiệu “ Khách hàng là thượng đế” : Luôn luôn chu đáo với khách hàng.
Để hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng tức là cần tìm hiểu : Tất cả các ý trên đều đúng (Cách khách hàng tìm kiếm thông tin về hàng hoá ; Hành vi mua và tiêu dùng ; Các đánh giá dịch vụ sản phẩm mà khách hàng mong đợi sẽ thoả mãn các nhu cầu của họ).
Mô hình hành vi tiêu dùng xem xét nội dung: (1) các yếu tố ảnh hưởng từ người tiêu dùng; (2) các yếu tố ảnh hưởng từ nhà sản xuất; (3) sở hữu; (4) tiêu thụ và (5) loại bỏ là của: Blackwell và cs.
Theo mô hình hành vi tiêu dùng của Phillip Kotler, 2020 thì yếu tố tâm lý của người tiêu dùng: Là điều thật sự khó có thể “chạm” được đến một cách rõ ràng.
Những tố chất cơ bản hình thành nên cá tính con người : Tính cách, khí chất, năng lực.
Tính cách của con người có đặc điểm : Tính ổn định, linh hoạt, điển hình và độc đáo.
Nhận thức và phản ứng nhanh, bộc trực, mãnh liệt và thẳng thắn là biểu hiện của khí chất sau đây: Nóng nảy.
Thiếu sâu sắc, dễ xuất hiện những thay đổi, thiếu kiên định, vội vàng, làm việc tuỳ hứng, dễ nản lòng là biểu hiện của khí chất : Hoạt bát
Điều không đúng là : Năng lực là cái bẩm sinh, có sẵn.
Khi khách hàng dựa vào người khác để ra quyết định thì đây là nguyên tắc: Nguyên tắc xã hội.
Đi qua siêu thị, khách hàng thường được mời sử dụng các sản phẩm miễn phí với kỳ vọng khách hàng có nhu cầu sẽ nghĩ tới sản phẩm đó để tiêu dùng. Đây là nguyên tắc nào khi áp dụng tâm lý trong bán hàng: Nguyên tắc đáp trả.
Người bán hàng giới thiệu, thuyết phục bán mặt hàng đắt tiền trước khi bán những mặt hàng rẻ hơn là thực hiện theo nguyên tắc nào khi áp dụng tâm lý trong bán hàng: Nguyên tắc tương phản.
Nghiên cứu cho thấy chỉ 3% khách hàng quyết định mua hàng ngay khi nhìn thấy có đến 24 nhãn hiệu mứt giới thiệu trước mặt họ, trong khi có 30% người mua ngay khi chỉ có sáu sản phẩm trước mặt. Nguyên tắc tâm lý giải thích điều này là : Nghịch lý của sự lựa chọn.
Vào 7 Elevent mua bia, nhìn thấy 2 bịch Budweiser. 1 bịch 12 lon giá $17, 1 bịch 18 lon giá $18. Không phải nghĩ, xách luôn bịch 18 lon ra tính tiền. Đây là nguyên tắc tâm lý : Hiệu ứng đồng vị.
Cần giới thiệu các tính năng của sản phẩm với khách hàng có tâm lý: Khách hàng quan tâm tới chi tiết.
Những đặc điểm tâm lý sau đây không phải là tâm lý chung của khách hàng : Khách hàng không chú trọng vào mối quan hệ.
Trong phân tích đặc điểm tâm lý một số khách hàng thường gặp bao gồm: Khách hàng là nữ giới, nam giới, trẻ em, người cao tuổi, người đau ốm.
Khách hàng trẻ em mang quyền lực nào với thị trường: Tất cả các ý trên đều đúng (Khả năng chi tiêu trực tiếp ; Khả năng ảnh hưởng tới chi tiêu của bố mẹ, người thân trong gia đình ; Trẻ em chính là thị trường tương lai của các doanh nghiệp).
Những lưu ý trong kinh doanh bán lẻ đối với khách hàng cao tuổi là : Ý a và c đúng (Nhu cầu các sản phẩm tăng cường hỗ trợ hoạt động thể thao; các sản phẩm chăm sóc làm đẹp (ngăn ngừa lão hóa) ; Sự tiện lợi).
Nếu nhiều khách hàng đến cửa hàng, người bán hàng cần: Chào hỏi khách hàng, hỏi khách hàng cần gì rồi nhanh chóng trình diện sản phẩm, gọi thêm đồng nghiệp hỗ trợ và tiếp tục quay sang phục vụ khách hàng khác.
Khi trao danh thiếp cho khách hàng, cần : Ý a và b đúng (Để danh thiếp chỗ dễ lấy nhất ; Vừa trao, vừa giới thiệu tên, vị trí và các thông tin có liên quan một cách ngắn gọn, xúc tích).
Khi nhận danh thiếp của khách hàng, không nên: Vừa nhận cho ngay vào túi quần.
Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, không nên chỉ trích đối thủ cạnh tranh.
Trong nhận dạng nhu cầu khách hàng, câu hỏi mở sử dụng khi: Tìm hiểu thêm các thông tin từ phía khách hàng.
Trong nhận dạng nhu cầu khách hàng, câu hỏi đóng sử dụng khi: Khi cuộc thảo luận đã rất rõ ràng.
Câu hỏi: “Máy này có thể chụp liên tục 3 ảnh/giây và lưu trữ lên tới 128 GB. Ông nghĩ sao về tính năng này?” Đây loại câu hỏi: Câu hỏi khẳng định.
Câu hỏi: “Gia đình mình có bao nhiêu thành viên? Đây loại câu hỏi:
Khi người bán hàng sử dụng những khách hàng hài lòng để thuyết phục người mua về tính hiệu quả của những sản phẩm đang được chào bán. Người bán hàng đang sử dụng cách trình bày và giới thiệu: Bán hàng có dẫn chứng.
Khi người bán hàng sử dụng những bảo đảm về độ tin cậy của sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và việc giao hàng có thể củng cố thêm lòng tin ở người mua và giảm bớt chi phí cho khách hàng nếu có gì không may xảy ra. Người bán hàng đang sử dụng cách trình bày và giới thiệu: Bảo đảm.
Trong trường hợp khách hàng định mua sản phẩm tại những đơn vị cung cấp cũ thì chiến lược cuối cùng nhằm làm giảm bớt nguy cơ đó là người bán nên sử dụng phương pháp trình bày và giới thiệu ra sao nếu khách hàng đó thực sự quan trọng, là : Mua thử.
Khi khách hàng chỉ trích, người bán hàng lắng nghe và không làm gián đoạn để: Ý a và b (Khách hàng cảm thấy được tôn trọng ; Người bán có thêm thông tin để đồng ý hay phản biện).
Nhiều tình huống khách hàng đưa ra những luận điểm quá vô lý thì cũng cần có quan điểm dứt khoát bằng cách bác bỏ lập luận đó.
Khách hàng chỉ trích vì: Ý a và b (Cần thêm thông tin về sản phẩm ; Người mua chưa được thuyết phục).
Sau đây là ứng xử của người bán hàng khi khách hàng chỉ trích : Tất cả các ý trên đều đúng (Lắng nghe và không làm gián đoạn ; Đồng ý và phản biện ; Từ chỗi thẳng thừng).
Một khách hàng có thể nói là họ không thích dáng vẻ của sản phẩm, hay rằng sản phẩm không có chất lượng tốt. Trong tình huống này, người bán nên hỏi lại bản chất của lời chỉ trích nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang nêu ra. Ứng xử này là: Hỏi vặn lời chỉ trích.
Khi người bán hàng không những tiên liệu lời chỉ trích và trù liệu cách chống đỡ mà ngược lại còn nêu lên một chỉ trích như là một phần của cách trình bày chào hang. Ứng xử này của người bán hàng là: Ngăn chặn lời chỉ trích.
Khi kết thúc chào bán, người bán hàng thường dùng kỹ thuật: Tất cả ý trên đều đúng (Yêu cầu khách hàng đặt hàng ; Kết thúc bằng một đề nghị khác ; Kết thúc khi có lời chỉ trích).
Địa điểm bán hàng hợp lý là: Tất cả các ý trên đều đúng (Hợp túi tiền ; Địa điểm có vị trí sầm uất, thuận tiện giao thông, khu dân cư hoặc nhiều người qua lại ; Trước cửa hàng hay địa điểm bán hàng cần có khoảng rộng rãi, có chỗ để xe phù hợp).
Tạo sự hấp dẫn của cửa hàng bằng cách: Tạo biển hiệu đẹp.
Trưng bày và sắp xếp hàng hoá nhằm : Không ý nào trên đúng.
Hàng hoá được sắp xếp thông thoáng cho sự đi lại thuận tiện, đồng thời tránh bụi bặm, khe hẹp phù hợp với hành vi đối tượng khách hàng sau đây: Khách hàng đi lại trong cửa hàng.
Hàng hóa được sắp xếp cho khách có thể nhìn được tổng thể toàn bộ cửa hàng một cách nhanh nhất, giá cả hàng hóa cần viết đúng, chính xác và rõ ràng phù hợp với hành vi đối tượng khách hàng: Khách hàng xem, nhìn ngắm hàng hóa.
Hàng hóa cần được bày ở vị trí thuận tiện cho khách lấy xem, không quá cao phù hợp với hành vi đối tượng khách hàng: Khách hàng muốn sờ, cầm hàng hóa.
Phương pháp sắp xếp, bố trí hàng hóa trong cửa hàng/địa điểm bán hang căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa về hình dáng, màu sắc hay cảm tính để sử dụng những thủ pháp nghệ thuật khác nhau trong cách sắp xếp, bố trí hàng hóa sao cho hợp lý là: Phương pháp sắp xếp nghệ thuật.
Khi trưng bày hàng hóa trong cửa hàng, nếu muốn nhấn mạnh sự mềm mại của mặt hàng đó, người bán có thể xếp chúng bên cạnh những mặt hàng cứng rắn; muốn làm nổi bật màu trắng tinh của miếng vải, có thể đặt nó bên cạnh miếng vải nhiều màu sắc, hoa văn...Phương pháp sắp xếp này là: Phương pháp tương phản.
Chào chị H, thật vui khi lại thấy chị ghé qua cửa hàng” hay “Hôm nay chị định mua sản phẩm nào ạ?” là cách chào đón khách hàng: Cách chào đón khách hàng gợi sự quen thuộc, gần gũi.
“Xin chào, cửa hàng A rất vui được tiếp đón anh/chị”, “Không biết anh/chị đang cần tìm mua sản phẩm nào, để em hướng dẫn đến khu vực sản phẩm cho mình ạ?”, “Anh/chị cần cất đồ thì có thể rẽ sang trái, phía bên đó có khu tủ giữ đồ ạ” là cách chào đón: Cách chào đón khách hàng bằng sự quan tâm.
Nhân viên bán hàng đang giới thiệu loại dầu gội này sẽ giúp khách hàng có mái tóc suôn mượt, bồng bềnh và thu hút mọi ánh nhìn của mọi người xung quanh. Đây là nghệ thuật giới thiệu: Chú trọng vào giới thiệu lợi ích của sản phẩm, dịch vụ.
Nghệ thuật thuyết phục trong bán hàng là nghệ thuật: Tất cả các ý trên đều đúng (Mô tả viễn cảnh với những điều tốt đẹp khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp/ cửa hàng ; Tâm huyết với sản phẩm, dịch vụ của mình và tỏ ra là một người am hiểu mọi ngóc ngách của sản phẩm ; Gợi sự tò mò trong khách hàng).
Quan niệm: “mỗi người tìm đến bạn là một người mua, đối xử với họ như một khách hàng và sẽ sẽ trở thành một người mua sản phẩm/dịch vụ của bạn” là điểm lưu ý khi kết thúc việc bán hàng và tiễn khách: Luôn luôn đối xử với khách hàng tiềm năng như người mua.
Trưng bày hàng hoá nhằm: Tất cả các ý trên đều đúng (Thu hút sự chú ý, tạo ra sự quan tâm ; Kích thích sự ham muốn ; Thúc đẩy quyết định mua hàng).
Khách hàng bị thu hút nhất qua giác quan: Thị giác.
Có 5 nhóm lợi ích của việc trưng bày hàng hoá.
Có 9 dạng trưng bày hàng hoá.
Có 6 kỹ thuật trưng bày hàng hoá.
Dạng sau đây không phải là dạng trưng bày sản phẩm: Trưng bày tất cả các sản phẩm cạnh nhau.
Nguyên tắc sau đây không phải nguyên tắc trưng bày sản phẩm hàng hoá: Sắp xếp hàng cạnh nhau.
Có 7 nguyên tắc trong trưng bày hàng hoá trong siêu thị.
Đâu không phải kỹ thuật trong trưng bày hàng hoá : Sắp xếp xen lẫn các ngành hàng với nhau .